Không
nhớ rõ năm nào của đầu thập niên 80 thế kỷ trước, với cây guitar, tôi hát bài
này trước lớp trong môt giờ họp với thầy chủ nhiệm.
Thầy
không biết tôi sẽ hát bài gì, đến khi tôi bắt đầu hát bài “Chờ nhìn quê hương
sáng chói” của Trịnh Công Sơn thì đột nhiên thầy tỏ ra e ngại thấy rõ. Hát vừa
xong cũng là lúc thầy nhẹ nhàng bảo: “lần sau em không được hát những bài nhạc
phản động như thế nữa”.
Thật
sự không giận thầy vì biết rằng nhạc miền Nam, dù là nhạc “phản chiến” của
Trịnh Công Sơn mà khi chính quyền chưa cho phép thì cũng là nhạc phản động. Dù
vậy chẳng hiểu sao mình vẫn mang cái cảm giác ấm ức sau chừng ấy năm mỗi khi
nhớ lại.
Lời nhạc của Trịnh Công Sơn (trái) nói về chiến tranh và khát vọng hòa bình
Cái
mong chờ của Trịnh Công Sơn, theo nhiều người, dường như đã đến và đã qua đi
được 40 năm.
Cũng
trong những ngày đó, chính Trịnh Công Sơn là người hân hoan lên đài phát thanh
Sài Gòn hát bài "Nối Vòng Tay Lớn" để chào mừng cái ngày ông hằng chờ
mong. Và bây giờ, như một điệp khúc tồi tệ, 30/4 lại về.
Chỉ
một tờ lịch mà có đủ khả năng khơi dậy bao loại cảm giác cho bao nhiêu triệu
con người Việt Nam
của cả hai phía thắng thua. Giữa bao cảm xúc, giữa bao câu chuyện của những
người trong thế hệ trực tiếp ảnh hưởng bởi ngày này là những câu hỏi chen lẫn
những tiếng kêu gọi Hòa hợp Hòa giải dân tộc. Nên chăng và đến bao giờ?
Tôi
nhớ lại cái cảm giác xúc động và mừng vui khi được xem TV chiếu trực tiếp cảnh
dân chúng đạp đổ bức tường Berlin
tháng 11 năm 1989.
Là
người vừa thoát khỏi chế độ cộng sản Việt Nam chưa đầy một năm trước đó và đã
từng được theo dõi cuộc tàn sát đẫm máu sinh viên Trung cộng bởi chính quân đội
“nhân dân” Trung cộng trong sự kiện Thiên An Môn tháng Tư 1989, lẽ đương nhiên
tôi cảm thấy phấn khích trước một điều dường như không tưởng vào thời điểm đó:
ngày cáo chung của Chủ nghĩa CS đã bắt đầu.
Không
ai có thể nghĩ rằng Liên xô và khối XHCN lại có thể sụp đổ, sụp đổ chỉ trong
một thời gian ngắn với rất ít máu rơi như thế. Và lẽ đương nhiên, tôi liên
tưởng và hy vọng cho một Việt Nam .
Tôi chờ, lại chờ…!
Nước
Đức và Việt Nam
25
năm sau, tôi được đặt chân tới Berlin .
Tới phần còn lại của bức tường lịch sử, tới Checkpoint Charlie, đi ngang nơi lá
cờ cuối cùng của Kremlin vẫn còn được treo và được thăm nhiều nơi khác trong
thành phố nổi tiếng này. Và niềm xúc động của ngày xưa lại về dù lần này mùi vị
có hơi khác trước. Tôi may mắn có dịp đi đến nhiều nơi trong nước Đức và tôi
thực sự ngưỡng mộ và ganh tỵ với dân tộc này.
25
năm thống nhất Đông Tây, nước Đức đã trở thành một quốc gia với nền kinh tế
đứng thứ tư thế giới, một thiên nhiên tuyệt đẹp, một môi trường trong lành. Tôi
chưa hề nghe ở nước Đức có sự phân biệt giữa Đông và Tây, giữa những người “Bên
Thắng Cuộc” và “Bên Thua Cuộc”.
