Friday, May 1, 2015

Mỹ không ngầm muốn thay đổi ý thức hệ trong lòng Việt Nam

image
Đại sứ Mỹ đầu tiên tại Việt Nam thời hậu chiến khẳng định Hoa Kỳ không ngầm muốn thay đổi ý thức hệ trong lòng Việt Nam.
Đại sứ Mỹ đầu tiên tại Việt Nam thời hậu chiến khẳng định Hoa Kỳ không ngầm muốn thay đổi ý thức hệ trong lòng Việt Nam, một trong những yếu tố được xem là thách thức lớn nhất cho quan hệ song phương kể từ khi chiến tranh kết thúc năm 1975 tới nay.

Trong cuộc trao đổi với Trà Mi VOA Việt ngữ đánh dấu 40 năm kép lại cuộc chiến Việt Nam, cựu đại sứ Pete Peterson từng là một tù binh chiến tranh Việt Nam, khẳng định trở ngại lớn nhất trong bang giao giữa Washington với Hà Nội hiện nay là nhân quyền Việt Nam, ‘vấn đề mà Mỹ sẽ không đơn thuần bỏ qua.’

image
Pete Peterson 1997
Giữa lúc đôi bên năm nay kỷ niệm 2 thập niên bình thường hóa quan hệ, vị sứ giả có công hàn gắn bang giao hai nước cựu thù cũng dự đoán rằng ‘trong 20 năm kế tiếp, chắc chắc Việt-Mỹ sẽ trở thành đồng minh mạnh mẽ ở Đông Nam Á.’

VOA: Là vị đại sứ Mỹ tại Việt Nam đầu tiên thời hậu chiến, ông đánh giá những gì đôi bên đạt được đang ở mức nào trên thang điểm từ 1-10?

Đại sứ Peterson: Câu hỏi này khó đấy. Tôi rất hài lòng vì những gì hai nước đã đạt được, chắc chắn tròn 7 điểm, nhưng tôi không biết đôi bên đã đạt được tất cả những gì có thể hay chưa vì có những giai đoạn khó khăn. Thời kỳ suy thoái tài chính ở Châu Á và một số các vấn đề khác ngăn cản tiến bộ của chúng ta, nhưng nhìn chung, tôi nghĩ các thành quả hai nước đạt được rất tốt.

VOA: Ông nhận xét thế nào về những lợi ích từ mối bang giao Việt-Mỹ, thời ông làm đại sứ và thời nay?

Đại sứ Peterson: Tôi không nghĩ chúng ta có thể đo lường được đâu. Khi nỗ lực đạt Thỏa thuận Thương mại Song phương (BTA), chúng tôi nghĩ thỏa thuận này sẽ giúp cải thiện quan hệ thương mại hai chiều lên hàng triệu đô la, nhưng đã lên tới mức hàng tỷ đô la. Hiện giờ trao đổi mậu dịch giữa hai nước hằng năm trên 35 tỷ đô la, cũng nhờ vào một số việc chúng tôi làm thời bấy giờ.

VOA: Còn những gì chưa làm được trong quá trình ‘biến thù thành bạn’ đó, đại sứ thấy thế nào?

image
Pete Peterson & John McCain 1993
Đại sứ Peterson: Đôi bên giờ không còn nhìn nhau như kẻ thù nữa mà là đối tác mạnh của nhau. Tôi đoán là trong 20 năm kế tiếp, chắc chắn Việt-Mỹ sẽ trở thành đồng minh mạnh mẽ ở Đông Nam Á vì lợi ích chung đưa hai nước xích lại gần nhau đến nỗi không màng tới những hoạt động từ chiến tranh.

VOA: Nhiệm vụ chính mà ông và những người kế nhiệm ông cùng chia sẻ là ‘mở ra trang mới trong quan hệ song phương và chấm dứt những sự chia rẽ.’ Nhiều người cho rằng sau 20 năm, vế sau của nhiệm vụ này vẫn chưa đạt được. Theo ông trở ngại chính là gì?

Đại sứ Peterson: Làm mới quan hệ khó hơn nhiều so với những gì người ta nghĩ, có rất nhiều vấn đề thật sự rất khó để giải quyết vì phía Việt Nam ngần ngại tiến tới mối quan hệ mà Hoa Kỳ nghĩ tới.

