Pages

Tuesday, May 31, 2011

Khám Phá Về Gạo Lứt

image


BaoMai

Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ USDA thường nhấn mạnh đến nhóm hạt nguyên chất (whole grains), như gạo lứt, là thành phần chủ yếu trong chế độ dinh dưỡng. Gạo lứt cung cấp nhiều complex carbohydrate. Chất xơ (fiber), chất dầu, vitamins và chất khoáng cũng được tìm thấy nơi phần bọc ngoài của hạt gạo lứt.

image

Trong gạo lứt có một dược chất tên là INOSITOL HEXAPHOSPHATE, rất nổi tiếng giúp ích cho cơ thể. Theo các cuộc thử nghiệm, ăn nhiều gạo lứt cũng chưa chắc đem đến cho cơ thể chúng ta đầy đủ số lượng chất INOSITOL HEXAPHOSPHATE. Lý do là vì sự cấu tạo của chất này trong gạo lứt rất phức tạp cho nên hệ thống tiêu hóa của con người khó có thể biến hóa gạo một cách hữu hiệu để lấy được chất này ra. Do đó các hãng bào chế lớn phải cần dùng đến những máy móc tối tân và tinh vi mới có thể lấy ra được dược chất INOSITOL HEXAPHOSPHATE từ gạo lứt ra và chế biến thành dạng thuốc viên. Sau đây là các ích lợi của tinh chất gạo lứt INOSITOL HEXAPHOSPHATE:

• Lọc máu, giúp tống các chất kim loại độc hại có trong máu như thủy ngân, chì, nhôm, cadmium, v.v... ra khỏi cơ thể (gây ra do ô nhiễm không khí và hóa chất nơi hãng làm) (J Agriculture Food Chemistry 47: 4714-17, 999)

• Tẩy độc thận, ngăn ngừa và giúp phòng chống sạn thận (Scandinavian Journal Urology Nephrology 34: 162-64, 2000)

• Bồi bổ tim (Br J Haematology 125:545-51, 2004)

• Làm sạch các mạch máu, ngăn ngừa bệnh xơ cứng động mạch (International Journal Cardiology 33: 191-9, 1991)

• Hỗ trợ bệnh có mỡ trong gan (FATTY LIVER), tẩy độc gan (Anticancer Research 19: 3695-98, 1999)

• Tẩy độc đường ruột, ngăn ngừa ung thư ruột già (Cancer 56: 717-18, 1985)

• Ngăn ngừa các bệnh liên quan đến trí óc như bệnh mất trí nhớ của quý vị cao niên (bệnh Alzheimer's Disease - cố tổng thống Ronald Reagan), bệnh Parkinson, Huntington's disease.....( Journal Alzheimer's Disease 6:291-301, 2004, Ann N Y Academy Sciences1012:306-25, 2004)

• Ngăn ngừa và phòng chống bệnh sạn mật (Gastroenterology 76: 548-55, 1979)

• Tẩy các chất cặn bã “Lipofuscin” ra khỏi óc, tim, mắt và làm tan biến đi các vết đồi mồi dưới làn da (quý vị trung niên và cao niên hay bị) (Free Radical Biology Medicine 33:611-9, 2002)

• Là một loại thuốc trụ sinh thiên nhiên giết vi trùng, vi khuẩn (Microbial Pathogenesis 36:263-71, 2004; Clinical Infectious Diseases 25: 888, 1997)

• Giảm tiểu đường, ngăn ngừa máu đóng cục (Diabetic Medicine 21:798-802, 2004)

image

Một cup gạo lức nấu chín cung cấp khoảng 230 calories, 3,5 gram chất xơ, 5 gram chất đạm, 50 gram carbohydrate và các chất sinh tố Vitamin B 6, Thiamin B 1, Riboflavin B 2, Niacin B 3, Folacin, Vìtamin E, cùng các chất khoáng khác.

