Pages

Wednesday, November 2, 2011

Làm sao cắt nghĩa được cái nghèo?

image

Thế giới vừa long trọng cử hành Ngày Chống Nghèo đói vào ngày 17 tháng 10. Đó là ngày kỷ niệm hằng năm được Liên Hiệp Quốc chánh thức ban hành vào ngày 22 tháng 12 năm 1992 để xác định chủ trương của LHQ là từ khước nghèo đói, xóa bỏ nghèo đói từ nay cho con người trên quả địa cầu bằng những chương trình cứu đói . Thiện chí của Cơ quan quốc tế thì rất lớn nhưng không khắc phục được thực tế nghèo đói, không chỉ riêng ở các nước vốn kém phát triển triền miên, mà ở ngay tại nhiều nước phát triển như Pháp và Âu châu .
Nghèo đói ngày nay trầm trọng nên sự bất bình đẳng xã hội thêm gay gắt . Ở những nước càng giàu thì sự chênh lệch càng lớn . Sản lượng nội địa tính theo đầu người năm ở Luxembourg là 52,000 us$ và chỉ có 470 us$ ở Sierra Leone hay 800 u$ ở Việt nam. Vì sự sản xuất rất tập trung, các nước phát triển chiếm lấy 80 % sản lượng thế giới . Thế giới hiện có 1, 3 tỉ người phải sống dưới 1 $us / ngày . Nạn đói chiếm 890 triệu người và nạn mù chữ chiếm 900 triệu người trên thế giới .

Mức nghèo đói của các nước nghèo nhứt, năm 1985 là 1us$ / ngày và tới năm 2005, chi tiến lên được 1, 25 us$ / ngày . Còn các nước khá hơn, gọi là trung gian, thì cũng chỉ hơn chút ít là 2 us$ / ngày .

Ở Âu châu, trong cuối tuần 22 và 23 tháng 10 vừa qua, Pháp và Đức nỗ lực tìm giải pháp vừa cứu đồng euro vừa đưa Âu châu thoát khỏi trình trạng nguy ngập của khủng hoảng .
Riêng Pháp vốn là một cường quốc âu châu mà nay phải gánh chịu 8, 2 triệu người đang sống dưới mức nghèo .

Ngày Quốc tế chống nghèo đói

image

Xin nhắc lại từ năm 1993, ngày 17 tháng 10 là ngày Quốc tế khước từ sự nghèo đói, lễ kỷ niệm được cử hành hàng năm . Sự chọn lựa ngày Quốc tế chống nghèo đói lại trùng hợp với ngày Cách mạng vô sản Tháng Mười ở Nga. Trùng hợp vì cách mạng vô sản hàm nghĩa là cướp chánh quyền hiện tại để thiết lập chế độ « nhân dân » cai trị bằng cách làm cho nhân dân trở thành nghèo đói như thực tế ở các nước cộng sản đã chứng minh từ gần thế kỷ qua . Nhưng sự trùng hợp này quả thật là một sự chọn lựa hay chỉ là một sự tình cờ?


Ngày 17 tháng 10 năm 1987, hưởng ứng lời kêu gọi của Linh mục Joseph Wresinski, hàng trăm ngàn người tranh đấu cho nhân quyền tập họp nhau tại Công trường Nhân quyền Paris để tưởng niệm nạn nhân của nạn đói, nạn bạo hành và nạn mù chữ, để cùng nhau nói lên sự từ khước nghèo đói và kêu gọi mọi người trên thế giới hãy cùng nhau đoàn kết lại làm cho Nhân quyền từ nay phải được tôn trọng thật sự . Nhân dịp đọc một thông điệp về từ khước nghèo đói, một viên đá kỷ niệm được đặt tại Công trường Tự do và Nhân quyền, nơi mà năm 1948 ký bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền .

image

Lm Joseph Wresinski nhân dịp biểu tình ngày 17 tháng 10 tại Paris về nhân quyền có đưa ra lời tuyên bố trong đó ông nhấn mạnh :

« Nơi nào con người phải sống trong bất hạnh, nơi đó Nhân quyền bị vi phạm . Đoàn kết để đòi hỏi Nhân quyền phải được tôn trọng là một bổn phận thiêng liêng » .

