Monday, November 27, 2023

Tiểu bang xanh phải trả tiền điện cao hơn ở các tiểu bang đỏ

 BM

Theo một báo cáo mới từ hiệp hội các nhà lập pháp tiểu bang có nhiều thành viên nhất, cư dân của các tiểu bang xanh (ủng hộ Đảng Dân Chủ), nơi chính phủ tích cực áp dụng các chính sách khí hậu, đang phải trả nhiều tiền hơn cho điện và nhiên liệu so với những người sống ở các tiểu bang đỏ (ủng hộ Đảng Cộng Hòa) vốn không có các chính sách như vậy.


Báo cáo từ Hội đồng Trao đổi Lập pháp Hoa Kỳ (ALEC) đã cung cấp thông tin chi tiết về giá năng lượng trên khắp Hoa Kỳ, đồng thời chứng minh mối tương quan giữa các chính sách bắt buộc của chính phủ và chi phí năng lượng cao.


BM


Báo cáo cho biết: “Trong khi một số tiểu bang dựa vào các nguyên tắc thị trường tự do và sự đổi mới để hạn chế lượng khí thải nhân tạo vào khí quyển, thì những tiểu bang khác sử dụng cách tiếp cận nặng tay hơn bằng cách thực hiện các tiêu chuẩn, ban hành các quy định bắt buộc và kế hoạch định giá có lợi cho các loại công nghệ cụ thể.”


“Cho dù đó là quy định bắt buộc, trợ cấp, hay sự kết hợp nào đó của cả hai, thì khi chính phủ can thiệp vào thị trường năng lượng, người đóng thuế cuối cùng vẫn sẽ phải gánh chịu chi phí.”


Xu hướng các quy định bắt buộc của chính phủ có liên quan đến giá điện cao hơn được thể hiện rõ trong báo cáo.


Ví dụ: Chỉ cần đơn giản là một thành viên trong Tiêu chuẩn Danh mục đầu tư Tái tạo (RPS), vốn quy định rằng một tỷ lệ điện năng nhất định của tiểu bang phải đến từ các nguồn tái tạo, sẽ đẩy chi phí điện ở tiểu bang tham gia lên khoảng 11%.


Chính sách bắt buộc có nghĩa là chi phí điện cao hơn


BM


Nhìn chung, báo cáo cho thấy những tiểu bang đỏ nào có ít quy định về năng lượng xanh của riêng mình hoặc không tham gia vào các chương trình mua bán phát thải (các hệ thống hạn chế tổng lượng phát thải từ một nhóm nguồn phát thải bằng cách đặt ra mức trần về lượng phát thải tối đa) là có chi phí điện thấp nhất.


Các tiểu bang đỏ Idaho, Wyoming, và Utah có giá điện thấp nhất. Không một tiểu bang nào trong số này có RPS do chính phủ bắt buộc hoặc tham gia vào các chương trình mua bán phát thải, chẳng hạn như Sáng kiến Khí nhà kính Khu vực (RGGI), một chương trình giới hạn và giao dịch hạn mức phát thải CO2 giữa mười tiểu bang ở khu vực Trung Đại Tây Dương và Đông Bắc của đất nước.


BM


Utah có mục tiêu năng lượng tái tạo tự nguyện là 20% vào năm 2025, nhưng đó không phải là mục tiêu bắt buộc. Idaho và Wyoming không có quy định bắt buộc nào của tiểu bang về cách tính bù trừ điện năng (net metering), một phương thức thanh toán tiền điện có ghi nhận số năng lượng dư thừa do lắp đặt năng lượng mặt trời tạo ra và áp dụng vào hóa đơn của khách hàng dưới dạng tín dụng cho năng lượng gửi lên lưới.


Trong khi báo cáo lưu ý rằng tác động của việc tiểu bang bắt buộc áp dụng net metering “vẫn chưa rõ ràng”, thì một số công ty tiện ích đã nói rằng cách tính này thể hiện sự chuyển giao chi phí từ những người có đủ tiềm lực tài chính để lắp đặt các tấm pin quang năng sang những người không lắp đặt quang năng, khiến họ phải trả nhiều tiền hơn cho phần chi phí cố định để duy trì lưới điện.