Theo nhiều nghiên cứu khoa học cho biết chất xơ trong gạo lức giúp phòng ngừa các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và bệnh tim mạch. Viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ khuyến cáo nên dùng 25 grams chất xơ mỗi ngày. Với một cup cơm gạo lức cung cấp 3.5 g, trong khi đó một cup cơm gạo trắng chỉ cho có 1 g.

image

Một thành phần quan trọng khác là chất dầu trong vỏ bọc ngoài của gạo lức có tác dụng giảm cholesterol trong máu, một yếu tố quan trọng gây nên bệnh tim mạch. Các nhà khoa học đã tìm thấy ở trong chất cám bọc ngoài hạt gạo lức có chất dầu tên là tocotrienol factor (TRF) có tác dụng khử trừ những chất hóa học gây nên hiện tượng đông máu và đồng thời giảm cholesterol. Bác sĩ Asaf Qureshi thuộc viện đại học Wisconsin, Hoa Kỳ đã thử nghiệm TRF trên một số người và cho kết quả giảm cholesterol từ 12 đến 16%. Ngoài ra, trong chất cám bọc ngoài gạo lức còn có thêm một chất khác có khả năng chống lại chất xúc tác enzyme HMG-CoA, một chất có khuynh hướng giúp gia tăng lượng cholesterol xấu LDL.
Ngoài cách lợi ích kể trên, tinh chất gạo lứt còn được nhiều bác sĩ coi là một dược phẩm rất quan trọng cho các bệnh nhân ung thư, giúp hủy diệt khối u, ngăn chận di căn. Để giúp lọc máu, tẩy độc, phòng chống các bệnh tim mạch và ung thư, ai cũng nên uống tinh chất gạo lứt tối thiểu mỗi năm một lần, mỗi lần uống khoảng 30 ngày liền. Quý ông trên 40 và quý phụ nữ đã mãn kinh nên dùng thường xuyên hơn (năm 2-3 lần, mỗi lần một tháng). 

Cách dùng: Ngày uống 2 lần mỗi lần 1 viên lúc bụng đói hoặc uống 2 viên lúc bụng đói trước khi đi ngủ. Bệnh nhân ung thư có thể dùng số lượng gấp đôi, gấp ba và dùng thường xuyên hơn.

Lưu Ý: trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc quý vị đang thiếu máu không nên dùng tinh chất gạo lứt.

Được biết, hội nghị Hoá Học Quốc Tế International Chemical Congress được bảo trợ bởi: the American Chemical Society, the Chemical Society of Japan, the Canadian Society of Chemistry, the Royal Australian Chemical Institute, and the New Zealand Institute of Chemistry.

 image

Inositol Hexaphosphate is a unique substance naturally derived from defatted rice bran and is a rich source of phatate compounds.  These compounds serve as natural plant antioxidants that inhibit oxidative reactions initiated by excessive iron, one of the major contributors to the proliferation of free radicals in the human body.  Inositol Hexaphosphate would be a great supplement for those men concerned with the oxidative damage of iron leading to arterial damage and heart disease.
The main publicity regarding Inositol Hexaphosphate pertains to its anti-cancer activity, and there have been scientific studies done confirming this.  Hutchinson Cancer Research Center in Seattle, Washington has identified phytic acid containing plant compounds, especially Inositol Hexaphosphate, as having anti-canter activity.

Article researched & compiled by Nutrition Depot Inc.

For questions & answers, ask Dr. Bob at www.NDCharity.com, www.NutritionDepotForCharity.com, www.CongTyDuocThao.com  

Muốn biết thêm chi tiết và đặt mua dược thảo Tinh Chất Gạo Lứt trên mạng, xin vào: 


image


Khám Phá Về Gạo Lứt

image

Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ USDA thường nhấn mạnh đến nhóm hạt nguyên chất (whole grains), như gạo lức, là thành phần chủ yếu trong chế độ dinh dưỡng. Gạo lức cung cấp nhiều complex carbohydrate. Chất xơ (fiber), chất dầu, vitamins và chất khoáng cũng được tìm thấy nơi phần bọc ngoài của hạt gạo lức.

Gạo lức là một loại thực phẩm nhiều dinh dưỡng khi so sánh với gạo trắng. Tuy nhiên, nó còn gia tăng nhiều dinh dưỡng hơn nữa khi được đem ngâm trong nước ấm, lâu khoảng 22 giờ. Đây là một khám phá mới nhất của khoa học.

Một nhóm các nhà khoa học Nhật Bản đã tìm thấy gạo lức ngâm lâu 22 tiếng đồng hồ chứa rất nhiều chất bổ dưỡng vì gạo lức ở trạng thái nẩy mầm. “Các enzyme ngủ trong hạt gạo ở trạng thái này được kích thích hoạt động và cung cấp tối đa các chất dinh dưỡng”.

