Pages

Thursday, July 21, 2011

USD và âm-mưu của FED

image


USD và âm-mưu của FED trong việc tranh dành QUYỀN LỰC

Từ 19/2 đến 25/2/2011, trên bàn nghị sự Hội nghị G20 tại Paris lại nóng lên những vấn đề về chính sách tiền tệ trên thế giới. Và hiển nhiên đôla Mỹ (USD) cũng như chính sách tiền tệ của nước Mỹ một lần nữa lại cho thấy sức ảnh hưởng to lớn của nó đến an ninh tiền tệ toàn cầu.

image

Giờ đây đồng đôla không được đảm bảo bằng vàng nữa.

Tiếp theo câu chuyện về sự ra đời của Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ - FED kỳ trước, ANTG kỳ này là câu chuyện ngược dòng về bước ngoặt lịch sử của đồng đôla Mỹ khi chuyển sang một thứ bạc "vay mượn" và âm mưu của FED trong cuộc chiến giành quyền nắm sức mạnh thật sự của nền kinh tế. Đó cũng là lời giải đáp cho những thắc mắc của bạn đọc như:
Cơ chế hình thành đồng đôla Mỹ đang lưu thông hiện nay là gì, ai là người nắm quyền phát hành đôla Mỹ, và đâu là vai trò thật sự của tổ chức mang tên Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ?...

Những đồng đôla "vay mượn"
Rất nhiều người trên thế giới cho tới giờ vẫn nghĩ rằng quyền phát hành đồng đô-la tất nhiên thuộc về Chính phủ Mỹ, tuy nhiên trên thực tế về bản chất, Chính phủ Mỹ không có quyền phát hành tiền tệ! Các nhà phân tích cho rằng, kể từ năm 1963 sau khi Tổng thống Kennedy bị ám sát, Chính phủ Mỹ cuối cùng đã mất đi quyền phát hành "đôla Mỹ bạc trắng". Quyền lực ấy đã thuộc về Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ và cách thức mà họ đã tạo ra tiền tệ là từ... không khí, chính xác hơn là dựa trên nợ.

Sâu xa hơn, chính đạo luật "Federal Reserve Act" hay người ta còn gọi là "Đạo luật Nelson Aldrich" mà Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson ký ngay trước ngày Thiên Chúa giáng sinh năm 1913 đã tước bỏ hoàn toàn chức năng in tiền giấy của Chính phủ Mỹ. Và sự thật là kể từ khi FED đoạt được quyền in tờ giấy bạc này, cứ bao nhiêu tờ tiền đôla xanh in ra là người dân Mỹ phải chịu nợ FED bấy nhiêu.

Trên thế giới người ta biết đến rất nhiều loại tiền nhưng về bản chất thì được xem là chỉ có hai loại: tiền vay mượn và tiền phi vay mượn. Tiền vay mượn là tiền pháp định đang lưu thông hiện nay mà thành phần chủ yếu của hệ thống tiền tệ pháp định này là các khoản vay mượn tiền tệ hóa của chính phủ.
Ngược lại tiền phi vay mượn là có vàng, bạc đảm bảo.

Trong lịch sử Hoa Kỳ đã từng có những đồng tiền "không vay mượn", thực sự được phát hành bởi chính phủ. Quan trọng nhất và là loại tiền tệ hợp pháp đầu tiên được Chính phủ Mỹ phát hành dưới thời Tổng thống Abraham Lincoln trong cuộc nội chiến giữa thế kỷ XIX chính là "Tiền xanh Lincoln" và "Chứng chỉ bạc trắng" (Silver Cerfiticate). Người ta còn gọi "Tiền xanh Lincoln " là "Giấy bạc Nhà nước Hoa Kỳ". Nhưng kể từ sau khi Tổng thống Lincoln bị ám sát thì việc phát hành loại tiền này đã bị hạn chế, tổng lượng tiền phát hành bị hạn định trong khoảng 346.681.016 đôla, thậm chí năm 1960 lượng đôla phát hành chỉ vỏn vẹn 1% tổng lượng tiền lưu thông của Mỹ.

