Người
Việt Nam
năm ngoái nhiều lần xuống đường biểu tình phản đối việc Trung Cộng đưa giàn
khoan dầu gây tranh cãi vào khu vực mà Hà Nội tuyên bố là thềm lục địa của mình.
Thưa
quý vị, bốn thập kỷ sau cuộc chiến đẫm máu, gây ra cảnh hoang tàn và làm hàng
triệu người thiệt mạng, Việt Nam
đã đạt được những thành quả nào, và đất nước sẽ đi về đâu trong 10 hay 20 năm
nữa? VOA Việt Ngữ đã đi tìm câu trả lời trong cuộc phỏng vấn giáo sư Tương Lai,
người có thời kỳ làm cố vấn cho thủ tướng.
Trước hết, nhà nghiên cứu từng có
nhiều bài bình luận đăng trên tờ The New York Times của Mỹ đánh giá Việt Nam
trong khoảng thời gian 40 năm qua.
Giáo
sư Tương Lai: Sau 30/4/1975, Việt Nam chấm dứt chiến tranh, đi vào
hòa bình xây dựng, nhưng nào có hòa bình xây dựng được đâu. Có một nước ở sát
cạnh Việt Nam, không muốn Việt Nam trở thành một nước mạnh, sau khi đã đánh tan
những đạo quân chưa hề thua như của Pháp và Mỹ.
Cho
nên, 30/4 xong một cái, thì nó đã giục bọn Pol Pot đánh vào phía tây nam, kéo
một cuộc chiến tranh biên giới tây nam từ 76 tới 78. Trung Cộng trang bị tận
răng cho Pol Pot. Sau khi quân Pol Pot bị Việt Nam giáng cho một đòn chí mạng,
giải phóng đất nước Campuchia, thoát khỏi diệt chủng thì Đặng Tiểu Bình mượn cớ
ấy để rồi phát động chiến tranh biên giới năm 1979.
Như vậy là nó muốn cho Việt
Nam đang còn mình đầy thương tích từ chiến tranh thì nó giáng cho một đòn nữa
để củng cố quyền lực của Trung Cộng, để Việt Nam không thể ngoi dậy, tiếp tục
lớn mạnh bên cạnh một nước láng giềng khổng lồ, luôn luôn đối chọi mà muốn nuốt
chửng Việt Nam.
Vậy
thì 40 năm qua, khi người ta nói đến xây dựng, thì trước hết phải nói đến xây
dựng trong một âm mưu hết sức thâm độc của chủ nghĩa bành trướng đại Hán, mà nó
lại nhân danh cùng chung ý thức hệ xã hội chủ nghĩa. Chính vì vậy mà việc xây
dựng chủ nghĩa xã hội ấy nó gặp trở ngại hết sức lớn.
Và
trên thực tế, 40 năm vừa qua, nếu Việt Nam
so sánh với Việt Nam
thôi thì chuyện so sánh không giải quyết được. Nhưng so sánh Việt Nam với các
nước láng giềng, ví dụ như Singapore hay với một quốc gia châu Á khác mà xuất
phát điểm năm 1975 cũng không khác gì Việt Nam là Hàn Quốc thì Việt Nam tuột
hậu quá xa vì Việt Nam duy trì một mô hình kinh tế quá lạc hậu, mặc dù có cái
tên rất kêu là xã hội chủ nghĩa. Nhưng mà cũng trong 40 năm ấy, hệ thống xã hội
đã sụp đổ. Để cứu vãn, hy vọng chủ nghĩa xã hội không sụp đổ thì Tổng bí thư
Nguyễn Văn Linh đã làm một việc dại dột là sang Thành Đô để cầu cứu, muốn Trung
Cộng làm điểm tựa bảo vệ thành quả xã hội chủ nghĩa. Bắt đầu từ đấy, Việt Nam
chui vào thời kỳ bắc thuộc lần thứ hai, như cảnh báo của Ngoại trưởng Nguyễn Cơ
Thạch, người mà Trung Cộng rất căm thù.
Khi
nhìn lại 40 năm, phải thấy rằng đấy là 40 năm trong những cố gắng tối đa của
người nông dân trên đồng ruộng, công nhân trên nhà máy, của người trí thức
trong các giảng đường đại học hay trong các phòng thí nghiệm và của các doanh
nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước có những nỗ lực hết sức lớn, và đưa tới
những thay đổi khá cơ bản. Phải nói những công trình xây dựng của Việt Nam
trong 40 năm qua là đáng kể, nhưng những sự đáng kể ấy, sức lực của người lao
động vắt kiệt ra để làm điều ấy, trong lúc mức sống chưa được cải thiện đáng kể
là bao nhiêu vì mô hình chọn sai lầm, và mô hình chọn ấy nó lại chui vào cái
thòng lọng của Trung Cộng. Trung Cộng trong 40 năm ấy, đặc biệt là từ năm 90
sau hội nghị Thành Đô, thì bàn tay bẩn thỉu của Trung Cộng thò vào kinh tế Việt
Nam, chính trị Việt Nam, xã hội Việt Nam, văn hóa Việt Nam, gây nên một tác
động rất xấu.
Việt
Nam phải đau đớn mà nói rằng 40 năm qua, thời gian dài, hy sinh lớn, vất vả,
gian khổ, thành tựu có nhưng mà quá hạn hẹp, so với khả năng mà đất nước có thể
vươn lên.