Trước đây cũng không có sự ủng hộ rộng rãi tại Mỹ đối với việc làm mới mối quan hệ này. Cho nên, đã có những trở ngại rất lớn, nhưng sự kiên nhẫn và nhiệt huyết từ những các nhà ngoại giao và thương thuyết gia có liên hệ đã thành công trong nỗ lực này. Nay, phần lớn những vấn đề mà chúng ta đương đầu lúc ấy đã qua rồi, nhưng cũng còn nhiều vấn đề tồn tại. Nhân quyền Việt Nam vẫn còn là trở ngại cho quan hệ Việt-Mỹ. Đôi bên vẫn còn mâu thuẫn trong nhiều vấn đề về thương mại. Có nhiều việc hai bên đồng ý và nhiều việc không nhất trí, nhưng sự trưởng thành của mối quan hệ cho phép chúng ta đối thoại các vấn đề này một cách thẳng thắn. Cho nên, tất cả đều có thể giải quyết được. Điều chúng ta cần làm trong tương lai là duy trì quan hệ đối tác mạnh mẽ, xây dựng từ những điều đồng thuận, và tiếp tục đối thoại các vấn đề bất đồng cho tới khi đạt được giải pháp.

VOA: Theo ông, thách thức lớn nhất trong quan hệ song phương là nhân quyền, lòng tin chính trị, hay hệ tư tưởng?

image
Đại sứ Peterson: Yếu tố đầu tiên tôi sẽ gạt ra là vấn đề hệ tư tưởng. Nhiều người nghĩ rằng Mỹ ngầm ý muốn thay đổi ý thức hệ trong lòng Việt Nam. Nói thẳng, tôi cho là Mỹ thậm chí không cân nhắc tới điều này. Vấn đề lớn nhất tồn đọng là chuyện nhân quyền của Việt Nam. Đây là vấn đề mà Mỹ không đơn thuần bỏ qua. Để Việt-Mỹ từ mối quan hệ đối tác toàn diện tiến tới quan hệ đối tác chiến lược, nhân quyền Việt Nam sẽ là vấn đề chính phải thảo luận và phải tìm ra giải pháp. Theo tôi, việc này đòi hỏi phía Việt Nam phải có một số thay đổi về chính sách quốc gia. Mặt khác, có các vấn đề có lợi cho Việt Nam liên quan tới hợp tác quân sự giữa bối cảnh Mỹ chuyển trọng tâm về Châu Á, nghĩa là phía trước cần có những sự nhượng bộ và trao đổi cho một tình huống ‘được tất, không mất gì.’ Tóm lại, có trở ngại nhưng không có nghĩa là các trở ngại đó đẩy lùi sự tiến bộ.

VOA: Như ông nói, cách biệt nên được thu hẹp bằng phương thức ngoại giao, nhưng trong mối bang giao này, về vấn đề nhân quyền, các đường hướng ngoại giao không mang lại thay đổi đáng kể. Quan điểm ông thế nào? Làm sao có thể khắc phục?

Đại sứ Peterson: Tôi cho điểm Việt Nam khá cao trong những thay đổi về nhân quyền và quyền tự do tôn giáo trong những năm qua. Tôi theo dõi rất chặt chẽ và nhận thấy  những cải thiện lớn trong hai lĩnh vực này ở Việt Nam. Tôi nghĩ cần phải cho điểm Việt Nam vì những bước đi đó. Vấn đề đang đối mặt với Việt Nam giờ đây là phải can đảm cho phép người dân chỉ trích, bất đồng quan điểm với nhà nước, hoặc cho các blogger thể hiện những ý kiến  không ca ngợi chính sách của nhà nước. Những điều này thật ra sẽ giúp tăng cường sức mạnh chứ không phải làm suy yếu nhà nước. Các vấn đề về nhân quyền có thể được giải quyết bằng sự hiểu biết và sự trưởng thành của nhà nước Việt Nam.

