Pages

Monday, September 12, 2011

3,000 Tàu Fù "giải phóng" Hải Phòng

image


VietBao_Công nhân Trung Quốc vào Việt Nam, giành việc làm của thợ VN, và khi cùng làm một công trường, thợ VN bị lãnh lương thấp hơn dù là cùng công việc.
Báo Sài Gòn Tiếp Thị có bản tin nhan đề “Cạnh tranh bất bình đẳng ngay trên sân nhà” hôm 11-9-2011 kể lại.

Bản tin nói, “Một thực trạng đang phổ biến tại nhiều công trường do đối tác Trung Quốc làm chủ thầu thi công tại Việt Nam, đó là lao động Việt Nam phải cạnh tranh việc làm với lao động Trung Quốc trên chính… sân nhà. Điều này đã được chính chủ đầu tư của Việt Nam chia sẻ.

image
Tiền công của lao động Việt Nam rẻ hơn lao động Trung Quốc?”

Trường hợp cụ thể được nêu là ở dự án Nhà máy nhiệt điện Hải Phòng, nơi bắt đầu xây từ tháng 11-2005.
Nhà máy nhiệt điện Hải Phòng là dự án lớn do nhà thầu Trung Quốc và Nhật Bản trúng thầu thực hiện cung ứng, thi công và lắp đặt toàn bộ thiết bị (EPC). Dự án được triển khai chính thức từ tháng 11/2005 với hai hạng mục: nhà máy nhiệt điện 1 và nhà máy nhiệt điện 2. Trong đó, các nhà thầu Trung Quốc chiếm tỷ lệ áp đảo (gồm bốn đơn vị thầu cấp 1: Tập đoàn điện khí Đông Phương – tổng thầu công trình; công ty Hồ Bắc…; ngoài ra còn có nhiều nhà thầu phụ thứ cấp như: Thanh Sơn, Quảng Tây, Quế Lâm, Giang Tô…).

image
Lương thợ hàn TQ gấp 3 thợ VN, lương bảo vệ TQ gấp 10 bảo vệ VN

Tuy nhiên, trên thực tế chưa dừng lại ở con số đó, bởi có những thời điểm có tới trên 3.000 lao động Trung Quốc có mặt tại Thủy Nguyên. Do lao động của Trung Quốc áp đảo về lực lượng, nên lao động của Việt Nam bị cạnh tranh việc làm. Ông Nguyễn Văn N. , một lao động địa phương làm việc tại công trình xây dựng nhà máy nhiệt điện Hải Phòng 2 cho biết, để có một công việc tại công trường là một điều khó khăn, ngoài việc phải cạnh tranh, còn có nhiều “góc khuất” khác. Ông N. là một nông dân sống tại Thủy Nguyên. Ngoài công việc đồng áng, ông đi phụ hồ, thợ nề, làm hàn xì, bốc vác… Thời điểm xây dựng nhà máy nhiệt điện 1, ông N. làm công nhân tại công trường với mức lương dưới 100.000 đồng/ngày công.
Ông N. cho biết, lao động phổ thông địa phương làm việc trong công trường nhận mức lương thấp hơn nhiều so với lao động người Trung Quốc. Đơn cử, với một thợ hàn người Việt Nam cùng làm chung với lao động Trung Quốc, mức lương nhận được cao nhất khoảng 150.000 – 180.000đ/ngày công. Trong khi đó, mức lương cũng công việc như trên của lao động Trung Quốc thường gấp từ hai đến ba lần…”

image

Cụ thể, có những việc làm trả lương cho thợ TQ gấp 10 lần thợ VN. Báo SGTT kể:
“Tương tự, ngày công của lao động Việt Nam làm ở vị trí nấu ăn cho lao động Trung Quốc, mức lương của họ nhận được khoảng hai triệu đồng/tháng; công việc bảo vệ (tại khu chung cư của công nhân Trung Quốc tại My Sơn (xã Ngũ Lão, Thủy Nguyên) nhận mức lương 1,5 triệu đồng/tháng, không có phụ cấp. Một bảo vệ Việt Nam tại khu chung cư My Sơn cho biết, mới đây, bên Trung Quốc có đưa sang một bảo vệ người Trung Quốc, mức lương của họ tính ra tiền Việt khoảng 10 triệu đồng/tháng, cao gấp gần mười lần so với tiền lương của bảo vệ người Việt Nam.”


Làm gì trước lao động giản đơn TQ?
21 tháng 9, 2011

image

GS Carl Thayer khuyên VN chỉ nên cấp phép cho người có trình độ thích hợp.
Giáo sư Carl Thayer, nhà quan sát và nghiên cứu Việt Nam nhiều năm, vừa đưa ra một số nhận định về giải pháp cho làn sóng lao động tay nghề thấp Trung Quốc vào Việt Nam.
Trong một tài liệu được ông công bố qua mạng, GS Thayer phân tích về nguyên nhân có thực trạng lao động này bất chấp chính quyền cấp địa phương cam kết ra tay.

