Cuộc
chiến Việt Nam, cũng được sử gia nước ngoài gọi là Cuộc chiến Đông Dương lần
hai, thường được tính bắt đầu từ 1959 hay 1960 với các hoạt động du kích ở miền
Nam Việt Nam và Lào, và kết thúc ngày 30/4/1975.
Đánh
dấu 40 năm ngày kết thúc chiến tranh, 10 dữ kiện quan trọng liên
quan cuộc chiến Việt Nam
và quan hệ Việt – Mỹ.
Chiến
tranh Lạnh: Việt Nam Cộng Hòa phụ thuộc viện trợ quân sự và kinh tế của
Mỹ, còn Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa được Liên Xô và Trung Quốc giúp đỡ.
Số
lượng quân đội: Hơn 2.5 triệu lính Mỹ phục vụ ở Việt Nam – năm cao
điểm là 1968 với 536.000 người. Năm 1973, khi Mỹ rút, ước tính quân lực Việt
Nam Cộng Hòa là khoảng 700.000, còn Quân đội Nhân dân Việt Nam khoảng 1 triệu.
Số
người chết: Hơn 58.000 người Mỹ và ít nhất 1.1 triệu người Việt thiệt
mạng. Lực lượng các nước khác cũng có người chết, gồm hơn 4.000 lính Hàn Quốc.
Phía
Mỹ: 47.406 người thiệt mạng trong chiến trận và 10.787 không do giao tranh –
tổng cộng là 58.193 người.
Trung
Quốc, nước gửi tổng cộng khoảng 320.000 người liên quan quân sự để giúp các
tuyến đường vận chuyển và khẩu đội phòng không, đã có 1.100 người thiệt mạng và
4.200 người bị thương.
Các
nguồn của chính phủ Mỹ ước tính tổng cộng lính Cộng sản Việt Nam thiệt mạng từ
1961 đến 1975 là 1.027.085 người, một con số mà giới chức Lầu Năm Góc cho rằng
có thể bị phóng đại lên 30%. Nhưng Bộ Lao động, Thương binh, Xã hội Việt Nam
ước tính con số bộ đội Cộng sản chết từ 1954 đến 1975 là 1.1 triệu.
Ước
tính số người chết của quân lực Việt Nam Cộng Hòa là 254.257 người.
Cuộc
chiến quốc tế: Ngoài Mỹ, một số nước cũng gửi quân tham chiến. Vào lúc cao
điểm, có 50.003 quân Hàn Quốc, 11.586 từ Thái Lan, 7.672 từ Australia, 2.061 từ
Philippines và 552 từ New Zealand. Trung Quốc cũng gửi sang miền Bắc lực lượng
đáng kể, lúc cao điểm có 170.000 người, để giúp công binh, hậu cần và phòng
không.
Không
kích: Số lượng bom dội xuống Đông Dương hơn gấp đôi bom của quân Đồng minh
thả xuống châu Âu và châu Á trong Thế chiến Hai.
Tăng
nào vào trước? Hơn 20 năm sau ngày 30/4/1975, truyền thông viết xe tăng số
843 là chiếc xe tăng đầu tiên tiến vào Dinh Độc Lập. Mãi đến giữa thập niên
1990, giới chức mới đính chính đó là xe tăng số 390.
Vũ
khí tiêu biểu: súng AK-47, do Mikhail Kalashnikov sáng chế, gắn liền với
cuộc chiến. Là vũ khí chính của quân đội miền Bắc và du kích Mặt trận Dân tộc
Giải phóng miền Nam Việt Nam, khẩu súng sau này được các phong trào cách mạng
quốc tế ưa chuộng.
Di
sản tranh cãi: Mỹ từ chối yêu cầu của Việt Nam muốn Mỹ bồi thường cho những
người bị nhiễm chất độc da cam. Trong các cuộc gặp mới nhất, Việt Nam vẫn đề nghị Hoa Kỳ tăng ngân sách cho các
hoạt động tẩy độc và hỗ trợ các nạn nhân chất độc da cam/dioxin ở Việt Nam .
Chia
rẽ: Hơn 1 triệu thuyền nhân chạy khỏi miền Nam từ 1975 đến 1989. Đa số định cư
tại Mỹ.
Bình
thường hóa: Hoa Kỳ và Việt Nam
bình thường hóa quan hệ năm 1995 và loan báo đối tác toàn diện năm 2013. Thương
mại song phương lên tới gần 35 tỉ đôla năm 2014.
1.Bọn VN Phá Vỡ Hiệp Định Giơ-Ne-Vơ Đánh Thẳng Vào Miền Nam Mà Còn Được Coi Là Giải Phóng Đất Nước có Phỏng Giái Ấy :3
ReplyDelete2.Bọn Trung Quốc Hổ Trợ Chiến Tranh Là Sao Khi VN Giải Phóng Được Miền Nam Là Phải Sát Nhập Đất Vào Trung Quốc Mà VN Đéo Làm Để rôi Sảy Ra Chiến Tranh Tây Nam Và Phía Bắc Trung Quốc Đánh Vào
3.Mỹ Cố Ý Cào Giúp Nhưng Bọn Liên Xô Thích Thể Hiện MÌnh Là Cường Quốc
4.Bọn Hồ Chí Minh Cố Ý Lừa Gạt Người Dân Phía Bắc . Có 1 Người Lính bắc Để Trao Trả Tù Nhân Mà Thaq Người Bắc Ấy Đâu Có Mún Về !!!
Còn Nữa
ReplyDelete5. Về Biển Đông VNCH Cố Gắng Chiến Đấu Để Bảo Vệ Còn Bọn VNCS thì Tụi Nó Sợ TQ quá Nên Bán