Dr. Hiroshi Kayahara, giáo sư khoa sinh học và kỹ thuật sinh học tại viện đại học Shinshu University ở Nagano, đã nói như vậy trong bài tường trình kết quả nghiên cứu của nhóm ông tại hội nghị hóa học quốc tế “The 2000 International Chemical Congress of Pacific Basin Societies” ở Hawaii vào cuối năm 2000 vừa qua.

image

“Mầm gạo lức chứa nhiều chất xơ, vitamins và chất khoáng hơn là gạo lức chưa ngâm nước” Kayahara viết trong tờ trình. Gạo lức đã ngâm nước chứa gấp ba lần chất lysine, một loại amino acid cần thiết cho sự tăng trưởng và bảo trì các mô tế bào cơ thể con người, và chứa mười lần nhiều hơn chất gamma-aminobutyric acid, một chất acid tốt bảo vệ bộ phận thận (kidneys).

Các khoa học gia cũng tìm thấy trong mầm gạo lức có chứa một loại enzyme, có tác dụng ngăn chặn prolylendopeptidase và điều hòa các hoạt động ở trung ương não bộ.

Gạo lức nẩy mầm không những chỉ đem lại nhiều chất dinh dưỡng mà còn nấu rất dễ dàng và cung ứng cho chúng ta một khẩu vị hơi ngọt vì các enzymes đã tác động vào các chất đường và chất đạm trong hạt gạo, tiến sĩ Kayahara nói thêm. Gạo trắng không nẩy mầm khi ngâm như vậy.

Một cup gạo lức nấu chín cung cấp khoảng 230 calories, 3.5 gram chất xơ, 5 gram chất đạm, 50 gram carbohydrate và các chất sinh tố Vitamin B6, Thiamin B1, Riboflavin B2, Niacin B3, Folacin, Vìtamin E, cùng các chất khoáng khác.

Theo nhiều nghiên cứu khoa học cho biết chất xơ trong gạo lức giúp phòng ngừa các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và bệnh tim mạch. Viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ khuyến cáo nên dùng 25 grams chất xơ mỗi ngày. Với một cup cơm gạo lức cung cấp 3.5g, trong khi đó một cup cơm gạo trắng chỉ cho có 1g.

Một thành phần quan trọng khác là chất dầu trong vỏ bọc ngoài của gạo lức có tác dụng giảm cholesterol trong máu, một yếu tố quan trọng gây nên bệnh tim mạch. Các nhà khoa học đã tìm thấy ở trong chất cám bọc ngoài hạt gạo lức có chất dầu tên là tocotrienol factor (TRF) có tác dụng khử trừ những chất hóa học gây nên hiện tượng đông máu và đồng thời giảm cholesterol.

Bác sĩ Asaf Qureshi thuộc viện đại học Wisconsin, Hoa Kỳ đã thử nghiệm TRF trên một số người và cho kết quả giảm cholesterol từ 12 đến 16%. Ngoài ra, trong chất cám bọc ngoài gạo lức còn có thêm một chất khác có khả năng chống lại chất xúc tác enzyme HMG-CoA, một chất có khuynh hướng giúp gia tăng lượng cholesterol xấu LDL.

Được biết, hội nghị Hóa Học Quốc Tế International Chemical Congress được bảo trợ bởi: the American Chemical Society, the Chemical Society of Japan, the Canadian Society of Chemistry, the Royal Australian Chemical Institute, and the New Zealand Institute of Chemistry.

Tham Chiếu:
- Reuters Health Information Date Published: Dec 18 2000 16: 11: 14
- Date Reviewed: Dec 18 2000
- ABC Science Online, Australia 19 December 2000.

GIỚI THIỆU VỀ GẠO LỨC

Gạo Lức (brown rice) là một loại gạo chỉ xay bỏ trấu tức vỏ lúa chứ không bỏ mầm và cám của hạt gạo bên trong. Nhiều nghiên cứu khoa học gần đây cho biết những thực phẩm có nhiều chất xơ, như gạo lứt và các loại đậu khác có khả năng ngăn ngừa bệnh ung thư ruột không phải vì chất xơ mà chính là chất phytate chứa trong chất xơ.