Bà
Angela Merkel, xuất thân là một người Đông Đức và từng là thành viên của Đoàn
Thanh Niên CS, thành viên của Đảng CS, bây giờ là vị Thủ tướng xuất sắc của
nước Đức thống nhất.
Và
tôi tự hỏi, nếu như đổi lại lịch sử, một nước Đức thống nhất nhưng “Bên Thắng
Cuộc” là nước Đức Cộng sản thì sẽ thế nào. Sẽ có bao nhiêu ngàn người đi cải
tạo? Bao nhiêu ngàn gia đình ly tán, bao nhiêu người trẻ sẽ phải lớn lên trong
sự dối trá, thờ ơ, trong sự e sợ trấn áp, hù dọa của chính quyền, bao nhiêu cái
đầu non nớt sẽ bị tẩy rửa… như Việt Nam của tôi sau ngày “Thống nhất”?
Không
diễu binh, không tuần hành, không cờ quạt, không đổ tiền vào những “hội thảo
cấp nhà nước” để “đào sâu thêm ý nghĩa lịch sử của ngày thống nhất”, vị Thủ
Tướng Đức chỉ có một bài diễn văn ngắn gọn mà cảm động: “…It was a day that
showed us the yearning for freedom cannot be forever suppressed – Đó là một
ngày cho chúng ta thấy niềm khát vọng cho tự do không thể bị đè bẹp mãi
mãi".
Chính
phủ Việt Nam, với bao nhiêu công văn, nghị định… về “chủ trương Hòa Hợp Hòa
Giải” đã thực sự đi đến đâu sau 40 năm?
Sẽ
chẳng đến đâu khi lời nói không đi đôi với việc làm, khi cứ tiếp tục mang cái
vênh vang của kẻ chiến thắng gí vào mặt những người mà cuộc đời đã bị tù đày,
ly tán, bị hoàn toàn đảo ngược sau cuộc chiến?
Và
nếu như có những tiếng nói phản đối thì lại khoác cho họ cái áo choàng của lòng
thù hận, của “thế lực thù địch điên cuồng chống phá Việt Nam ”, của “bọn
chống cộng”...
Những
người lính của 40 năm trước nay đã mất đi nhiều, trong số đó có ba tôi, dượng
tôi. Phần lớn những ngưòi còn sống thì họ cũng đã già đi nhiều và cùng với tuổi
già thì hầu như ai cũng sẽ khoan dung hơn.
Nếu
nói rằng họ mang niềm thù hận cho cái biến cố năm 1975 thì có lẽ rất ít trong
số họ còn mang cái nỗi niềm đó trong đời lưu vong ở xứ người. Cứ cho rằng họ
chống đối vì thù hận thua cuộc là một nhận định cũ rích cho ta thấy Chính quyền
Việt Nam
mới là kẻ sống trong quá khứ.
Vì
sao? Vì họ quên hoặc cố tình lờ đi rằng cái vấn đề chính là sự khác biệt trong
ý thức hệ. Họ không nhìn ra được những sự thay đổi của cả hai phía sau thời
gian 40 năm.
Năm
1975, dưới chiêu bài “giải phóng thống nhất đất nước”, họ đã thắng và mục đích
thật sự là đem CNCS bao trùm toàn cõi Việt Nam để xây dựng một “thiên đường
XHCN”. 40 năm qua, họ xây dựng cái thiên đường này như thế nào?
Họ
đem cả một dân tộc đi thí nghiệm ra làm sao? Nhìn vào Việt Nam bây giờ, ta
không thể phủ nhận rằng nhiều thứ đã thay đổi: nhà cửa, đường sá, cầu cống, sức
ăn sức nhậu… Không thay đổi sao được khi nguồn tài nguyên của một đất nước từng
tự hào là “rừng vàng biển bạc” đang bên bờ cạn kiệt chỉ sau bấy nhiêu năm?
