Friday, May 1, 2015

Đu dây đến bao giờ?

http://baomai.blogspot.com/
Trước khi đi Mỹ, Nguyễn Phú Trọng đi thăm Trung Cộng trước. Điều đó đã thành lệ. Cái lệ ấy cho thấy một chính sách của Việt Nam hiện nay: đu dây giữa Trung Cộng và Mỹ; với Trung Cộng, người ta chủ trương vừa hợp tác vừa đấu tranh; với Mỹ, người ta cũng áp dụng chiến thuật tương tự, vừa phê phán vừa làm hoà.

Trong quá khứ, suốt thời chiến tranh Nam - Bắc, chính quyền Miền Bắc đã từng áp dụng chính sách ngoại giao đu dây như thế giữa Liên Xô và Trung Cộng. Tuy cả hai đều theo chủ nghĩa xã hội, quan hệ giữa Liên Xô và Trung Cộng đầy những hục hặc và căng thẳng, ai cũng có lập trường và tham vọng riêng. Miền Bắc ở giữa, chiều bên này chút, chiều bên kia chút; cả hai đều thoả mãn và ra sức viện trợ miền Bắc cho đến khi cuộc nội chiến kết thúc. Nhiều người cho chính sách ngoại giao ấy là khôn khéo và được thực hiện một cách tài tình.

image
Thật ra, cuộc đu dây ấy không quá khó. Lúc ấy, Liên Xô và Trung Cộng tuy bất hoà nhưng cả hai đều có một lý tưởng chung: chủ nghĩa xã hội; một kẻ thù chung: Mỹ, và một mục tiêu chung: chống lại Mỹ. Việt Nam được xem là điểm nóng của cuộc chiến tranh lạnh giữa hai khối tư bản và khối xã hội chủ nghĩa. Không phải ngẫu nhiên mà giới lãnh đạo Hà Nội thời ấy tuyên bố: “Chúng ta chống Mỹ là chống cho cả Liên Xô và Trung Cộng”. Đến khi Trung Cộng bắt tay với Mỹ và đặc biệt đến khi Miền Bắc chiếm được Miền Nam, trận đối đầu giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội trên lãnh thổ Việt Nam kết thúc, chiến lược đu dây của Hà Nội trở thành vô hiệu, Việt Nam bắt buộc phải chọn lựa một trong hai, và họ đã chọn Liên Xô. Việc chọn lựa ấy biến Việt Nam trở thành kẻ thù của Trung Cộng và hậu quả là Trung Cộng giúp đỡ Pol Pot chống lại Việt Nam; đến lúc Pol Pot thất bại, Trung Cộng trực tiếp tấn công Việt Nam.

Liệu bây giờ một chính sách đu dây như vậy có thể thành công như trước?

Tôi nghĩ là không.

image
Với Việt Nam trước 1975, cả Liên Xô lẫn Trung Cộng đều là đồng minh. Đu dây giữa hai đồng minh, dù hai đồng minh ấy có mâu thuẫn với nhau, dù sao cũng dễ hơn là đu đây giữa một kẻ thù và một người có khả năng là đồng minh.

Giới lãnh đạo Việt Nam có thể xem Trung Cộng không hay chưa phải là kẻ thù nhưng Trung Cộng thì chắc chắn xem Việt Nam là kẻ thù nếu Việt Nam ngăn cản chính sách ngoại giao “Một vành đai và một con đường” (One belt and one road) của họ. “Vành đai” hay còn gọi là con đường tơ lụa về kinh tế trên bộ (Silk Road Economic Belt) bắt đầu từ vùng Tây bắc Trung Cộng kéo dài qua Unrumqi đến Trung Á, băng qua phía bắc Iran rồi chuyển hướng sang phía tây qua Iraq, Syria và Thổ Nhĩ Kỳ; từ Istanbul, nó vượt qua eo biển Bosphorus đến châu Âu, bao gồm Đức và Hà Lan rồi kết thúc ở Venice, Ý. “Con đường” hay còn gọi là con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21 (21st Century Maritime Silk Road) bắt đầu từ phía nam Trung Cộng, băng qua Biển Đông đến eo biển Malacca tới các quốc gia như Ấn Độ và Kenya và chuyển sang hướng bắc vào Hồng Hải và Địa Trung Hải qua vùng Horn of Africa và cuối cùng gặp con đường tơ lụa về kinh tế trên bộ ở Venice.

image
Để thực hiện chiến lược một vành đai và một con đường ấy, Trung Cộng cố gắng vận động sự hợp tác của các quốc gia liên hệ. Tuy nhiên chặng đầu tiên của con đường tơ lụa trên biển, tức Biển Đông, thì Trung Cộng chủ trương chiếm đoạt. Họ nhiều lần tuyên bố thẳng thừng điều đó: đó là “sân nhà” của họ, là “quyền lợi cốt lõi” của họ. Nói cách khác, không còn gì nghi ngờ nữa cả, bằng mọi cách Trung Cộng phải giành quyền làm bá chủ Biển Đông, tức chiếm khoảng hơn 80% lãnh hải của Việt Nam.