Các nhà khoa học cũng tìm thấy ở trong chất cám gạo lức có một thứ dầu đặc biệt mang tên là tocotrienol factor TRF có khả năng chống cholesterol xấu LDL và khử trừ những chất hóa học gây ra hiện tượng đông máu. Bác sĩ Asaf Qureshi thuộc University of Wisconsin Hoa kỳ đã thử nghiệm trên một số người thì thấy rằng chất TRF trong cám gạo lức đã làm giảm 12 đến 16% cholesterol trong máu.

Ngoài ra, trong gạo lức cũng có một chất dầu khác có khả năng chống lại chất xúc tác enzym HMG-CoA, một chất có khuynh hướng giúp tăng lượng cholesterol tốt HDL.

Gạo lức gồm có ba loại: gạo lức tẻ hột dài (long grain brown rice), gạo lức tẻ hột tròn (short-grain brown rice), và gạo lức nếp (sweet brown rice). Tất cả gạo lức đều bổ dưỡng, nên cần được ăn trong các bữa ăn hằng ngày. Mặc dầu thời gian nấu gạo lức lâu khỏang 45 phút, nhưng có thể nấu một lần cho một tuần thì cũng tiết kiệm được nhiều thì giờ.

KỸ THUẬT NẤU NGŨ CỐC LỨT

Cứ một cup gạo lứt cần hai cup nước và khi chín sẽ cho khoảng ba cups cơm, dùng cho ba người ăn. Sau khi đãi sạch gạo, đổ chung với số lượng nước tương ứng, đặt vào nồi cơm điện, bật công tắc (turn on), chờ cho sôi đều xong là tắt (turn off) cho đến khi mặt nước cạn bằng với mặt gạo là bật công tắc lại (turn on), rồi để nó tự động tắt. (lối này hơi mất công nhưng gạo khi chín thành cơm thường không bị bể hột) Thời gian mất khoảng 55 phút. Cũng có thể nấu như gạo thường, nghĩa là sau khi đãi sạch gạo, đổ chung với số lượng nước tương ứng, đặt vào nồi cơm điện, bật công tắc (turn on) là xong.

Cơm ăn không hết có thể để trong tủ lạnh dùng trong khoảng một tuần lễ. Nếu muốn để lâu hơn, nên chia ra từng phần rồi bỏ vào ngăn đông lạnh, khi ăn chỉ việc cho vào micro-wave hay bỏ vào non-stick pan để trên bếp lửa là cơm trở lại tình trạng nóng hổi bình thường.

Tâm Linh


Nước gạo lứt

image

Một nhóm thiền sinh họp nhau mỗi tháng trao đổi kinh nghiệm tu tập và sức khỏe dưỡng sinh, một hôm có mấy người đưa ra kết quả phân tích máu sau khi đã thử uống nước gạo lức được mấy tháng. Tất cả mọi người đều lấy làm lạ vì thấy máu họ so sánh với người khác rất sạch tốt, không có độc tố và ký sinh trùng, huyết cầu rất tròn không bị méo mó và huyết thanh rất trong. Đó là vì một người trong nhóm đã theo gương một bạn đạo khác trong vùng Oregon, bác này bị sạn ở túi mật quá nhiều đã tràn sang gan, mặc dù đã mổ nhưng không lấy hết ra được, và gan đã bị chai. Túi mật đã bị mổ lấy ra, bệnh gan cũng không có thuốc chữa nên bác càng ngày càng sa sút, da và mắt vàng như nghệ, tình trạng thật là tuyệt vọng. May sao có người ở Việt Nam mách cho phương thuốc dân gian gia truyền là uống nước gạo lức rang để giải trừ độc tố và thanh lọc gan. Thôi thì đến lúc cùng đường, ai chỉ gì cũng thử, bác uống liền tù tì trong ba năm dùng nước gạo lức thay cho các thứ nước khác như trà, cà phê, nước ngọt v.v... Như một phép lạ! Da và mắt của bác không còn vàng nữa, trong người không còn mệt mỏi và bực bội, nước da càng ngày càng tươi sáng hơn bao giờ! Đi khám bác sĩ lại, tất cả từ bác sĩ cho đến y tá đều ngạc nhiên. Con người của bác như đã được tái sinh!

