Lần đầu tiên trong một thế kỷ, châu Âu không còn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền văn minh phương Tây cũng như trong lịch sử thế giới nói chung.
Rõ ràng là như vậy. Khoảng 750 triệu người sống ở tiểu lục địa Âu Châu.
Châu Âu vẫn là điểm du lịch nổi tiếng nhất trên trái đất này. Kiến trúc, nghệ thuật, cơ sở hạ tầng, và vẻ đẹp tự nhiên của nơi này vẫn nhắc nhở hàng triệu du khách về nền văn minh từng năng động và vĩ đại nhất thế giới.
Ngay cả bây giờ, các quốc gia Âu Châu, cả trong và ngoài Liên minh Âu Châu, vẫn tạo ra tổng sản phẩm quốc nội là 24 ngàn tỷ USD, chỉ đứng sau Hoa Kỳ.
Hàng hoá xuất cảng của Âu Châu là những chiếc xe hơi được ưa chuộng nhất thế giới, công nghệ phức tạp, và những hàng hóa công nghiệp được đánh giá cao.
Tuy nhiên, kể từ sau Đệ nhị Thế chiến, mặc dù là thành viên của liên minh NATO và nằm trong sự phát triển của Liên minh Âu Châu, vai trò của Âu Châu vẫn ngày càng mờ nhạt trong các vấn đề của thế giới.
Tại sao vậy?
Những tổn thương trong Đệ nhị Thế chiến và Đệ tam Thế chiến những cuộc chiến đã khiến cho 70 triệu người Âu Châu thiệt mạng đã chứng kiến một châu Âu gần như lao vào cuộc tự sát tập thể. Cuộc Chiến Tranh Lạnh sau đó xoay quanh việc bảo vệ một châu Âu không vũ trang khỏi một đế chế hạt nhân Liên Xô hung hãn ở biên giới.
Nhưng khi Đệ nhị Thế chiến và Chiến Tranh Lạnh kết thúc, châu Âu đã không trở lại đảm nhận vai trò qua hàng thế kỷ của mình với tư cách là các nhà lãnh đạo của thế giới và là ngọn hải đăng của Nền văn minh phương Tây nữa.
Thay vào đó, là một châu Âu mệt mỏi đã phó mặc an ninh của mình cho Hoa Kỳ. Họ tự định vị lại mình là một dự án chủ nghĩa xã hội không tưởng, hòa bình, và hậu hiện đại gần đây nhất dựa là trên các quyền lợi theo chủ nghĩa tái phân phối, biên giới mở, và các chính sách xanh cấp tiến, mà tất cả đều khiến châu Âu rơi vào cuộc suy thoái không thể tránh khỏi.
Khi càng ít liên quan hơn thì người dân Âu Châu ngày càng ồn ào hơn và hay than vãn hơn.
Mặc dù châu Âu có nguồn năng lượng thủy điện, hạt nhân, than đá, và khí đốt tự nhiên dồi dào chưa được khai thác nhưng “tôn giáo xanh” của họ đã khiến họ gần như đóng cửa việc sản xuất nhiên liệu hạt nhân và nhiên liệu hóa thạch mới cũng như các nhà máy hiện có. Do đó, người dân và các ngành công nghiệp Âu Châu phải gánh chịu chi phí năng lượng ở mức rất cao.
Mức tăng trưởng kinh tế gần đây trên toàn châu Âu gần như bằng không. Mạng lưới xã hội từ đầu đến cuối của Âu Châu cùng các quy định và các hạn chế quá mức của chính phủ đối với hoạt động kinh tế ngày càng trở nên bất ổn.
Rất ít quốc gia Âu Châu chịu chi dù chỉ bằng 2% GDP cho quốc phòng. Và kết quả là cả châu Âu nói chung và các thành viên NATO đều không thể bảo vệ lục địa của mình nếu không có sự trợ giúp của Hoa Kỳ.
Châu Âu cũng không thể khai triển sức mạnh ra bên ngoài bờ biển của mình để ngăn chặn các mối đe dọa nguy hiểm ở biên giới hay ở phía các đồng minh của mình.