Ngày 22/11/1963 khi Tổng thống Kennedy - vị tổng thống Hoa Kỳ nỗ lực đòi quyền nắm giữ đồng đôla bị ám sát, tiếp theo Tổng thống thứ 36 của Hoa Kỳ (1963-1969) là Lindon Johnson lên cầm quyền thì "Chứng chỉ bạc trắng" đã dần bị loại khỏi lưu thông. Thực ra trên thị trường Mỹ lúc bấy giờ vẫn tồn tại "Chứng chỉ vàng" giống với "Chứng chỉ bạc", nhưng bản chất sâu xa của "Chứng chỉ vàng" chính là nguồn gốc thống trị của những nhà tài phiệt ngân hàng khét tiếng trên thế giới. Cho tới năm 1971, mối liên hệ cuối cùng giữa vàng và đồng đôla rốt cuộc đã hoàn toàn bị cắt đứt. Kể từ đây nước Mỹ chỉ còn đồng đôla do FED phát hành mà thôi.

Để có thể hiểu rõ hơn, chúng ta ngược lại thời kỳ trước năm 1971 để tìm hiểu về "bản vị vàng". Ta biết rằng, tiền tệ là thước đo căn bản nhất của nền kinh tế, mọi thứ đều có thể đo lường bằng tiền tệ và tiền tệ cũng là phương tiện tích lũy giá trị của người dân. "Bản vị vàng" được hiểu là chế độ tiền tệ mà phương tiện tính toán kinh tế tiêu chuẩn được ấn định bằng hàm lượng vàng. Dưới chế độ bản vị vàng, tổ chức phát hành tiền mặt (ở dạng giấy bạc hay tiền xu) cam kết sẵn sàng nhận lại tiền mặt và trả vàng nếu được yêu cầu. Các chính phủ sử dụng thước đo giá trị cố định này nếu chấp nhận thanh toán cả tiền mặt của chính phủ nước khác bằng vàng sẽ có liên hệ tiền tệ ấn định (lượng tiền mặt lưu hành, tỉ giá quy đổi...). Những người ủng hộ chế độ bản vị vàng cho rằng, hệ thống này đề kháng được sự bành trướng tín dụng và nợ nần. Đồng tiền được bảo đảm bằng vàng sẽ không cho phép chính phủ tùy tiện in tiền giấy, điều này ngược lại với chế độ bản vị tiền giấy.
Kể từ khi hệ thống tiền tệ nước Mỹ tách ra khỏi sự ràng buộc của vàng thì cho tới nay đồng đôla Mỹ đã giảm giá tới khoảng 94%. Đồng đôla Mỹ giờ đây không còn là đồng tiền dự trữ hữu hiệu và an toàn nữa vì nền kinh tế Mỹ đang suy yếu, tổng nợ nước Mỹ đã tăng quá cao. Sự khác nhau căn bản giữa "bản vị vàng" và "bản vị đôla", đó là không có sự đảm bảo đổi lại với đồng tiền nội địa. Mức cung tiền nội địa của Anh, Pháp hay bất kỳ một quốc gia khác không cần có mối liên hệ với đồng đôla Mỹ.

Mặt khác, vì Mỹ có thể "in" tiền đôla để chi trả nợ và một khi các quốc gia khác đã có một lượng dự trữ đôla ổn định thì nền kinh tế thế giới sẽ tràn ngập đôla, tất yếu lạm phát sẽ xảy ra. Dưới chế độ bản vị vàng, lượng cung ứng tiền sẽ chỉ tăng cùng với lượng vàng khai thác được nên cả nền kinh tế thế giới sẽ ít chịu lạm phát.

Vậy quá trình "sản suất" đồng đôla của FED ra sao? Quả thật, công đoạn biến hóa từ công trái thành đôla là một quá trình tuy không hẳn phức tạp nhưng bản chất hết sức tinh vi, ngoài những người có chuyên môn thì những ai muốn hiểu rõ được cần phải có kiến thức sâu rộng về lĩnh vực tiền tệ tài chính.