Từ đó, hằng năm, cứ tới ngày 17 tháng 10, những người nghèo đói và những người chống nạn  nghèo đói trên khắp thế giới tập họp lại để tỏ tình đoàn kết và sự dấn thân tranh đấu cho nhân phẩm và tự do của mọi người được tôn trọng . Cũng từ đó mà ngày quốc tế chống nghèo đói ra đời .

Năm 1992, ông Perez Cuellar, cựu Tổng Thư ký LHQ, nhân danh một nhóm nhân vật quốc tế tập họp lại thành Ủy Ban yểm trợ Ngày Quốc tế khước từ sự nghèo đói, kêu gọi mọi người hãy thừa nhận ngày 17 tháng 10 là Ngày xóa bỏ nghèo đói . Tới ngày 22 tháng 12 năm 1992, Đại Hội đồng LHQ chánh thức ban hành ngày 17 tháng 10 là Ngày Quốc tế chống nhèo đói.

Nghèo đói ở Pháp ngày nay

image

Cuộc khủng hoảng năm 2008 đã làm cho một số lớn dân chúng lâm vào tình trạng nghèo đói thêm trầm trọng . Theo báo cáo của Viện Thống kê quốc gia Pháp, năm 2007, Pháp có 8, 03 triệu người nghèo, năm 2008, có 7, 83 triệu người nghèo và năm 2009, có 8, 17 triệu người nghèo trong số đó, có 13,5% là người Pháp chánh gốc và 2O% là sinh viên .

Nhưng làm sao định nghĩa thế nào là NGHÈO? Định nghĩa ở đây phải là định nghĩa khoa học. Tuy vậy, định nghĩa nghèo vẫn bị nhiều người không hoàn toàn đồng ý . Theo cơ quan thống kê quốc gia thì mức nghèo hiện tại được qui định bằng lợi tức để sống là 954 euros / tháng . Tức bằng 60% của mức lương tối thiểu. Có người hỏi tại sao không lấy chuẩn mức trung gian là 50 % cho xác với thực tế hơn . Số người nghèo do đó sẽ tăng giữa năm 2002 và năm 2009 không phải 7, 5 đến 8, 17, mà sẽ từ 4, 5 tới 6, 5 .

Quả thật, cuộc khủng hoảng năm 2008 đã để lại dấu ấn đậm nét ở dân chúng Pháp . Nhưng không phải đồng đều cho mọi người . Một hơn phân nửa không bị khủng hoảng chi phối vì mức sống của họ vẫn thăng tiến, tuy có một số, mức sống tăng chậm hơn trước đây . Trái lại, phân nửa kia gồm những người có mức lợi tức thấp hay sống nhờ trợ cấp xã hội bị ảnh hưởng nặng của khủng hoảng tác hại, mức sống ngày càng xuống thấp .
Vậy là từ đây, cái nghèo ngự trị và lan rộng . Số người sống dưới mức nghèo, tức dưới 954 euros / tháng gia tăng trong xã hội . Tỷ lệ dân Pháp sống dưới mức nghèo ngày nay là 13,5%.

image

Những dữ kiện trên đây đủ mô tả rõ nét bộ mặt của dân Pháp nghèo ngày nay do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng tác hại nền kinh tế toàn thế giới năm 2009 . Đây là cái nghèo nghiêm trọng của Pháp ghi nhận được từ sau đệ nhị thế chiến do kinh tế khựng lại . Mà khủng hoảng năm 2009 là toàn thế giới thì không thể qui trách nhiệm cho Chánh phủ được .
Thật ra, từ năm 2004, sự chênh lệch về mức sống ở Pháp đã gia tăng ở lớp người có lợi tức cao vì lợi tức cao ngày càng thêm cao, với tốc độ nhanh hơn các thành phần khác .
Nhận xét này được phổ biến đúng vào lúc Chánh phủ sẽ áp dụng một chế độ thuế đặc biệt nhằm đánh thuế những nhà giàu lớn của Pháp để góp thêm phần cải thiện ngân sách .
Một mức thuế 3 % sẽ được áp dụng trong hai năm cho 10 000 người có lợi tức trên 500 000 năm .
Trong 10% dân chúng có mức sống khiêm tốn, có những người chỉ sống với 10 410 euros / năm . Thành phần này gia tăng vì nạn thất nghiệp mà cao nhứt lại trong giới lao động có lương thấp hơn hết . Chính nạn thất nghiệp làm cho số người nghèo lớn lên . Trong 8, 17 triệu người nghèo có tới 4, 5 triêu người sống không tới 773 euros / tháng .