VOA: Về điều đại sứ mô tả là ‘cải thiện nhân quyền’, sẽ có người lập luận ngược lại rằng nhân quyền Việt Nam có ‘cải thiện’ khi so với thành tích của chính họ nhiều năm trước đây, chứ không phải là một sự tiến bộ lớn so với các nước. Ông nghĩ sao?

 image
Đại sứ Peterson: Nếu so thời điểm hiện tại với thời mốc từ sau năm 1975 sẽ thấy nhân quyền Việt Nam có tiến bộ đáng kể. Nhưng đúng là nếu so sánh nhân quyền Việt Nam với lăng kính và chuẩn mực quốc tế thì chưa đạt. Tuy nhiên, không mấy nước đạt được 100 điểm tuyệt đối. Sự hoàn thiện về nhân quyền là điều mong muốn nhưng không hẳn là mục tiêu. Cam kết về ‘nhân quyền hoàn thiện’ là điều không thể, khó nước nào làm được. Cho nên, điều phấn đấu đạt được là tiến bộ và cải thiện từ năm này sang năm khác, hướng tới các  tiêu chuẩn quốc tế. Đó là mục tiêu đối với Việt Nam và họ sẽ đạt được nếu họ thật tâm muốn làm.

VOA: Có ý kiến cho rằng ngoài vấn đề nhân quyền và lòng tin chính trị, quan hệ Việt-Mỹ còn có một trở ngại khác là sự trỗi dậy của Trung Cộng. Đại sứ nghĩ sao?

image
Đại sứ Peterson: Tôi không nghĩ đó nhất thiết là một trở ngại. Việt Nam phải chơi với cả Mỹ lẫn Trung Cộng. Hà Nội dĩ nhiên không muốn quan hệ xấu với bạn hàng khổng lồ Trung Cộng, nhưng cũng có những vấn đề về Biển Đông  mà Việt Nam không thể nhất trí với Trung Cộng. Nếu Bắc Kinh trở thành mối đe dọa ổn định của Đông Nam Á, điều mà nhiều người tin là sự thật, thì Mỹ sẽ có mặt hỗ trợ Việt Nam đối phó với một số vấn đề đó, vì một Đông Nam Á không ổn định cũng chính là đe dọa an ninh đối với Mỹ và thế giới nói chung. Trong trường hợp này, vị trí của Việt Nam sẽ được chiếu cố hơn.

VOA: Theo ông, triển vọng về mối quan hệ đồng minh quân sự Việt-Mỹ xa gần ra sao?

Đại sứ Peterson: Đã có tín hiệu là phía Mỹ muốn tăng cường hợp tác trong lĩnh vực quân sự với Việt Nam. Washington đã loan báo dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán võ khí sát thương cho Việt Nam. Theo tôi, chắc chắn trong 4-5 năm tới, đôi bên sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác, nhưng tôi không chắc liệu sẽ có một sự đảo ngược bất thình lình, dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm này hay không. Việc này phụ thuộc vào chuyện đôi bên có lập quan hệ đối tác chiến lược hay không.

VOA: Còn về quan hệ đồng minh quân sự Việt-Mỹ, chúng ta có thể trông thấy sớm nhất là chừng nào?

image
Đại sứ Peterson: Hai bên hợp tác trong một số khía cạnh như giáo dục, trao đổi, hay Mỹ cung cấp một số thiết bị quân sự cho Việt Nam, nhưng tôi không biết sẽ có một quan hệ đồng minh quân sự giữa hai bên trên con đường phía trước hay không.

VOA: Nhìn mối quan hệ Mỹ-Nhật: Nhật Bản từ kẻ thù hôm qua nhanh chóng trở thành đồng minh của Mỹ hôm nay và cũng là trụ cột trong các lợi ích an ninh của Mỹ ở Châu Á. Tại sao Việt-Mỹ không thể như vậy dù đã bình thường hóa quan hệ 20 năm nay?

Đại sứ Peterson: Việt Nam và Nhật Bản hoàn toàn khác, không thể so sánh được.

VOA: Theo ông, Việt Nam làm thế nào có thể trở thành trụ cột trong các lợi ích an ninh của Mỹ ở Đông Nam Á?

Đại sứ Peterson: Tôi nghĩ cần cẩn trọng về việc này vì Việt Nam có láng giềng khổng lồ phương Bắc. Hà Nội không muốn cho Bắc Kinh thấy là họ nghiêng về một nước nào. Việt Nam rất cẩn trọng để luôn có sự cân bằng trong chính sách đối ngoại, rằng họ là ‘toàn cầu hóa’. Tôi cho rằng Hà Nội sẽ tiếp tục chính sách này. Dĩ nhiên Việt Nam không muốn biến thành kẻ thù của Trung Cộng và họ sẽ tiếp tục giảm thiểu bất kỳ cản trở nào cho mối quan hệ tốt đẹp với Bắc Kinh. Hoa Kỳ sẽ không cố gắng áp lực Việt Nam đứng về bên nào, mà hoàn toàn tùy thuộc vào quan điểm của phía Việt Nam, vào quyết định của họ muốn thăng tiến quan hệ với Mỹ tới mức nào về mặt quân sự.

