Trong 5 năm qua, tôi đã trở nên trì trệ hoặc thậm chí mất đi sự phát triển trong nhiều lĩnh vực của đời sống cá nhân.
Tôi đã quá nhọc nhằn để học được rằng sự phát triển không phải luôn xảy ra, ngay cả khi bạn còn khá trẻ. Chắc chắn là vào cuối những năm 20 tuổi, tôi đã kỳ vọng sẽ phát triển đáng kể trong vòng năm năm tới, nhưng kỳ vọng đó không có ý nghĩa gì nhiều nếu không có một kế hoạch.
Sự thực là, tôi đã có nhiều kế hoạch, nhưng lại không có tầm nhìn rõ ràng về những gì mình sẽ theo đuổi. Tôi đều muốn có mọi thứ, và vì vậy theo nghĩa đen, tôi không muốn một cái gì đó cụ thể. Tôi có những ý tưởng mơ hồ về thành công sẽ trông như thế nào, nhưng phần lớn tôi đã dành 5 năm đó để lướt qua giữa các viễn cảnh khác nhau về tương lai bản thân, theo đuổi bất cứ điều gì có vẻ thú vị nhất trong khoảnh khắc đó.
Dĩ nhiên, những kế hoạch rất mong manh và không có gì sai khi thay đổi kế hoạch.
Hoàn cảnh thay đổi, và chúng ta thường cần phải thay đổi theo. Ngay cả những kế hoạch tốt nhất cũng cần phải linh hoạt theo những con đường không thể đoán trước mà cuộc sống mở ra cho chúng ta. Nhưng định nghĩa về thành công phải nằm phía trên con đường cung cấp quỹ đạo tổng thể để tập trung mọi nỗ lực và cân nhắc các kế hoạch của chúng ta.
Tại sao việc xác định định nghĩa cá nhân về thế nào là thành công càng sớm càng tốt lại trở nên quan trọng? Tôi có thể nghĩ ra ít nhất ba lý do, dựa trên việc tôi đã không làm điều đó sớm hơn.
3 lý do bạn cần một định nghĩa cá nhân về thành công
Nếu bạn không có định nghĩa thành công của chính mình, bạn sẽ hấp thụ định nghĩa từ người khác.
Thỉnh thoảng, tôi bị cuốn hút bởi lối sống của một số người thú vị mà tôi đã biết. Và mặc dù thật tuyệt khi được người khác truyền cảm hứng và thậm chí lấy ý tưởng từ những cuộc sống ấy, nhưng việc liên tục nhảy từ tầm nhìn này sang tầm nhìn khác mà không có tầm nhìn cốt lõi của riêng bạn sẽ không mấy hữu ích.
Nếu bạn không xác định được thế nào là thành công, bạn sẽ bị kéo theo hàng triệu hướng khác nhau.
Vì không có bản sắc cốt lõi và một định nghĩa về thành công định hướng, mọi ý tưởng mới mà bạn nghe được đều trở thành “câu trả lời” cho vấn đề đang có. Khi đó, nỗi sợ bị bỏ lỡ có thể thúc đẩy bạn chuyển toàn bộ sức lực sang một hướng hoàn toàn mới.
Nếu bạn không có mục tiêu gốc rễ từ đầu, bạn sẽ không bao giờ biết liệu mình có tiến bộ hay không.
Vấn đề với việc chuyển đổi và thay đổi hướng phát triển là bạn không biết chính xác mình đang đi đâu, và bạn không có cách nào để đo lường liệu có đang tiến triển hay không. Bạn hoàn toàn có thể thay đổi các giá trị bản thân, nhưng nếu điều đó khiến bạn mất đi gốc rễ, thì khó có thể bảo đảm những nỗ lực của bạn kết hợp thành điều gì đó có ý nghĩa.
Bốn cách tôi xác định thành công trong cuộc sống
Trong năm năm tới, tôi hy vọng sẽ chuyển phần lớn sự bất ổn thành nỗ lực bền bỉ. Tôi hy vọng sẽ gặp đủ loại bất ngờ, phiêu lưu và thậm chí là những cơ hội bất ngờ, nhưng tôi cũng muốn hướng đến những thành công cụ thể mà tôi hy vọng đạt được.
Đối với tôi, thành công có nghĩa là:
· Có những kết nối tích cực, nhiều cảm xúc với vợ, con và bạn bè của tôi gần như mỗi ngày. Tôi muốn khi nhìn lại sẽ có thể thấy những kỷ niệm hạnh phúc với người tôi yêu thương trong mỗi thời khắc của cuộc đời.
· Đang trên một quỹ đạo mà nhận thức về sự mầu nhiệm, quyền năng, vẻ đẹp và sự tốt lành của Chúa trở nên mạnh mẽ hơn theo tuổi tác. Mặc dù thực tại đúng với tôi hiện giờ, nhưng sẽ dễ dàng bị bỏ qua hoặc suy giảm do nhịp điệu hối hả của cuộc sống tất bật và đa dạng này. Tôi không muốn thấy “cơ bắp tinh thần” bị teo lại, tôi muốn điều này phát triển thành suối nguồn hân hoan trong những năm cuối đời.
· Đầu tư nhiều vào sức khỏe và hạnh phúc để mọi phiên bản của cá nhân tôi (tôi 50 tuổi, tôi 70 tuổi, v.v…) đều cảm thấy rằng tôi đã chăm sóc tốt cho cơ thể. Tôi nhận ra rằng sẽ mình không thể luôn bảo đảm được sức khỏe cho bản thân, nhưng cũng sẽ rất buồn khi biết mình đã không đầu tư vào điều trở nên quý giá nhất khi chúng ta già đi và khi đang gặp vấn đề về sức khỏe.
· Đi ngược lại xu hướng buồn chán và tự mãn qua công việc tạo ra động lực nội tại và thực sự tốt đẹp. Hiểu bản thân mình hơn bao giờ hết, tôi nhận ra rằng sự tò mò và học hỏi suốt đời phải là một phần trọng tâm trong cuộc sống nếu tôi muốn phát triển và tiếp tục phát triển. Điều này có nghĩa là thỉnh thoảng tôi có thể chọn một hoạt động mới, nhưng sợi dây gắn kết các con đường của tôi lại với nhau sẽ là việc ngày càng tò mò và từ chối sự thành công đến quá dễ dàng. Bất cứ điều gì tôi làm, tôi sẽ làm bằng tất cả khả năng của mình.
Đó là đích đến tôi dự định sẽ đạt được trong năm năm tới. Tôi hy vọng sẽ học hỏi được từ những thành công và cả những sai lầm trong cuộc sống trên nẻo đường phía trước.
Người tài cũng cần gặp thời mới thành công?
Bill Gates may mắn hơn nhiều so với bạn nghĩ. Ông là người tài giỏi, từ chỗ bỏ học đại học đi lên để trở thành người đứng đầu danh sách những người giàu nhất thế giới.
https://baomai.blogspot.com/
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.