Ngũ Giác Đài đang theo dõi việc giám sát một cơ sở khai thác bitcoin của Trung cộng ở Cheyenne, Wyoming. Địa điểm này nằm gần trung tâm dữ liệu của Microsoft, nơi lưu trữ thông tin nhạy cảm, cung cấp sự trợ giúp quan trọng cho Ngũ Giác Đài.
Trong báo cáo năm 2022 đệ trình lên Ủy ban Đầu tư của Ngoại quốc tại Hoa Kỳ (CFIUS), một cơ quan liên bang chịu trách nhiệm giám sát các khoản đầu tư từ ngoại quốc có tác động tiềm ẩn đến an ninh quốc gia, Microsoft bày tỏ lo ngại về địa điểm ở Wyoming, nhấn mạnh khả năng Trung cộng tiến hành hoạt động thu thập thông tin tình báo toàn diện.
Các quan chức Hoa Kỳ lo ngại rằng hoạt động khai thác này có thể tiến hành giám sát Căn cứ Không quân Francis E. Warren, cách mỏ bitcoin này một dặm. Căn cứ này là nơi đặt trụ sở của Lực lượng Hỏa tiễn số 90 (90th Missile Wing), hay còn gọi là “Mighty Ninety”, phụ trách bảo trì các hỏa tiễn đạn đạo xuyên lục địa Minuteman III (ICBM) “trong trạng thái cảnh giác cao 24 giờ một ngày, 365 ngày một năm.”
Mỏ có trụ sở tại Wyoming này sử dụng cương liệu máy điện toán có nguồn gốc từ một công ty tên là Bitmain, với một số thành phần có nguồn gốc từ một địa điểm có liên kết với Đảng Cộng sản Trung cộng (ĐCS_TC). Sau lệnh cấm khai thác Bitcoin ở Trung cộng vào năm 2021, số lô hàng thiết bị Bitmain đến Hoa Kỳ đã tăng gấp 15 lần. New York Times đã xác định được các hoạt động khai thác bitcoin của Trung cộng ở hàng chục tiểu bang và có thể có thêm các cơ sở khai thác khác không được tiết lộ đang hoạt động.
Một công ty khai thác bitcoin khác của Trung cộng, YZY Capital Holdings, cũng đã mua đất gần Căn cứ Không quân Warren. Các công ty Trung cộng này thường liên kết với các tập đoàn mẹ lớn hơn, thường được che giấu thông qua các công ty vỏ bọc và có xu hướng duy trì sự hiện diện mang tính lừa dối bằng một địa chỉ danh nghĩa ở Hoa Kỳ trong khi ghi danh ở Quần đảo Cayman. Chủ sở hữu công ty có mỏ Bitcoin ở Wyoming trước đây từng ghi danh với tư cách là một công ty thịt heo ở Manhattan nhưng lại được ghi danh ở Quần đảo Cayman. Tương tự, YZY Capital Holdings cũng ghi danh tại Manhattan và thuộc sở hữu của ông Viên Khiêm (Yuan Qian), quốc tịch Trung cộng, người được cho là có liên kết với ĐCS_TC.
Quyết định cấm khai thác mã kim của Trung cộng bắt nguồn từ những lo ngại liên quan đến việc tiêu thụ năng lượng quá mức và không có khả năng điều tiết dòng tiền ra khỏi đất nước. Đáng chú ý, một trong những mối quan tâm hàng đầu của Bắc Kinh là nguy cơ tháo chạy vốn, đặc biệt là trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế khi người dân Trung cộng tìm cách chuyển tài sản của mình ra ngoại quốc bằng cách chuyển đổi [đồng nhân dân tệ] sang các ngoại tệ mạnh hoặc đầu tư vào thị trường hải ngoại. Cho đến năm 2021, bitcoin đã đóng vai trò như một phương tiện bí mật để thoái vốn khỏi Trung cộng. Bằng cách cấm mã kim tư nhân, Bắc Kinh đang loại bỏ sự cạnh tranh đối với loại tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC) mà họ sẽ có toàn quyền kiểm soát.
Việc Bắc Kinh theo đuổi các quy định về mã kim phù hợp với các chính sách kinh tế của nước này, trong khi mối quan tâm hàng đầu của chính phủ Hoa Kỳ lại bắt nguồn từ an ninh quốc gia. Các cơ sở khai thác bitcoin tập trung sức mạnh tính toán đáng kể vào một địa điểm duy nhất, có khả năng mở ra cơ hội cho nhiều hoạt động khác nhau, bao gồm cả các cuộc tấn công mạng. Có những lo ngại rằng Trung cộng có thể tận dụng những cơ sở khai thác này để chiếm đoạt trái phép tài sản trí tuệ, bí mật thương mại, hoặc dữ liệu tài chính, gây ra rủi ro kinh tế đáng kể cho Hoa Kỳ.
