Friday, February 28, 2020

Mỹ và châu Âu bất đồng ngôn ngữ về Trung cộng?

BM
Những lời cảnh báo của Mỹ về Trung cộng đã bị EU bỏ ngoài tai?

Những cảnh báo khốc liệt của Mỹ về mối nguy hiểm của Trung cộng bị các nước châu Âu tại Hội nghị An ninh Munich mới đây bỏ ngoài tai, một bài viết trên Foreign Policy nhận định.

Trong nhiều thập kỷ qua, Hội nghị An ninh Munich luôn đóng vai trò biểu tượng sức mạnh quyền lực của liên minh châu Âu. Nó quy tụ các lãnh đạo, nhà ngoại giao, các nhà soạn thảo chính sách ngoại giao quốc tế hàng đầu để bàn bạc về thách thức toàn cầu.

Nhưng năm 2020, nó cho thấy một sự đi xuống, trang Politico bình luận.

Nếu có điều gì mà ba ngày họp vào giữa tháng Hai phản ánh, thì đó là sự bất đồng sâu sắc giữa Mỹ và các cường quốc châu Âu như Đức, Pháp, về Trung cộng.

Chia rẽ trong quan điểm về Trung cộng

BM
  
Cả Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, ông Mark Esper, và Ngoại trưởng Hoa Kỳ Pompeo, trong các bài phát biểu tại hội nghị, đều khiến người ta không còn nghi ngờ gì về việc Washington coi Trung cộng là một thế lực bất chính trên thế giới. Đó là một quan điểm không được nhiều quốc gia trong EU chia sẻ, theo Politico.

Trong các bài phát biểu nối tiếp phát biểu, cả công khai lẫn riêng tư, các lãnh đạo châu Âu than phiền về sự không hợp tác của Mỹ cả trong khu vực lẫn trên trường thế giới nói chung.

Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier đã khai mạc hội nghị bằng cáo buộc chính quyền Trump đã bác bỏ ý tưởng về một cộng đồng quốc tế.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thì phát biểu rằng những gì Châu Âu muốn không hoàn toàn giống với Hoa Kỳ.

Các quan chức Hoa Kỳ đã chết lặng, Politico tường thuật.

'Ngôn ngữ' của Mỹ về Trung cộng...

BM
Giới chức Mỹ thừa nhận rằng đã luôn đe dọa sẽ kiểm soát thông tin tình báo của các nước châu Âu sử dụng mạng 5G của Huawei

Tại Hội nghị An ninh Munich, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper cảnh báo các đồng minh của Mỹ rằng "đã đến lúc 'thức tỉnh' trước mối đe dọa của Trung cộng", và kêu gọi châu Âu hợp lực với Hoa Kỳ để chống Trung cộng, theo Foreign Policy.

Ngoại trưởng Mike Pompeo thì tuyên bố rằng phương Tây đã "chiến thắng" trong cuộc xung đột với Trung cộng. Một quan chức cao cấp khác của Mỹ nói châu Âu 'thiếu sót' nếu họ không nhìn nhận Trung cộng qua lăng kính 'chúng ta chống lại họ'.

Người châu Âu lại cũng được nghe rằng virus corona đang hoành hành là một 'cơ hội' để khiến người dân Trung cộng chống lại chính phủ của họ.

Rồi họ lại tiếp tục nghe Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi mô tả tập đoàn viễn thông Trung cộng Huawei là "một hình thức xâm lược xảo quyệt".

... 'rơi vào tai điếc' của châu Âu

BM
  
Nhưng hầu hết những cảnh báo này rơi vào 'bên tai điếc' của châu Âu trong ba ngày hội thảo, Foreign Policy bình luận.