Ngoài tiểu bang đỏ Alaska và tiểu bang xanh Hawaii (là những vùng ngoại vi về mặt địa lý và do đó có thể hiểu là có chi phí điện cao nhất), năm tiểu bang có giá điện cao nhất đều là tiểu bang xanh: California, Massachusetts, Rhode Island, Connecticut, và New Hampshire.


BM


Cả năm tiểu bang đều có chương trình giới hạn và giao dịch hạn mức phát thải và RPS do chính phủ áp đặt. Mỗi từng tiểu bang cũng đã áp đặt chính sách đo lường net metering bắt buộc trên toàn tiểu bang đối với các công ty tiện ích của mình.


Nhìn chung, sự khác biệt về chi phí điện giữa các tiểu bang màu đỏ rẻ nhất và các tiểu bang màu xanh đắt nhất là rất đáng kể. Chi phí cho một kilowatt giờ ở California, Massachusetts, Rhode Island, và Connecticut là cao hơn gấp đôi so với chi phí ở các tiểu bang đỏ Idaho, Wyoming, và Utah.


Báo cáo nêu rõ: “Có mối tương quan chặt chẽ giữa các chính sách bắt buộc của chính phủ và chi phí điện cao hơn.”


“Khi xây dựng các chính sách về năng lượng và môi trường, các nhà lập pháp nên tránh áp đặt thêm các biện pháp kiểm soát của chính phủ và thay vào đó hãy cho phép thị trường thích ứng, đổi mới, và cải thiện.”


Bên cạnh điện, nghiên cứu của ALEC cũng xem xét chi phí xăng dầu ở các tiểu bang và phát hiện kết quả tương tự là, nhìn chung, có mối tương quan giữa các quy định bắt buộc của chính phủ và giá cả.


Báo cáo cho biết: “Các tiểu bang có các yêu cầu nghiêm ngặt hơn về hàm lượng nhiên liệu, nhiều quy định hơn và thuế trên mức trung bình thường có giá xăng cao hơn so với những tiểu bang không có các yêu cầu như vậy.”


Điện so với khí đốt tự nhiên


BM


Trong khi đó, một báo cáo gần đây của Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA) cho thấy chi phí sưởi ấm một ngôi nhà bằng khí đốt tự nhiên trong mùa đông sắp tới sẽ thấp hơn khoảng 40% so với chi phí sử dụng điện.


Theo báo cáo triển vọng nhiên liệu mùa đông ngày 07/11 của EIA, các gia đình sử dụng điện để sưởi ấm nhà dự kiến sẽ phải trả trung bình 1,063 USD từ tháng Mười Một đến tháng Ba. Ngược lại, các gia đình sử dụng khí đốt tự nhiên dự kiến chỉ phải trả hơn 601 USD.


Những phát hiện nói lên nhiều điều này được công bố khi chính phủ Tổng thống Biden tăng cường tuyên chiến với các thiết bị sử dụng gas, trong đó có lò sưởi, đồng thời khuyến khích các thiết bị thay thế chạy bằng điện (chẳng hạn như máy bơm nhiệt). Tất cả những nỗ lực này đều được tiến hành dưới danh nghĩa chống biến đổi khí hậu.


BM


Gần đây, Bộ Năng lượng (DOE) thông báo rằng Tổng thống Joe Biden sẽ sử dụng quyền hạn khẩn cấp trong thời chiến để thúc đẩy sản xuất máy bơm nhiệt điện của Hoa Kỳ khi chính phủ của ông tiếp tục nỗ lực thay thế lò sưởi chạy bằng nhiên liệu hóa thạch.


Trước đó, DOE đã đề xướng các tiêu chuẩn mới về hiệu suất năng lượng cho bình nóng lạnh dân dụng, theo đó yêu cầu bình nước nóng điện có kích thước phổ biến nhất phải sử dụng công nghệ bơm nhiệt và bình nước nóng tức thời chạy bằng gas sử dụng công nghệ ngưng tụ để đạt được hiệu quả năng lượng.


BM

Vào thời điểm đó, các thành viên Đảng Cộng Hòa trong Tiểu ban Hạ viện về Tăng trưởng Kinh tế, Chính sách Năng lượng, và Các vấn đề Quy định lập luận rằng các tiêu chuẩn hiệu quả sử dụng thiết bị do DOE đề xướng sẽ trở thành gánh nặng và gây chi phí tốn kém cho người Mỹ, ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến các gia đình có thu nhập thấp.




Tom Ozimek  &  Vân Du

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.