VOA: Theo ông, người dân ViệtNam
hiện nay kỳ vọng gì vào đảng Cộng sản?
VOA: Theo ông, người dân Việt
Giáo
sư Tương Lai: Trên thực tế, uy tín của Đảng Cộng sản đã xuống rất thấp. Đó
là một thực tế. Bây giờ, khi nói đến những người cầm quyền hiện nay, người ta
nói tới với một giọng khinh miệt, do những thành tích mà họ đã tạo ra.
Trên
thực tế phải nói rằng hiện nay chưa có một lực lượng chính trị nào có thể thay
thế lực lượng đang cầm quyền hiện nay. Có nghĩa là chưa có một đảng chính trị
nào, chưa có một tổ chức chính trị nào có thể thay thế đảng cộng sản Việt Nam , mặc dù
đảng này đã mất uy tín trong dân. Uy tín đó, không phải dân người ta đổ đồng
làm một đâu.
Người
ta biết rõ trong những người lãnh đạo hiện nay có những kẻ nào ngu Trung, kiên
định con đường Mác – Lênin, nghĩa là kiên định cùng chung ý thức hệ với những
bọn như Tập Cận Bình, Đặng Tiểu Bình, những kẻ vào xâm lược Việt Nam .
Và
nếu kỳ này, ông Nguyễn Phú Trọng đi Mỹ mà thực hiện được ý chí, và nguyện vọng
của nhân dân, gia nhập TPP, càng sớm càng tốt để chống lại áp lực của Trung
Cộng.
Nếu
mà làm được như vậy, uy tín sẽ được lấy lại và dần dần người ta sẽ biết người
ta ủng hộ ai đem lại lợi ích cho dân tộc, đặt lợi ích dân tộc, đặt lợi ích dân
tộc lên trên hết và trước hết, chứ không phải đặt ý thức hệ giáo điều và những
lời hứa hẹn viển vông. Những người làm như thế là những người sẽ được dân ủng
hộ.
VOA: Đối
mặt với những thách thức từ Trung Cộng trên biển Đông, liệu Việt Nam có
nên nghiêng hẳn về quốc gia cựu thù Hoa Kỳ?
Giáo
sư Tương Lai: Không có kẻ thù vĩnh viễn cũng chẳng có bạn vĩnh viễn mà chỉ
có lợi ích của dân tộc là vĩnh viễn mà thôi. Việt Nam
biết quá rõ vì Việt Nam
từng là con tốt trên bàn cờ của các nước lớn.
Việt
Nam không liên minh với một
nước để chống lại một nước thứ ba nhưng Việt Nam
không nên từ bỏ quyền liên minh với ai mà giúp Việt Nam
giữ vững chủ quyền lãnh thổ trên biển, và trên đất liền của Việt Nam .
Lúc
này đây, theo tôi, cần phải dẹp bỏ những việc khác đi để bỏ bớt những chuyện
bên thắng cuộc, ai thắng, ai thua đi mà hãy nhìn vào kẻ thù trước mắt là Trung
Cộng xâm lược, là ngăn cản không để Việt Nam thoát ra khỏi cái bóng của Trung
Cộng, là những âm mưu thủ đoạn gây áp lực, chia rẽ nội bộ bằng nhiều thủ đoạn,
thì phải làm sao vạch ra được những cái đó.
VOA: Theo
ông, 10 năm hay 20 năm nữa, khi đánh dấu 50 hay 60 năm ngày kết thúc cuộc chiến
thảm khốc, Việt Nam sẽ về đâu?
Giáo sư Tương Lai: Tôi không phải là thầy bói, nên tôi không bói trước vận mệnh của dân tộc. Nhưng mà tôi khẳng định điều này, chúng ta đang sống trong thời đại mà kiểu tư duy tuyến tính lạc hậu mất rồi, vì đây là thời đại của phi tuyến tính. Trong những bước phát triển thì luôn luôn ấp ủ những bước đột phá và những bước đột phá ấy nó sẽ mở ra những cục diện mới, và không ai tiên lượng được hết. Không thể vạch ra kế hoạch 10 – 20 năm một cách chi li đâu, chỉ hướng đi thôi, vì thành tự như vũ bão của khoa học, công nghệ và diễn biến quá phức tạp của tình hình thế giới.
Giáo sư Tương Lai: Tôi không phải là thầy bói, nên tôi không bói trước vận mệnh của dân tộc. Nhưng mà tôi khẳng định điều này, chúng ta đang sống trong thời đại mà kiểu tư duy tuyến tính lạc hậu mất rồi, vì đây là thời đại của phi tuyến tính. Trong những bước phát triển thì luôn luôn ấp ủ những bước đột phá và những bước đột phá ấy nó sẽ mở ra những cục diện mới, và không ai tiên lượng được hết. Không thể vạch ra kế hoạch 10 – 20 năm một cách chi li đâu, chỉ hướng đi thôi, vì thành tự như vũ bão của khoa học, công nghệ và diễn biến quá phức tạp của tình hình thế giới.
Tôi
nghĩ Việt Nam nếu dám đi đúng con đường mà thế giới đang đi, có nghĩa là dựa
vào thành tựu của văn minh, khoa học và kỹ thuật, dựa vào một thể chế dân chủ,
nhân quyền và tiến bộ trên cái nền kinh tế, thị trường tiến bộ thì Việt Nam có
thể đạt được nhiều thành tựu hơn nữa.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.