image
Chiến lược của họ là giành từ từ, từ từ, kiểu cắt lát salami (salami-slicing strategy) hay nói theo tiếng Việt là tằm ăn dâu, trước hết là giành đảo, sau đó là tái tạo đảo, biến đảo hoang hoặc bãi đá thành nơi có thể sinh sống hoặc có thể đặt căn cứ quân sự – như điều họ đang làm hiện nay, từ đó, hợp thức hoá con đường lưỡi bò họ đã tuyên bố, cuối cùng, thành lập vùng nhận diện hàng không tương ứng với con đường lưỡi bò ấy. Điều nguy hiểm của chiến lược tằm ăn dâu này là nó có thể chiến thắng một cách mặc nhiên, nghĩa là, chỉ cần các quốc gia liên hệ, từ Việt Nam đến Malaysia, Philippines, Brunei và Đài Loan, không làm gì cả. Trong trường hợp này, bất động hoặc chỉ lên án suông, là thất bại. Là mất trắng cả vùng biển lẫn vùng trời.

image
Dĩ nhiên Mỹ không thể khoanh tay nhìn Trung Cộng cưỡng chiếm Biển Đông một cách dễ dàng như vậy. Biển Đông, với Mỹ, có ý nghĩa chiến lược lớn về cả kinh tế lẫn quân sự và chính trị. Đó là một trong vài con đường hàng hải tấp nập và quan trọng nhất trên thế giới. Hơn nữa, chiếm Biển Đông, Trung Cộng có thể uy hiếp các quốc gia Đông Nam Á, làm chính sách tái cân bằng châu Á (rebalance to Asia) của Mỹ bị phá sản.

Nếu Trung Cộng có thể chiến thắng trên Biển Đông chỉ với điều kiện các nước liên hệ không làm gì cả, điều Mỹ quan tâm nhất chính là sự bất động của các nước ấy. Bởi vậy, với họ, chính sách đu đây của các nước, đặc biệt Việt Nam, là một điều không thể chấp nhận được.

Nói cách khác, với Trung Cộng, đến một lúc nào đó, Việt Nam cần một thái độ dứt khoát để khỏi mất Biển Đông một cách mặc nhiên; và với Mỹ, Việt Nam cũng cần có một thái độ rõ ràng để có thể hình thành một liên minh bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông.

http://baomai.blogspot.com/
Một chính sách đu dây, do đó, chỉ có tính nhất thời. Không thể kéo dài mãi được.




Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc

image

Ảo Ảnh
Mỹ không ngầm muốn thay đổi ý thức hệ trong lòng V...
Không nên gọi 30/4 là ngày giải phóng
Cựu binh Nga kể chuyện bắn máy bay Mỹ
Ký ức 30/4 qua ảnh chiến trường
Quan hệ tình dục nhiều dễ làm giảm trí nhớ?
Đánh dấu 40 năm ngày 30/4 tại Đài Tưởng niệm Chiến...
Thủ tướng Dũng cáo buộc Mỹ gây ra ‘các tội ác dã m...
Các cựu phóng viên nhớ lại ngày kết thúc cuộc chiế...
30/4 - Ngày phán xét của Việt Nam
TNS Canada lên án Việt Nam 'chối cãi sự thật' lịch...
30/4 làm sống lại những chia rẽ của người Việt
Báo chí có những hình ảnh có hại cho VNCH
Bài học gì từ cuộc chiến Việt Nam?
30-4-1975: "The D-Day" of Saigon
40 năm ngày 30-4-1975 đã lột mặt nạ
Trung Cộng muốn ‘nuốt chửng’ Việt Nam sau năm 75?
Du học sinh nghĩ gì về ngày 30/4?
Chờ nhìn quê hương Việt Nam sáng chói
1975-2015: Có thể bạn chưa biết
Huênh hoang bốc phét về đại thắng mùa xuân
Cô gái Bắc Hàn và cuộc chạy trốn từ địa ngục
Thích to để “tự sướng”
Khái niệm “Chuyển” trong tranh của hoạ sĩ Ann Phon...
Khi công ty cấm nhân viên dùng email
Phi công Mỹ và thời gian ở 'Hanoi Hilton'
Vì sao khi thất tình lại hay thèm ăn?
Dân tộc không thể mạnh nếu cứ thù nhau
Thành phố Baltimore giới nghiêm vào ban đêm
Cách duy nhất để lấy lại Biển đảo của VN từ tay KH...
Chiến tranh Việt Nam có thực sự cần thiết?
Tại sao Hoa Kỳ lại đi giúp Tập Cận Bình ?
40 năm vươn lên từ nước mắt
Con đường tơ lụa của Tập Cận Bình nguy hiểm hơn cả...
Mông Cổ: đời du mục và sữa tuần lộc
Ý thức về tự do đã ăn sâu vào miền Nam
Khi nào đến ngày tận thế?
Nhiều người chết vì động đất ở Nepal
Hàn Quốc vận động người dân từ bỏ thịt chó.
Quốc hội Canada thông qua Luật '30/4'

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.