Những người chủ trì hội nghị lắng nghe những cảnh báo của Hoa Kỳ về Trung cộng một cách lịch sự, Nhưng ông Wolfgang Ischinger, một nhà ngoại giao kỳ cựu của Đức, một trong những người chủ trì, cũng không thể cưỡng lại việc phản bác Mỹ, bằng cách nhắc nhở khán giả rằng Trung cộng đang trong thời gian đương đầu với virus corona, và việc họ đang làm có ý nghĩa cho toàn thế giới.

"Tôi nghĩ rằng Trung cộng xứng đáng với lòng trắc ẩn, sự hợp tác, những lời ủng hộ và khuyến khích thay vì chỉ trích," ông Wolfgang Ischinger được trích lời trên Foreign Policy.

Người Mỹ cần bớt giọng điệu rằng 'ủng hộ Mỹ' hay 'chống lại Mỹ'. Như Reinhard Bütikofer, một nhà quan sát Trung cộng kỳ cựu từ đảng Xanh của Đức, nói với Foreign Policy, và rằng các quan chức ở Washington vẫn nói về Trung cộng với châu Âu như thể châu Âu 'không hiểu gì'. Họ càng làm vậy, người châu Âu càng ít lắng nghe, ông nói.

Trong khi đó, Nicolas Burns, cựu đại sứ Hoa Kỳ tại NATO và là nhà ngoại giao lâu năm, hiện là giáo sư tại Trường Harvard Kennedy thì phát biểu rằng: "Bạn cần phải tìm ra khi nào bạn cần hợp tác với [Trung cộng] và khi nào bạn cần cạnh tranh."

Hệ quả từ 'bất đồng ngôn ngữ'

BM
Đức được cho là phải chịu trách nhiệm về việc châu Âu chưa đạt được một chính sách chung vững chắc hơn về Trung cộng

Thực ra châu Âu và Hoa Kỳ cũng đồng ý với nhau về những điều họ không thích trong sự phát triển của Trung cộng dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình.

Những việc này gồm việc thị trường Trung cộng chưa mở cửa cho đầu tư nước ngoài theo cách mà ông Tập đã hứa hơn ba năm trước tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thụy Sĩ. Nó bao gồm sự xuất hiện của một hệ thống giám sát độc tài đang được xuất khẩu sang các nước ở Châu Phi, Châu Mỹ Latinh, và hơn thế nữa. Nó bao gồm việc giam giữ hơn một triệu người Hồi giáo ở khu vực phía tây Tân Cương. Và nó bao gồm các chiến thuật hăm dọa của Trung cộng tại Hong Kong, Đài Loan và các nơi khác.

Họ cũng đồng ý về sự cần thiết phải đẩy lùi những hành động này. Cả hai bên đã phản ứng trước một loạt các vụ thâu tóm của Trung cộng bằng cách đưa ra những hạn chế khó khăn hơn đối với đầu tư của Trung cộng. Cả hai đã lên án hành động của Trung cộng tại Tân Cương.

Cái mà họ không đồng ý là cách định nghĩa sự cạnh tranh này. Và cuối cùng, điều này sẽ rất quan trọng nếu cả Mỹ và châu Âu vượt lên trên sự hợp tác lỏng lẻo đang tồn tại hiện nay vớiTrung cộng - bao gồm sự hợp tác trong khối NATO - và phát triển chương trình nghị sự xuyên Đại Tây Dương.

Nhưng sự bất đồng giữa Mỹ và châu Âu khiến kỳ vọng về việc các bên có thể bàn thảo để tiến tới xây dựng một nghị trình xuyên Đại Tây Dương để đương đầu với sự trỗi dậy của Trung cộng, thêm khó khăn, gần như không thể, Foreign Policy nhận định.

Ngoài ra, cũng cần một nỗ lực mới, đoàn kết hơn từ châu Âu để xây dựng một chính sách chung, mạch lạc và vững chắc đối với Trung cộng. Và Đức hiện bị coi là nước chịu trách nhiệm về sự chậm trễ này.