Không
khá lên sao được khi nguồn viện trợ của “những kẻ chống phá đất nước” hàng năm
lên đến 12 tỷ đô-la trong lúc chính quyền VNCH chỉ cần có 350 triệu đô trong
những năm tháng cuối để giữ vững cuộc chiến mà bị Mỹ từ chối?
Đàng
sau cái hào nhoáng bên ngoài của những thay đổi vừa nói là một sự thật còn đáng
sợ hơn: Chủ nghĩa , một sự liên kết tuyệt hảo giữa nền độc tài chuyên
chế của CNCS và sự bóc lột ghê sợ của CNTB sơ khai tạo nên một môi trường tuyệt
vời cho tầng lớp cầm quyền.
Về
mặt Tư bản, họ tha hồ làm giàu, bóc lột tài nguyên và con người một cách bất
chính mà không phải e sợ luật pháp vì họ ở bên trên luật pháp, bao che bởi luât
pháp.
Về
mặt Đỏ: Chính thể chuyên chế thì bịt miệng, gieo rắc sợ hãi, cầm tù ngược đãi
mọi tiếng nói phản đối. Việt Nam
sau 40 năm đang hướng đến mô hình của nước Nga Putin.
Xã
hội lý tưởng
Những
người Việt ở Hải ngoại thì sao? Bao nhiêu năm trước họ dùng xương máu đấu tranh
cho một nền công hòa non trẻ.
Thất
trận, họ bỏ xứ ra đi bằng nhiều cách và phần lớn đến sống ở những nước Tư bản
dân chủ. Nếu như xưa kia họ đấu tranh cho một lý tưởng còn khá mơ hồ thì bây
giờ họ được sống ngay trong chính cái xã hội lý tưởng đó.
Một
xã hội dù đương nhiên là không hoàn hảo nhưng vẫn đủ để họ ước mơ và muốn đấu
tranh cho những người còn ở lại trên quê hương cũng được sống trong một xã hội
tôn trọng quyền con người như vậy.
Trong
những người tôi quen biết, không một ai mong về Việt Nam làm ông nọ bà kia.
Con
cái, tương lai họ ở đây. Họ lên tiếng không phải thuần túy do thù hận mà vì họ
là những người còn biết thao thức, lo lắng cho quê hương và lẽ ra Việt Nam phải cảm ơn
họ vì chí ít họ còn biết quan tâm đến quê hương đất nước.
Hãy
nên lo lắng về cái ngày không xa trong tương lai, khi mà thế hệ thứ hai, thứ ba
của người Việt hải ngoại không biết gì về quê hương. Khi đó, có lẽ tiếng nói
chống đối từ bên này sẽ tắt vì Việt Nam là một đất nước xa lạ với chúng.
Khi
đó, cái “indifference”, cái sự thờ ơ sẽ thế chỗ và cùng với nó là sự cạn kiệt
của món tiền 12 tỷ/năm cộng với khối chất xám khổng lồ.
Vì
thế, bao giờ còn chưa có Dân chủ ở Việt Nam, chừng nào những tiếng nói phản
biện ở Việt Nam còn bị đặt vào cảnh lưu vong ngay trên chính quê hương mình thì
chừng đó chuyện Hòa Hợp Hòa Giải còn là điều viễn vông.
Viết
đến đây chợt nghĩ lại: xưa thầy la mình hát bài hát “phản động” là đúng. Bức
tường Berlin
không tự đổ sụp nếu dân Đức cũng cứ ngồi chờ. Thay đổi không tự nó đến và cái
giá của Tự do không hề là miễn phí.
Nếu
cả một dân tộc đều chỉ biết ngồi chờ, từ tôi, anh, người mẹ, anh lính, ngưòi
tù… đều ngồi chờ thì cái ngày được nhìn quê hương sáng chói sẽ còn bao nhiêu
lần của 40 năm?
Không
thể cứ mãi ngồi chờ, Việt Nam !
Đoàn
Xuân Tuấn
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.