Một mối quan tâm khác liên quan đến tính dễ bị tổn thương của cơ sở hạ tầng năng lượng. Khai thác bitcoin nổi tiếng là có mức tiêu thụ năng lượng đáng kể, có khả năng gây căng thẳng cho lưới điện của Hoa Kỳ. Khả năng tiêu thụ năng lượng với số lượng lớn theo từng đợt của các hoạt động khai thác này có thể dẫn đến gián đoạn lưới điện, một mối đe dọa mà tiểu bang Texas đã nhận diện. Việc phát hiện ra các cơ sở khai thác không công khai có thể nêu bật những điểm yếu trong cơ sở hạ tầng năng lượng của Hoa Kỳ, đặc biệt là khi các hoạt động này được kết nối với lưới điện mà không có sự cho phép cần thiết.
Nhiều mỏ Trung cộng tọa lạc tại các vùng bên trong Hoa Kỳ, nơi có rất ít hoặc không có ngành công nghiệp nào hoặc ở những địa phương như Thác Niagara, nơi có tỷ lệ thất nghiệp cao. Chính phủ địa phương đã nồng nhiệt chào đón các dự án khai thác này với hy vọng khởi động lại nền kinh tế địa phương và cơ hội việc làm. Tuy nhiên, sự háo hức này cũng mang lại cơ hội cho các hoạt động gây ảnh hưởng tiềm năng của Trung cộng. Trong quá khứ, ĐCS_TC từng cố gắng gây ảnh hưởng thông qua việc giao thiệp với các nhân viên chính phủ cấp thấp hơn hoặc các quan chức thành phố và cộng đồng.
ĐCS_TC cũng có thể đang sử dụng các hoạt động khai thác này để thao túng sự biến động giá của bitcoin và các loại mã kim khác nhằm trục lợi kinh tế. Việc mua lại một phần đáng kể mạng lưới khai thác bitcoin có thể cho phép Trung cộng tác động đến các giao dịch hoặc phá vỡ sự ổn định của mạng lưới, có khả năng làm suy yếu lợi ích của Hoa Kỳ. Hơn nữa, ĐCS_TC có lịch sử trợ giúp các băng đảng ma túy ở Mexico rửa tiền. Bitcoin có thể tạo thuận lợi cho các hoạt động tài chính bất hợp pháp này. Ngoài ra, mã kim còn là một phương pháp giải quyết khó khăn trong việc chuyển tiền thu được từ hoạt động buôn bán ma túy ở Hoa Kỳ về cho các băng đảng Mexico.
Các cơ sở khai thác Bitcoin này là những cái tên mới đây nhất bổ sung cho danh sách một loạt doanh nghiệp Trung cộng tại Hoa Kỳ bị phát hiện gây lo ngại cho an ninh quốc gia. Ví dụ, hồi tháng Tám, một phòng thí nghiệm sinh học không có giấy phép của Trung cộng đã bị phát hiện ở California, nơi phòng thí nghiệm này đang làm việc với các loại virus có khả năng gây tử vong và chuột biến đổi gene. Cùng nhau, những vụ việc này nhấn mạnh những rủi ro liên quan đến việc cho phép các công ty Trung cộng đầu tư vào Hoa Kỳ và nêu bật cách ĐCS_TC có thể lợi dụng các quyền tự do dân chủ của chúng ta. Hơn nữa, phản ứng của chính phủ đối với những phát hiện như vậy thường mất vài tuần hoặc vài tháng và khi họ thực sự có hành động, thì những hành động đó thường là rời rạc, khiến những vấn đề như vậy vẫn tồn tại.
Bitcoin gặp thêm mối đe dọa sau khi sụt giá thê thảm
Trên sàn giao dịch Bitstamp, Bitcoin có giá quanh mức 40.256 đô la Mỹ hôm thứ Sáu 21/5. Ở mức giá đó, giá trị của Bitcoin hồi phục đáng kể sau khi mất giá mạnh hôm thứ Tư 19/5, Reuters cho biết.
https://baomai.blogspot.com/
***
Mục đích đằng sau việc Trung cộng trấn áp đồng tiền ảo là gì?
Cơ quan quản lý của Trung cộng đã thông báo vào hôm thứ Ba (18/5) rằng, các tổ chức tài chính và công ty thanh toán bị cấm cung cấp các dịch vụ liên quan đến giao dịch tiền ảo. Theo các phương tiện truyền thông ở Hoa Kỳ, điều này cho thấy Trung cộng không phải người ủng hộ tự do tiền ảo. Trung cộng thực sự ủng hộ hình thức tiền tệ mới này, nhưng sự ủng hộ này chỉ giới hạn trong việc phục vụ lợi ích của chính nó.
https://baomai.blogspot.com/
***
Elon Musk nói về hội chứng Asperger và tiền mã hóa Dogecoin
CEO của The SpaceX nói về cách sử dụng mạng xã hội của mình là: "Tôi đôi khi nói hoặc đăng những thứ lạ lùng"
https://baomai.blogspot.com/
***
Donald Trump gọi Bitcoin là 'trò lừa đảo chống đồng đôla'
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump nói với Fox Business rằng ông coi Bitcoin là một "trò lừa đảo tài chính" ảnh hưởng đến giá trị của đồng đôla Mỹ.
https://baomai.blogspot.com/
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.