Thưa các anh chị,
Xin chuyển lại các anh chị email của anh BS Hoàng Cơ Lân về Thảm Trạng Gia Đình, câu chuyện thương tâm của 1 sĩ quan Hải Quân sang Hoa Kỳ, nhờ con trai sponsor sang.
Ông sĩ quan kể rất chua chát về thời gian đầu sống với con trai, và người con dâu mà ông gặp lần đầu.
Ông sĩ quan Hải Quân kể thêm chuyện một bà cụ bị con gái đưa vào Nursing Home sống nhiều năm trời. Khi cụ sống tại Nursing Home rất buồn, rất cô đơn.
Ông kể là bà cụ khi mới sang đã có đủ tiền và vàng mua căn nhà để mình và gia đình cô con gái út sống. Khi hai đứa con của cô con gái Út tốt nghiệp thành bác sĩ và dược sĩ thì cụ lại lấy số tiền bạc, vàng, châu báu đưa cho cô gái Út để mở phòng mạch cho cháu trai bác sĩ.
Sau đó 1 tuần thì cụ bị đưa vào Nursing Home sống, và từ đó cô gái Út không hề tới thăm cụ, cháu ngoại bác sĩ mở phòng mạch cách nơi cụ sống 20 phút cũng không hề tới thăm cụ lần nào.
Tôi có đọc bài viết của BS Nguyễn Tài Mai về thảm kịch này, tôi đồng ý với BS Mai là câu chuyện do ông SQ Hải Quan kể lại có nhiều “lỗ hổng”. Có lẽ ông SQ Hải Quân muốn nhấn mạnh về vấn đề con cái bây giờ “bất Hiếu” và “vô ơn” với bố mẹ quá nhiều, nên ông đã photoshop cái hình ảnh thảm trạng xã hội này để nhấn mạnh cái thế giới này trong bài ông viết.
Như BS Mai viết, Nursing Home không có quyền giữ bệnh nhân nếu bệnh nhân đòi xuất viện.
Tỉnh Houston là tỉnh có nhiều người VN sinh sống.
Nếu Nursing Home không có nhân viên Việt Nam làm việc, thì theo luật pháp Nursing Home phải kiếm ra (không khó với tỉnh Houston) một người thông dịch viên VN dịch lại cho bà cụ.
Căn nhà cô gái Út đang ở là do tiền cụ bỏ ra mua, thì nhà có cụ đứng tên nữa .
Khi cháu ngoại đậu bằng bác sĩ, muốn mở phòng mạch thì cụ bỏ tiền ra mới mở được phòng mạch. Trên thực tế một bác sĩ mới ra trường muốn vay tiền nhà Bank mở phòng mạch thì cũng rất dễ dàng.
Theo luật pháp, nếu gia đình cắt đứt tất cả liên lạc với cụ, thì Nursing Home phải trình lên bộ Xã Hội tiểu bang (không cần cụ bà phải đòi hỏi). Nếu không liên lạc được với gia đình (cô Út) thì sau một thời gian sẽ có một Hội Đồng quyết định chỉ định cụ là Ward of The State. (theo Pháp Lý có nghĩa như là một vị thành niên dưới bảo trợ của Bộ Xã Hội Tiểu Bang)
Trong thập niên 80, trong nhiều năm, tôi có làm Bác Sĩ Giám Đốc một bệnh viện trên 1,000 (một ngàn) giường của Tiểu Bang California, nên tôi có phần nào quen thuộc với vấn đề này).
Làm ward of the State thì Tiểu Bang Texas sẽ lo chu toàn cho cụ, nhưng khi cụ qua đời thì tất cả cái gì có tên cụ (nhất là nhà cửa, bất động sản, xe hơi vv…) sẽ trở thành sở hữu của Tiểu Bang.
Tôi đồng ý với anh BS Hoàng Cơ Lân là những trường hợp tương tự như vậy có xảy ra bên Mỹ, nhưng rất hiếm.
Tôi có thấy trường hợp con trai đưa mẹ vào Nursing Home vì vợ ép buộc (vợ không phải các cụ hỏi cưới / hay các cụ chống đối mạnh ngay từ trước khi cưới / nay phải ngày ngày lau chùi cụ ỉa, đái nhiều lần mỗi ngày…)
Tôi rất ít thấy con gái đưa mẹ, bỏ vào Nursing Home và không bao giờ trở lại thăm mẹ.
Tôi thấy con gái Việt Nam có tình với bố mẹ hơn hết tất cả dân tộc khác (lẽ dĩ nhiên với tuổi ngoài bát tuần nhiều năm nay rồi, tôi có thể lầm hay nhớ sai…)
Nursing Home bên Mỹ bây giờ rất khó vào vì số lượng Nursing Homes rất ít so với số các người già cần trông nom càng ngày càng nhiều. (mọi người sống thọ hơn gần một trăm năm so với thập niên 60 , sự kiện longevity này mang theo nhiều gánh nặng / hành trang phụ trội /cho xã hội, cho gia đình) This is a social reality, we have to live with it.
Nếu chúng ta tô điểm vào cái thực thể xã hội này với những màu sắc đạo đức / hay bất đạo đức / thì chúng ta nhìn sai vấn đề.
Vấn đề xã hội này vô cùng phức tạp
Không thể viết trong phạm vi một trang giấy được. xin cáo lỗi với các anh chị.
Rất thân mến,
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.