Thế là nhóm thiền đó bèn thực tập ngay phương thuốc tuyệt diệu này, và sau 6 tháng dùng thử so sánh kết quả đã thấy rất nhiều phấn khởi như sau:
- Sức khỏe tăng gia, làm việc nhiều không thấy mệt.
- Bớt mập, bớt cholesterol, tiểu đường.
- Chữa táo bón, bớt bị đau bụng, bệnh hôi miệng.
- Chữa bệnh phong thấp, bệnh ra mồ hôi, đau lưng nhức mỏi.
- Da dẻ tươi sáng, không cần dùng kem dưỡng da.

Thấy có vẻ lý thú quá, tôi bèn thực tập ngay đi mua mấy ký gạo lức về rang và đun nước uống để bình thủy, “sáng vác ô đi tối vác về” đem vào sở uống thay nước lọc. Kết quả: không có gì cụ thể, vì tôi chẳng mấy khi đi bác sĩ nên cũng không có cơ hội thử máu xem “trước và sau” (before and after) như thế nào, nhưng thấy có vẻ như có nhiều năng lực, energy để làm việc hơn, và mọi người khen là trông da dẻ “tươi sáng” hơn trước. Một ngày nọ, một chị bạn đồng sở bỗng nhiên khám phá ra ung thư ruột già, phải vào bệnh viện mổ, chị phải ăn uống rất hạn chế, phải uống nhiều nước trong ngày. Tôi không biết giúp gì cho chị, bèn đem gạo lức rang đến chỉ cho chị cách nấu uống mỗi ngày. Như một phép lạ! Chị có đủ sức để chịu đựng hai lần mổ, nhiều lần chemotherapy mà không bị kiệt sức và không bị mất hồng huyết cầu nhiều tuy ăn rất ít, hầu như không đủ chất bổ dưỡng. Thấy hay, chị chỉ lại cho những người quen, nhất là những người bị yếu và đau gan, kể cả những người bị sơ gan hết thuốc chữa. Tất cả đều báo cáo kết quả rất tốt, chỉ trong một thời gian ngắn, tình trạng của họ đã cải thiện hẳn. Sau này, tôi cũng chỉ cho những người khác ở trong trường hợp tương tự, ngay cả cho “xếp” tôi trong sở, người thì bị tiểu đường, người thì bị chứng phong thấp và đau nhức v.v.. Kết quả đều khả quan, và trông ai nấy đều có vẻ tươi tắn, khỏe khoắn hẳn ra.

Riêng với tôi, nước gạo lức là một thứ nước uống rất ngon, và tuy không thấy công hiệu rõ ràng trước mắt như những người có bệnh và phải đi thử nghiệm định kỳ, nhưng mỗi lần phải làm những việc nặng nhọc tưởng chừng như không làm được, tôi vẫn có thể “pass” được như thường. Và như anh bạn tác giả bài viết đó đã nói, càng uống càng thấy thích, nên tuy phải đun nấu, nhưng món này đã không đi vào dĩ vãng mà vẫn tồn tại một cách bền bỉ và chưa có hứa hẹn gì là sẽ bị bỏ rơi trong một tương lai gần đối với tôi.

Thiết tưởng cũng nên phổ biến phương thuốc thần diệu này rộng rãi, biết đâu sẽ giúp được nhiều người và có thêm được một vài “phép lạ” nào nữa.

image

Cách nấu:

- Một muỗng canh gạo lức rang cho một lít nước.

Mua gạo lức hột tròn hay dài (brown rice) tại các siêu thị, hay trong những chợ health food. Không nên rửa gạo trước khi rang, vì làm như vậy có thể làm cho người bị nóng hơn bình thường. Dùng chảo rang gạo trên lò, độ nóng medium low. Khi rang nhớ dùng đũa khuấy đều, vì nếu để yên một chỗ khá lâu hạt gạo sẽ bị cháy, hoặc nở bung ra. Rang cho đến khi có mùi thơm và gạo có mầu nâu đậm hay nhạt tùy ý thích. Nên rang mỗi lần vài pounds rồi để vào trong một cái keo dùng dần.

image

Nấu theo tỷ lệ một muỗng canh với một lít nước trong nồi Slow Cooker, độ nóng low , từ 8 đến 10 tiếng. Có thể nấu vào buổi tối trước khi đi ngủ, như vậy đến sáng trước khi đi làm có thể cho vào bình thủy mang theo, hoặc nấu buổi sáng và đến chiều tối thì xong.