BM
  
Bất đầu từ việc Thủ tướng Đức Angela Merkel miễn cưỡng phản đối hoặc chọc giận Bắc Kinh, một cách tiếp cận đã thúc đẩy chính sách mở cửa của bà đối với Huawei và khiến chính phủ của bà đổ vỡ với Anh, Pháp và các nước Âu khác vào tháng trước. Bà cũng từ chối chúc mừng Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn khi bà này tái đắc cử.

Bà Merkel có kế hoạch tổ chức một hội nghị thượng đỉnh tại Leipzig vào tháng 9, nơi quy tụ ông Tập Cận Bình và tất cả 27 nhà lãnh đạo EU. Bà đang thúc đẩy Trung cộng giành được thỏa thuận đầu tư toàn diện với EU và đồng ý hợp tác chặt chẽ hơn để chống biến đổi khí hậu và thúc đẩy phát triển kinh tế ở châu Phi. Nhưng các cuộc đàm phán với Bắc Kinh đang diễn ra chậm chạp, và virus corona có thể sẽ làm khiến kết quả không như kỳ vọng.

Có ý kiến lo ngại rằng nếu Đức không cẩn thận, hội nghị này có thể hủy hoại, thay vì củng cố, sự hợp nhất củu châu Âu trong vấn đề Trung cộng. Và rằng hội nghị này không được phép biến thành cơ hội để Tập Cận Bình khuyếch trương hình ảnh bản thân hai tháng trước kỳ bầu cử Mỹ.

Cho đến khi châu Âu có được được chính sách trên, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói rằng châu Âu sẽ khó đạt được nhiều tiến bộ với Hoa Kỳ.

BM
  
Bản thân ông Macron đã thử hai lần thuyết phục ông Trump hợp tác chặt chẽ hơn với châu Âu về vấn đề Trung cộng, nhưng đều bị từ chối.

Nhưng nếu châu Âu phải phát triển một chiến lược hợp tác chặt chẽ hơn để đạt được chương trình nghị sự xuyên Đại Tây Dương, thì Washington vẫn phải tìm cách nói năng một cách đáng tin cậy hơn, và với một giọng điệu khác với các đồng minh châu Âu, Foreign Policy bình luận.

BM

Người Việt trên mạng trong nhóm hành xử xấu xí nhất thế giới
Bác sĩ Việt Nam chia sẻ với thế giới thông tin chữa trị Covid-19
California theo dõi 8.400 người nghi nhiễm dịch Covid-19
Mỹ cân nhắc dùng quyền đặc biệt tăng sản xuất thiết bị bảo hộ chống Covid-19
Tôi không muốn người Việt sang Đài Loan làm việc
Tại sao Thế Giới không cảm thương Trung cộng trong nạn dịch Covid-19 ?
Câu chuyện về giáo phái Thiên Địa và Covid-19 ở Nam Hàn
CDC cảnh báo người Mỹ cần chuẩn bị COVID-19 lây lan rộng trong cộng đồng
Trung cộng từ “Đại Nhảy Vọt” đến “Đại Thụt Lùi”
Quan hệ tình dục có bị lây nhiễm COVID-19 không?
Bộ ảnh Tết cổ truyền năm 1920
Người Việt kể về tình trạng căng thẳng ở tâm dịch Hàn Quốc
Vì sao thế giới sùng bái vua Ai Cập Tutankhamun
Y tá mang bầu 9 tháng vẫn phải làm việc khiến dư luận tức giận
Ấn Độ tổ chức chào đón Tổng thống Trump
Tại sao có chuyện xét nghiệm dương tính sau khi 'đã khỏi'?
Vũ Hán không thể dập tắt bao nghi vấn về vũ khí sinh học?
Công bố hết dịch hay bắt tay với Tàu cộng giết dân?
Tình trạng vô gia cư ở California là điều đáng hổ thẹn
TC cách ly đại sứ Israel để bịt thông tin vũ khí sinh học ?

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.