Có thể tóm tắt chu trình như sau:

Muốn có được đồng đôla, Chính phủ Mỹ cần phải đem công trái của người dân Mỹ thế chấp cho FED, lúc này "phiếu dự trữ liên bang" (Federal Reserve Note) do FED phát hành chính là đồng đôla Mỹ.
Theo như Ngân hàng New York của FED miêu tả thì "đồng đôla không thể hoàn đổi thành vàng hay bất cứ tài sản nào khác của Bộ Tài chính Mỹ. Nó không mang ý nghĩa thực tế mà chỉ có tác dụng ghi nợ... Ngân hàng chỉ tạo ra tiền tệ khi được người đi vay cam kết hoàn trả các khoản vay của ngân hàng. Ngân hàng thông qua "tiền tệ hóa" các khoản nợ thương mại và tư nhân để tạo ra tiền tệ".
Còn theo sự giải thích của Ngân hàng Chicago thuộc FED thì: "Ở Mỹ, bất luận tiền giấy hay là tài khoản ngân hàng đều không có đủ giá trị nội tại như một loại hàng hóa nào. Đồng đôla Mỹ chẳng qua chỉ là một tờ giấy. Còn tài khoản ngân hàng cũng chỉ là những con số ước lượng ghi trên giấy"!
Cuối cùng ta có thể hiểu rằng, đồng đôla không có giá trị thực. Nó chỉ là một ví dụ kinh điển của đồng tiền pháp định với số lượng không giới hạn và có thể được in ấn vô tội vạ bởi FED mà thôi.
image
Nhân viên bảo vệ bên ngoài trụ sở FED Washington.


Trò ảo thuật của FED

Rõ ràng là việc đem thế chấp công trái để lấy đôla sẽ làm cho chính phủ phải chi trả cho FED một khoản lợi tức từ số công trái đó. Vì thế khi nền kinh tế phát triển, nhu cầu về tiền tệ tăng cao thì Chính phủ Mỹ tất yếu phải thế chấp càng nhiều công trái cho FED và số tiền lãi sẽ ngày càng phình to không giới hạn. Việc thanh toán đầy đủ các khoản nợ lãi suất cho FED được đảm bảo bằng số tiền đóng thuế của người dân Mỹ trong tương lai, thực tế số tiền thuế này vẫn chưa được người dân Mỹ kiếm ra để nộp cho chính phủ.

Như vậy, bản chất ở đây là khi nhu cầu tiền tệ tăng lên thì số tiền nợ của chính phủ cũng tăng, cho đến khi áp lực lãi suất của món nợ ấy vượt quá sự phát triển của nền kinh tế sẽ dẫn đến sự sụp đổ của đồng đôla Mỹ!
Một lỗ hổng chết người trong luật pháp ban hành ở nước Mỹ là chính phủ chỉ phát hành tiền đồng kim loại, còn tiền giấy thì chỉ là tờ chứng nhận trao đổi. Những bộ óc khổng lồ với tư duy minh triết, uyên thâm tại cuộc họp bí mật trên đảo Jekyll chấp bút đã làm ra một dự thảo chết người mang hơi hướng một phiên bản của hai gia tộc khét tiếng Rockefeller và JP Morton ở châu Âu vào nước Mỹ. Điều gì có lợi cho các tập đoàn tài phiệt đến ắt phải đến. Từ đây mọi sức khỏe của kinh tế trên thế giới đã thuộc về tay các ông trùm tài phiệt toàn cầu.

"Đạo luật Nelson Aldrich" đã dẫn nước Mỹ và nhân loại sang một trang mới của lịch sử. Trước tiên là một bước ngoặt thay đổi về bản chất về quyền lực nắm giữ đồng tiền. Từ khi ra đời đến nay, FED lộ rõ bản chất là ngân hàng trung ương tư hữu và Chính phủ Mỹ đã không còn cổ phần trong FED. Khi chính phủ muốn chi tiêu quá phần tiền thu thuế từ dân Mỹ thì chính phủ phải vay tiền từ FED thông qua FED in thêm tiền. Quốc hội có nhiệm vụ khống chế FED nhưng trên thực tế điều này dường như thể hiện ngược lại.