Nên uống nước gạo lức rang với độ nóng thích hợp cho mình từ 2 đến 3 lít mỗi ngày. Nước gạo lức rang không nên để lâu trong nồi quá một ngày, vì sẽ làm nước bị đục và có thể bị thiu. Nếu dùng không hết, nên sớt ra, để nguội cho vào tủ lạnh. Trước khi uống chỉ việc hâm nóng là được.

Xác gạo lức khi nấu xong không nên bỏ, vì có thể ăn như cháo và làm nhẹ bụng. Người mới bệnh dậy, hoặc đầy bụng, hoặc chán không biết ăn gì (vì quá thừa thãi), cứ ăn vài ngày để giúp bao tử làm việc nhẹ nhàng, sẽ thấy thèm và thích ăn.

Tốt nhất là nấu bằng Slow cooker, đừng nấu trên bếp lò vì nước gạo sẽ không được trong.

Được biết, trong gạo lức có nhiều chất fiber có thể làm giảm lượng đường và cholesterol trong máu, đồng thời cũng có thêm những chất mineral như magnesium, manganese, zinc. Uống nước gạo lức phối hợp với thể dục và dưỡng sinh, điều hòa hơi thở bồi dưỡng thể chất cũng như tâm linh sẽ đem lại một đời sống khỏe mạnh, an vui cho chúng ta.

Tuy nhiên, nên nhớ rằng gạo lức chỉ giúp chúng ta điều chỉnh những chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe con người, chứ không phải là “thuốc tiên” có thể đi ngược lại vòng xoay của tạo hóa mà “cải tử hoàn sinh” hay “cải lão hoàn đồng” được. Con người sanh ra trong sự biến dịch của vũ trụ, trong quy luật tuần hoàn sanh lão bệnh tử của kiếp nhân sinh. Điều quan trọng là sống trong trí tuệ hiểu biết, sẵn sàng chấp nhận những gì đến và đi và buông bỏ không luyến tiếc những gì không thể giữ được nữa, kể cả xác thân vật chất này, như vậy ta sẽ có sự bình an dù ở trong bất cứ hoàn cảnh nào.


Ngọc Bảo

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Gạo lứt hạt dài, chưa chế biến
Giá trị dinh dưỡng trên 100 g (3,527 oz)
Năng lượng 370 kcal   1550 kJ
Cacbohydrat    77.24 g
- Đường  0.85 g
- Xơ tiêu hóa  3.5 g  
Chất béo2.92 g
Protein7.94 g
Nước10.37 g
Thiamin (Vit. B1)  0.401 mg  31%
Riboflavin (Vit. B2)  0.093 mg  6%
Niacin (Vit. B3)  5.091 mg  34%
Axít pantothenic (B5)  1.493 mg 30%
Vitamin B6  0.509 mg39%
Folat (Vit. B9)  20 μg 5%
Canxi  23 mg2%
Sắt  1.47 mg12%
Magiê  143 mg39%
Phốtpho  333 mg48%
Kali  223 mg  5%
Natri  7 mg0%
Kẽm  2.02 mg20%

Các phần trăm là theo khuyến cáo của Mỹ cho người lớn.
Nguồn: Cơ sở dữ liệu dinh dưỡng của USDA
Gạo lứt, gạo lức, gạo rằn hay gạo lật là loại gạo chỉ xay bỏ vỏ trấu, chưa được xát bỏ lớp cám gạo. Đây là loại gạo rất giàu dinh dưỡng đặc biệt là các vitamin và nguyên tố vi lượng.

Thành phần dinh dưỡngThành phần của gạo lứt gồm chất bột, chất đạm, chất béo, chất xơ cùng các vitamin như B1, B2, B3, B6; các axit như pantothenic (vitamin B5), paraaminobenzoic (PABA), folic (vitamin M), phytic; các nguyên tố vi lượng như canxi, sắt, magiê, selen, glutathion (GSH), kali và natri[1].
Ở gạo trắng qua quá trình xay, giã, 67% vitamin B3, 80% vitamin B1, 90% vitamin B6, một nửa lượng mangan và hầu hết chất xơ đã bị mất đi[2]. Các chuyên gia dinh dưỡng cũng nhận thấy, một lon gạo lứt khi nấu thành cơm chứa 84 mg magiê, trong khi đó ở gạo trắng chỉ có 19 mg. Lớp cám của gạo lứt cũng chứa một chất dầu đặc biệt có tác dụng điều hòa huyết áp, làm giảm cholesterol xấu, giúp ngăn ngừa qua các bệnh tim mạch.
Gạo lứt trong ẩm thựcGạo lứt có thể nấu cơm bằng cách ngâm gạo khoảng 15-20 phút[3] cho mềm và nấu như cơm nấu gạo trắng. Khi hạt cơm chín thường không nở như gạo trắng, ăn hơi ráp nhưng nếu ăn quen sẽ thấy hương vị ngon ngọt đặc biệt.