VOA: Ở thời mốc đánh dấu 20 năm quan hệ Việt-Mỹ năm nay, đại sứ có đề nghị gì giúp phát triển hơn nữa quan hệ song phương?

image
Đại sứ Peterson: Mối quan hệ đang tiến triển khá tốt, những tiến bộ đạt được tới nay khiến tất cả các nước đang phát triển trên thế giới khao khát có được. Dù Việt Nam còn thiếu nhiều thứ, cần phải làm nhiều thứ về mặt cơ sở hạ tầng, cần cải cách giáo dục và nhiều vấn đề khác về nhân quyền; nhưng tiềm năng trong 20 năm tới là rất lớn. Mối quan hệ Việt-Mỹ theo thời gian sẽ giúp củng cố tất cả những điều đó. Hoa Kỳ muốn là  một đối tác giúp Việt Nam thành công. Đối thoại tiếp diễn giữa đôi bên sẽ đưa quan hệ hai nước lên một tầm cao mới. Không có vấn đề đặc biệt nào cần phải giải quyết ngoại trừ vấn đề nhân quyền Việt Nam. Nhân quyền Việt Nam vẫn còn là một vấn đề rất nhạy cảm tại Mỹ.

VOA: Xin chân thành cảm ơn đại sứ Pete Peterson đã dành thời gian cho đài VOA trong cuộc trao đổi về quan hệ Việt-Mỹ.



Trà Mi

image

Không nên gọi 30/4 là ngày giải phóng
Cựu binh Nga kể chuyện bắn máy bay Mỹ
Ký ức 30/4 qua ảnh chiến trường
Quan hệ tình dục nhiều dễ làm giảm trí nhớ?
Đánh dấu 40 năm ngày 30/4 tại Đài Tưởng niệm Chiến...
Thủ tướng Dũng cáo buộc Mỹ gây ra ‘các tội ác dã m...
Các cựu phóng viên nhớ lại ngày kết thúc cuộc chiế...
30/4 - Ngày phán xét của Việt Nam
TNS Canada lên án Việt Nam 'chối cãi sự thật' lịch...
30/4 làm sống lại những chia rẽ của người Việt
Báo chí có những hình ảnh có hại cho VNCH
Bài học gì từ cuộc chiến Việt Nam?
30-4-1975: "The D-Day" of Saigon
40 năm ngày 30-4-1975 đã lột mặt nạ
Trung Cộng muốn ‘nuốt chửng’ Việt Nam sau năm 75?
Du học sinh nghĩ gì về ngày 30/4?
Chờ nhìn quê hương Việt Nam sáng chói
1975-2015: Có thể bạn chưa biết
Huênh hoang bốc phét về đại thắng mùa xuân
Cô gái Bắc Hàn và cuộc chạy trốn từ địa ngục
Thích to để “tự sướng”
Khái niệm “Chuyển” trong tranh của hoạ sĩ Ann Phon...
Khi công ty cấm nhân viên dùng email
Phi công Mỹ và thời gian ở 'Hanoi Hilton'
Vì sao khi thất tình lại hay thèm ăn?
Dân tộc không thể mạnh nếu cứ thù nhau
Thành phố Baltimore giới nghiêm vào ban đêm
Cách duy nhất để lấy lại Biển đảo của VN từ tay KH...
Chiến tranh Việt Nam có thực sự cần thiết?
Tại sao Hoa Kỳ lại đi giúp Tập Cận Bình ?
40 năm vươn lên từ nước mắt
Con đường tơ lụa của Tập Cận Bình nguy hiểm hơn cả...
Mông Cổ: đời du mục và sữa tuần lộc
Ý thức về tự do đã ăn sâu vào miền Nam
Khi nào đến ngày tận thế?
Nhiều người chết vì động đất ở Nepal
Hàn Quốc vận động người dân từ bỏ thịt chó.
Quốc hội Canada thông qua Luật '30/4'
VC phản đối Canada thông qua đạo luật S-219 “Hành ...
Lính nào chẳng nhậu

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.