Về sinh viên, có 315 000 sinh viên thuộc diện nghèo, tỷ lệ tăng từ 18,1% lên 20,3%. Ngoài ra, thành phần nghèo dễ nhận diện hơn hết là giới sanh sống bằng nghề tự do .
Mức sống của thành phần nghèo ngày càng thụt lùi thảm hại và tình trạng nghèo sẽ ngày thêm trầm trọng . Thế mà xã hội chưa bị biến động vì nhờ ở hệ thống an sinh được tổ chức rất chu đáo. Người không hưởng được những quyền lợi luật định như không có việc làm mà không được trợ cấp thật nghiệp, thì hưởng được trợ cấp tương trợ, người lớn tuổi không có tài sản, không có một nguồn lợi tức nào giúp sanh sống độc lập, thì có trợ cấp già lối 750 euros / tháng và tiền thuê nhà được trợ cấp thêm, y tế hoàn toàn miễn phí để sau cùng, người già phải còn lại ít lắm 500 euros cho ăn uống . Dân già vùng Paris di chuyển « chùa » trong vòng trăm cây số đường bán kính để tha hồ tìm bạn già đấu láo . Để giữ xã hội được ổn định như vậy, Chánh phủ đã phải mang công nợ lên tới 1300 tỉ euros.

Năm 2007, Chánh phủ vừa đắc cử hứa sẽ giảm một phần ba số người nghèo trong vòng 5 năm, nhưng nay số người nghèo chỉ thấy có tăng, chớ chưa thấy có hiện tượng giảm.
Nhà giàu Pháp hưởng ứng trả thuế phụ thu 3% hơn là làm việc từ thiện như nhà giàu Mỹ trong lúc đó nhà giàu Anh hoàn toàn vắng bóng . Hiện tượng này được giải thích vì luật pháp ở Mỹ khuyến khích nhà giàu làm việc thiện, còn luật pháp ở Pháp chỉ cho trừ thuế ở một mức độ nào đó và chỉ dành cho những tổ chức được thừa nhận là phục vụ công ích, như Hồng Thập Tự, Phóng viên không Biên giới, Nhưng vấn đề không đơn thuần ở luật pháp, mà do tâm lý lâu đời của dân Pháp ảnh hưởng Công giáo la-mã . Khi người ta giàu và có lòng từ thiện, thường người ta giữ kín tên tuổi . Đây là vấn đề mang tính văn hóa tập thể . Ở Mỹ, người ta thành công xuyên qua sự giàu có do người ta làm ra nên tự nhiên người ta muốn đem sự giàu có phân phát trở lại . Trong lúc đó ở Pháp, người ta nghi ngờ . Khi người ta bỏ ra một số tiền lớn cho việc từ thiện, thường người ta có mặc cảm là kẻ trọc phú nay muốn sám hối tội lỗi .

image

Ở Việt nam ngày nay, những người có tiền nhiều chẳng những không làm từ thiện mặc dầu hằng ngày chứng kiến cảnh nghèo rớt mùng tơi của đông đảo dân chúng do bị đảng cộng sản cướp giựt sạch, mà cũng không đóng thuế chỉ vì lòng dạ xấu xa đê tiện cùng cực . Họ có giữ nặc danh cũng chỉ vì lo sợ bị Trời đánh .



Nguyễn thị Cỏ May

2 comments:

  1. Con người ta nghèo chỉ vì cái nhân mà họ đã gieo từ vô lượng kiếp. Muốn không nghèo thì hảy bố thí. Tất cả những gì mình ăn, mình xài thì sẽ mất, chỉ có những gì mình cho thì mới còn thôi.

    ReplyDelete
  2. Vấn đề thật gần như nan giải. Thử hỏi sanh ra trong nghèo đói bần cùn thì làm sao có thể vượt lên khỏi cái nghèo khó trong tương lai. Đó là thân phận định mệnh chăng ? ".Bàn tay ta, sức người..". chỉ một phần thôi !

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.