Giáo sư tiến sỹ Hiroshi Kayahara (giáo sư Ohsawa) của viện sinh học Nhật Bản là người đã phân tích chất gạo lức và tìm ra rằng gạo lức đỏ ngâm một ngày một đêm (khoảng 22 giờ) ở nhiệt độ trong nhà sẽ bắt đầu nẩy mầm và giải phóng được rất giàu các chất enzyme, và vitamin từ cám gạo. Gạo lức trắng thì không nẩy mầm bằng cách này. Gạo lức đỏ ngâm khi nấu cơm sẽ mềm hơn là không ngâm và có vị ngọt hơn cơm thường do các enzyme đã giải phóng được chất đường và chất đạm trong hột gạo.[4]Gạo nếp lứt thường được sử dụng để làm món rượu nếp cái, đặc biệt là công thức rượu nếp cái sử dụng nguyên liệu gạo lứt, kết hợp với chuối tiêu chín và lòng đỏ trứng gà.
Có rất nhiều món ăn khác có thể sử dụng gạo lứt như nguyên liệu chính: bún làm từ gạo lứt xào với rong biển, ngưu báng, cà rốt và mơ muối; cơm cốm gạo lứt với nguyên liệu là gạo lứt, đậu đỏ, đậu xanh, cốm, nấu như cách đồ xôi và ăn kèm với vừng rang, hành khô phi thơm; cháo gạo lứt với gạo lứt, đậu đỏ, mơ muối, rong biển; cơm gạo lứt cuốn rong biển[5] tương tự một món sushi cuộn makizushi, kết hợp với nước mơ muối và lá tía tô.

Gạo lứt trong dưỡng sinhTrong thực tế, gạo lứt có thể sử dụng để nấu cơm ăn hàng ngày, tuy nhiên thường thấy những món ăn đồ uống sử dụng gạo lứt, thuộc nhóm thực phẩm chức năng dùng để chữa trị một số loại bệnh. Theo Đông y, gạo lứt rất bổ và có tính thanh nhiệt, an thần trấn kinh, trừ phiền. Có khả năng ngăn sự xuất tiết của dạ dày và đại tràng nên có tác dụng tốt trong điều trị các bệnh đường ruột. Đông y dùng cháo gạo lứt để phòng ngừa và trừ bệnh tả, lỵ, cầm mồ hôi[6]. Những nghiên cứu khác cho thấy gạo lứt đặc biệt tốt đối với phụ nữ, làm giảm nguy cơ ung thư và ruột kết, giảm cholesterol và tốt cho hệ tim mạch của phụ nữ sau mãn kinh. Đồng thời, với nguồn chất xơ dồi dào, gạo lứt giúp chống lại bệnh xơ vữa động mạnh, ung thư vú, thậm chí giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư và bệnh tiểu đường[2].

Gạo lứt muối mè (muối vừng), bao gồm cơm nấu gạo lứt và vừng rang giã muối, là thực đơn trong hệ thống ẩm thực Oshawa, do bác sĩ Sakurazawa Nyoichi người Nhật sáng tạo ra sau Thế chiến 2. Gạo lứt muối mè là đồ "thực dưỡng", có thể chữa trị một số chứng bệnh nan y[1] như u bướu, ung thư, viêm đại tràng co thắt, tiểu đường, suy dinh dưỡng[7].
Gạo lứt rang và đun nước uốngcó tác dụng thanh lọc gan rất tốt. Nước gạo lứt rang có thể uống như đồ uống hàng ngày, cũng có thể kết hợp với canh dưỡng sinh làm từ ngưu báng, nấm shitake và củ cải trắng.

1 comment:

Note: Only a member of this blog may post a comment.