Theo GS Thayer, lao động giản đơn Trung Quốc tiếp tục vào Việt Nam vì có sự thông đồng giữa chủ lao động Trung Quốc với nhà chức trách Việt Nam.
Lao động giản đơn Trung Quốc hoặc được cấp thị thực du lịch hoặc được cấp giấy phép lao động như công nhân lành nghề mà không được kiểm tra thích hợp.
Thực trạng này đặt ra các câu hỏi về mối quan hệ giữa những công ty Trung Quốc và biên phòng Việt Nam cũng như chính quyền địa phương tại Việt Nam.
Trong khi có tình trạng công nhân không có tay nghề Trung Quốc lấy mất việc làm từ lao động địa phương Việt Nam thì cũng thực tế là họ hiệu quả hơn trong công việc bởi họ hiểu được cách làm việc và ngôn ngữ của chủ lao động của họ.

'Không tuân thủ luật'

Công nhân Trung Quốc cũng hình thành cộng đồng riêng tại địa phương nơi họ cư trú và cũng có tin nói họ không tuân thủ luật Việt Nam.
Thực trạng lao động không phép và tay nghề thấp của Trung Quốc tại Việt Nam cũng được xem là vấn đề để các chính khách đem ra đấu đá nội bộ.

image

Chủ lao động Trung Quốc liệt kê nhiều lao động giản đơn là công nhân có tay nghề.
Vậy thay vì đổ lỗi lẫn nhau, nhà chức trách Việt Nam có thể làm được gì?
Theo GS Thayer, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các bộ trưởng liên quan trực tiếp phải họp bàn và thông qua một chính sách áp dụng trên phạm vi quốc gia và phải được thực hiện nghiêm khắc.
Tiền phạt khi không tuân thủ các quy định của pháp luật phải được tăng cho cá đối tượng không tuân thủ.
Tiền phạt hiện quá thấp và chủ lao động Trung Quốc có thể trả tiền dễ dàng.
Chính quyền địa phương phải được thông báo kiểm tra giấy phép lao động và lý lịch của toàn bộ cái gọi là công nhân lành nghề Trung Quốc tại Việt Nam cũng phải được kiểm tra.
Bất kỳ người Trung Quốc nào bị phát hiện tới Việt Nam bất hợp pháp nên bị phạt tiền và trục xuất lại Trung Quốc, theo GS Thayer.
Phải đặc biệt chú ý an ninh biên giới với Trung Quốc để đảm bảo rằng họ nghiêm ngặt khâu xin thị thực cũng như yêu cầu cấp giấy phép lao động.
Được biết một nghị định mới có hiệu lực kể từ đầu tháng Tám, các doanh nghiệp nước ngoài đấu thầu hợp đồng với chính phủ Việt Nam sẽ được yêu cầu ưu tiên cho người lao động Việt Nam.
Câu hỏi đặt ra là làm thế nào Chính phủ Việt Nam có thể tận dụng tối đa của Nghị định này để tránh khỏi có nguy có làn sóng công nhân Trung Quốc không có tay nghề cơ tràn ngập đất nước một lần nữa?
GS Thayer cho rằng quản lý bằng nghị định là không đủ.
Theo ông, Việt Nam cần phải thay đổi cơ chế khuyến khích để các công ty nước ngoài sẽ thực hiện theo pháp luật.
Ngoài ra, Việt Nam cần giám sát và kiểm soát thực hiện nghị định này.

Trung Quốc trả đũa?
Việt Nam cũng nên cân nhắc các hình thức phạt tiền nặng hoặc phạt tù đối với người vi phạm nhiều lần.
Luật lệ nên nhắm tới cả công ty nước ngoài lẫn quan chức địa phương giúp đỡ người nước ngoài trốn tránh pháp luật.
Tuy nhiên Việt Nam có thể trừng trị thẳng tay những công nhân Trung Quốc tay nghề thấp bằng cách thắt chặt giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc ở Việt Nam hay không? Có cách nào cho Việt Nam để giảm thiểu thiệt hại đa diện?
Đó là bởi nếu điều đó xảy ra, thiệt hại không chỉ đối với phía Trung Quốc mà còn cả lao động nước ngoài khác là không thể tránh khỏi.
Theo GS Thayer, giấy phép lao động là cho người lao động có tay nghề cao.
Nhiều công nhân Trung Quốc không có tay nghề được cấp giấy phép lao động vì chủ lao động nói rằng họ là lao động có kỹ năng.
Việt Nam cần cải thiện thủ tục kiểm soát của mình để chỉ cấp phép những người có trình độ thích hợp.
Điều này sẽ áp dụng đối với cả công nhân Trung Quốc và người nước ngoài có quốc tịch khác.
Ngoài ra, cần ghi nhận nhập cư bất hợp pháp là con đường hai chiều.
GS Thayer nói truyền thông Trung Quốc đưa tin có ít nhất 10.000 lao động Việt Nam bất hợp pháp ở Quảng Tây.
Con số này chắc chắn là cao hơn nếu tính số lao động Việt tại các tỉnh khác nữa và ông Thayer lưu ý rằng Việt Nam phải chuẩn bị cho sự trả đũa của Trung Quốc.

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.