Dân số Âu Châu cũng bị giảm đi và già đi. Tỷ lệ sinh sản 1.5 thấp hơn nhiều so với tỷ lệ thay thế. Hầu hết người trẻ tuổi ở châu Âu quê hương cổ xưa của các tín ngưỡng Thiên Chúa không còn đức tin vào Chúa cũng như không còn bất kỳ đức tin vào tín ngưỡng nào.
Ở nhiều nước Âu Châu, di dân sinh ra ở ngoại quốc chiếm 20% dân số. Hầu hết họ đến đây trong nghèo khó, không được giáo dục, số lượng lớn, bất hợp pháp, ít có mong muốn hội nhập hoàn toàn. Họ đến từ các quốc gia thù địch, và có quan điểm chính trị và tôn giáo đối nghịch với châu Âu.
Nửa còn lại của phương Tây ở trong tình trạng tốt hơn một chút.
Hoa Kỳ đang quay cuồng với khoản nợ quốc gia 33 ngàn tỷ USD.
Sau khi áp dụng nhiều những mớ lý thuyết luật trọng yếu mang tính học thuật bị phá sản, những thành phố lớn ở Hoa Kỳ đã trở nên không an toàn, không lành mạnh, khó chấp nhận. Biên giới phía Nam Hoa Kỳ mở toang. Tám triệu người ngoại quốc đã đổ vào một cách bất hợp pháp chỉ kể từ tháng 1/2021, nhiều người trong số đó có thái độ thù địch với Hoa Kỳ.
Nước Mỹ ngày càng bị chia rẽ về mặt chính trị, chủng tộc, và dân tộc. Điều đó đã âm thầm nhưng một cách vững chắc khiến Hoa Kỳ sẽ không dùng hết nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào của mình, đặc biệt là khí đốt, dầu mỏ, và kim loại đất hiếm.
Trong khoảng trống này, kẻ thù của phương Tây nhìn thấy chính là cơ hội.
Nga xâm lược Ukraine thuộc Âu Châu. Cuộc chiến đang tiếp diễn này vẫn khiến các quốc gia tuyến đầu của NATO phải khiếp sợ.
Cứ định kỳ Trung cộng lại đe dọa sẽ tấn công Đài Loan, cũng như bắt nạt các nước láng giềng, quấy rối tàu và phi cơ Hoa Kỳ, thao túng tiền tệ, thị trường, và thương mại.
Iran đã trang bị tận răng cho các tổ chức khủng bố chống phương Tây như Hezbollah và Hamas.
Mạng lưới của Iran từ Tehran đến Damascus, Beirut, Palestine đã đe dọa cả các chế độ Ả Rập thân phương Tây và Israel.
Iran khoe khoang rằng những đại diện của họ có thể tiêu diệt Israel và sẽ sớm có vũ khí hạt nhân trên phạm vi toàn cầu tới cả Hoa Kỳ và châu Âu.
Hôm 07/10, Hamas đã tấn công Israel, hẳn là dựa trên giả định rằng các thế hệ người phương Tây ở Israel, Hoa Kỳ, và Âu Châu sẽ không phản ứng quá mạnh mẽ trước hành động tàn bạo như thời tiền sử của họ nếu cuộc tấn công này kéo theo một cuộc chiến hỗn loạn khác.
Tóm lại, thế giới chỉ an toàn khi một nước Mỹ mạnh mẽ, cùng đối tác Âu Châu của mình, bảo đảm được an ninh biên giới của họ, bảo vệ biển và vùng trời của thế giới, ủng hộ các quốc gia hợp hiến và thân phương Tây, cũng như ngăn chặn những kẻ hiếu chiến côn đồ.
Có lẽ khi đám mây chiến tranh ngưng tụ và kẻ thù sinh sôi, thì châu Âu sẽ đi tìm lại di sản và làm thức tỉnh lại vai trò lịch sử của mình.
Một Hoa Kỳ cô đơn, và cả thế giới nói chung, càng ngày càng cần đến sự hồi sinh của một châu Âu lành lặn và mạnh mẽ, một đối tác bừng tỉnh từ giấc ngủ vùi, và tiếp tục vai trò cổ xưa của mình trong việc bảo tồn nền văn minh khỏi những kẻ thù ngày càng đông lên.
Victor Davis Hanson _ Thuần Thanh
***
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.