Cục Dự trữ liên bang Mỹ về hình thức là của Chính phủ Mỹ, nhưng bản chất là của các nhà tài phiệt mà thôi. Sự lấp liếm và lách luật của nhóm dự thảo trên đảo Jekyll mà Paul Warburg là bộ óc tài tình chấp bút mới có thể thiết kế hoàn hảo đến như vậy!
Rốt cuộc FED là tổ chức duy nhất được phép in tiền giấy Mỹ kim. Chính phủ Mỹ chỉ được phép đúc tiền đồng Mỹ kim từ giá trị 1 đôla hoặc nhỏ hơn. Mỗi lần FED in thêm tiền USD bao nhiêu thì Chính phủ Mỹ, hay nói cách khác là người dân Mỹ, phải nợ FED bấy nhiêu tiền. FED đã áp dụng một cơ chế có tên gọi Mandrake mà theo đó có thể phù phép biến nợ thành tiền. Mức lãi suất trên các khoản vay được coi như một kiểu cho vay nặng lãi được thể chế hóa bởi FED.

Sản phẩm của cơ chế này là sự mở rộng nguồn cung tiền tệ một cách giả tạo hay còn gọi là lạm phát. Như thế, người dân Mỹ đang gánh chịu một sự bất công lớn nhất thế giới, người dân đã bị chính phủ thế chấp tương lai của mình vào trong tay các nhà tài phiệt ngân hàng một cách vô thức, họ phải ra sức đóng thuế để chính phủ còn có tiền trả lãi cho FED. Hóa ra, lượng phát hành đôla càng lớn thì thuế má càng đè nặng trên vai người dân. Cái vòng luẩn quẩn ấy sẽ tồn tại và tiếp diễn, vay nợ, vay nợ... cho đến ngày mà Chính phủ Mỹ trả hết nợ thì đồng đôla cũng... biến mất!

Rõ ràng việc FED phát hành ra tiền từ chỗ họ không có gì trong tay và thu được
Aldrich", FED được quyền làm tăng hay giảm giá đồng Mỹ kim và các ngân hàng thương mại có quyền bơm tiền vào thị trường hay thu tiền vào lại ngân hàng một cách tự do. Như thế, giống như một trò ảo thuật, các ông trùm mới là người bày ra luật chơi thổi phồng cái bong bóng kinh tế hoặc chích quả bóng để tạo ra những cái gọi là "cuộc suy thoái chủ động"!

NgọcMai


Lần theo mê-lộ có đường hầm của Hệ Thống Tiền Tệ Mỹ


image

Trong suốt tháng 7 này đang có nhiều cuộc tranh luận giữa Chính phủ và Quốc Hội về việc giới hạn chi dụng cho NGÂN SÁCH Quốc Gia: 
Chính phủ muốn tăng thêm tổng số tiền NỢ để có đủ số chi dụng trong việc điều hành QG trong trong khi Quốc Hội muốn cắt giảm CHI TIÊU dể giảm bớt tổng số tiền NỢ mỗi ngày một gia tăng ... !
Nhiều người nghĩ giản dị rằng chính phủ Hoa-Kỳ có toàn quyền phát hành đồng đô-la. Trên thực tế không phải vậy.
Những đồng tiền đang lưu thông hiện nay chỉ là tiền vay mượn do Quốc Hội chấp thuận. Thành phần chủ yếu của hệ thống tiền tệ pháp định được VAY MƯỢN này dùng để hệ thống hoá chính sách tiền tệ của chính phủ.
Mỗi khi ta nói tới vấn đề " Vay mượn" là phải kể tới vấn đề "TIỀN LỜI" (Interest) đi kèm theo sau, bởi vì chẳng AI dại gì cho vay mà không lấy lời !!!


Mời bấm vào Video này để coi thêm.

Tài liệu đọc thêm:

FED là gì :
        

DalatNguyen


Những chủ nợ lớn nhất của Mỹ

Trung Quốc đang nắm giữ hơn 1.000 tỷ USD trái phiếu, nhưng đây chưa phải là chủ nợ lớn nhất của "chúa chổm" Mỹ.

Dưới đây là danh sách các chủ nợ lớn nhất của Mỹ theo tổng hợp của Business Insider dựa trên số liệu của Bộ Tài chính và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ.

18. Hong Kong

Tổng số trái phiếu Mỹ nắm giữ: 121,9 tỷ USD
Tỷ lệ trong tổng số nợ của Mỹ: 0,9%

17. Các trung tâm hàng lớn vùng Caribbe

Tổng số trái phiếu Mỹ nắm giữ: 148,3 tỷ USD
Tỷ lệ trong tổng số nợ của Mỹ: 1%
Những trung tâm này là: Bahamas, Bermuda, Cayman Islands, Netherlands Antilles, Panama, và British Virgin Islands.

16. Đài Loan

Tổng số trái phiếu Mỹ nắm giữ: 153,4 tỷ USD
Tỷ lệ trong tổng số nợ của Mỹ: 1,1%

15. Brazil

Tổng số Trái phiếu Mỹ nắm giữ: 211,4 tỷ USD
Tỷ lệ trong tổng số nợ của Mỹ: 1,5%

14. Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC)

Tổng số trái phiếu Mỹ nắm giữ: 229,8 tỷ USD
Tỷ lệ trong tổng số nợ của Mỹ: 1,6%
Thuộc OPEC bao gồm: Ecuador, Venezuela, Indonesia, Bahrain, Iran, Iraq, Kuwait, Oman, Qatar, Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất, Algeria, Gabon, Libya, và Nigeria.

13. Các quỹ tương hỗ

Tổng số trái phiếu Mỹ nắm giữ: 300,5 tỷ USD
Tỷ lệ trong tổng số nợ của Mỹ: 2%

12. Các ngân hàng thương mại

Tổng số trái phiếu Mỹ nắm giữ: 301,8 tỷ USD
Tỷ lệ trong tổng số nợ của Mỹ: 2,1%

11. Các quỹ hưu trí của bang, của địa phương và của liên bang

Tổng số trái phiếu Mỹ nắm giữ: 320,9 tỷ USD
Tỷ lệ trong tổng số nợ của Mỹ: 2,2%

10. Các quỹ hỗ trợ thị trường tiền tệ

Tổng số trái phiếu Mỹ nắm giữ: 337,7 tỷ USD
Tỷ lệ trong tổng số nợ của Mỹ: 2,4%

9. Anh quốc

Tổng số trái phiếu Mỹ nắm giữ: 346,5 tỷ USD
Tỷ lệ trong tổng số nợ của Mỹ: 2,4%

8. Các quỹ trợ cấp tư nhân của Mỹ

Tổng số trái phiếu Mỹ nắm giữ: 504,7 tỷ USD
Tỷ lệ trong tổng số nợ của Mỹ: 3,5%

7. Chính quyền địa phương và các bang của Mỹ

Tổng số trái phiếu Mỹ nắm giữ: 506,1 tỷ USD
Tỷ lệ trong tổng số nợ của Mỹ: 3,5%

6. Nhật Bản

Tổng số trái phiếu Mỹ nắm giữ: 912,4 tỷ USD
Tỷ lệ trong tổng số nợ của Mỹ: : 6,4%

5. Các hộ gia đình Mỹ (không bao gồm các quỹ đầu tư)

Tổng số trái phiếu Mỹ nắm giữ: 959,4 tỷ USD
Tỷ lệ trong tổng số nợ của Mỹ: 6,6%

4. Trung Quốc

Tổng số trái phiếu Mỹ nắm giữ: 1.160 tỷ USD
Tỷ lệ trong tổng số nợ của Mỹ: 8%

2. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ

Tổng số Trái phiếu Mỹ: 1.630 tỷ USD
Tỷ lệ trong tổng số nợ của Mỹ: 11,3%

1. Các Quỹ An sinh Xã hội

Tổng số trái phiếu Mỹ nắm giữ: 2.670 tỷ USD
Tỷ lệ trong tổng số nợ của Mỹ: 19%
Các quỹ Bảo hiểm tuổi già, bảo hiểm người khuyết tật được phép đầu tư độc quyền những trái phiếu phát hành đặc biệt cho các quỹ An sinh Xã hội. Đây là những loại trái phiếu được giao dịch công khai nhưng chúng vẫn chiếm một phần rất lớn trong tổng số nợ của Mỹ.


Tuyến Nguyễn (theo Business Insider)

1 comment:

  1. Hello Lady & Gentlemen,
    Do you think American will pay the loan if there is a conflict of business, politics, war...etc .
    Currently, all of those country have American goods more than the loan they are holding.

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.