Pages

Friday, June 15, 2012

Trung Quốc bất lực nhìn Mỹ bao vây?

image


Cách đây vài năm, chính người Trung Quốc từng nhắc đến một phiên bản NATO mà Mỹ đang xây dựng tại châu Á. Với những tuyên bố và động thái của Mỹ thời gian qua, nhiều nhà phân tích cho rằng điều này đang dần được hiện thực hóa và người Mỹ đã hình thành thế bao vây Trung Quốc.

Trung Quốc bất lực!Ngày 11/8/2010, trong một bài viết với tựa đề “Mỹ đang xây dựng NATO châu Á bao vây Trung Quốc” đăng trên trang mạng China.org.cn, tác giả Dai Xu từng nhận định người Mỹ đang xây dựng một NATO châu Á cùng với Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và các nước ASEAN. Dai Xu là một Đại tá Không quân và là một nhà chiến lược quân sự của Trung Quốc. Rõ ràng, người Trung Quốc đã nhìn thấy trước viễn cảnh này, song có lẽ không “đủ lực” để ngăn cản người Mỹ. Hai nhân vật quân sự hàng đầu của Mỹ là Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta và Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Martin Dempsey vừa thực hiện một “tour” tới các nước ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Các chuyến thăm này được đánh giá là sự khởi động chính thức chiến lược chuyển hướng sang châu Á của Mỹ.

image
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh tại Hà Nội ngày 4/6

Sau khi tham dự Đối thoại Shangri-La tại Singapore, điểm đến đầu tiên của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta là Việt Nam. Ngay sau đó, ông đã tới Ấn Độ. Theo các nhà phân tích, đây là hai quốc gia đối tác quân sự mới tại châu Á và quan trọng nhất của Mỹ trong giai đoạn hậu Chiến tranh Lạnh.
Cùng thời gian này, ông Dempsey đã tới Philippines và Thái Lan, hai đồng minh quân sự truyền thống của Mỹ. Nhân chuyến thăm của ông Dempsey, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario tuyên bố sẽ có thêm nhiều tàu chiến Mỹ cập cảng Philippines. Báo chí Philippines cũng tiết lộ Mỹ có thể sử dụng lại các căn cứ hải quân và không quân cũ tại Subic, Zambales và Clark Field (Pampanga).

image
Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ Martin Dempsey tại Philippines ngày 4/6

Sau chuyến thăm châu Á-Thái Bình Dương 9 ngày của ông Panetta, trang web của Bộ Quốc phòng Mỹ đã nhấn mạnh tới hai vấn đề. Một là chính sách châu Á-Thái Bình Dương. Hai là kế hoạch tăng cường hoạt động quân sự của Mỹ tại khu vực. Trong khi ông Panetta có mặt ở các nước ven bờ phía Tây Biển Đông, thì ông Dempsey lại có mặt tại khu vực bờ phía Đông. Tại Philippines, ông Dempsey đã thăm tổng hành dinh của lực lượng đặc nhiệm Philippines tại Mindanao. Tại đây, Mỹ đang có 600 lính cùng phía Philippines tham gia các chiến dịch chống nổi dậy. Sau đó, trong chuyến thăm Thái Lan, Tướng Dempsey đã thuyết phục được Bangkok đồng ý cho quân đội Mỹ sử dụng lại căn cứ hải quân U-Tapao. Căn cứ này nằm cách Bangkok 145 km về phía Tây Nam và hiện chỉ sử dụng cho các hoạt động nhân đạo. Các cuộc tập trận Hổ mang Vàng đa quốc gia do Mỹ đứng đầu cũng thường xuyên sử dụng căn cứ này với các nội dung diễn tập cứu trợ nhân đạo.

image
Máy bay vận tải C-130 của Mỹ tại căn cứ U-Tapao của Thái Lan

Liên quan tới quan hệ quân sự với Singapore, ông Dempsey tuyên bố sẽ sớm hoạt động chiến hạm tới quốc gia Đông Nam Á này. Trên thực tế, ai cũng biết Singapore nằm án ngữ eo biển chiến lược Malaca nối liền Ấn Độ Dương với Biển Đông. Đây là tuyến đường vận chuyển dầu mỏ tối quan trọng từ vịnh Ba Tư tới các nước Đông Á, trong đó có Trung Quốc. Áp đảo bằng vũ khí tối tântại đối thoại Shangri-La ở Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta tuyên bố sẽ tăng lực lượng hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương từ mức 50% hiện nay lên 60% vào năm 2020. Mỹ sẽ củng cố liên minh quân sự với các nước châu Á, nhất là những nước Đông Nam Á có liên quan đến tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc tại Biển Đông.

image
Mỹ sẽ chuyển 60% lực lượng hải quân tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương

Ông Panetta nhấn mạnh việc tăng cường hợp tác quân sự với 6 quốc gia châu Á-Thái Bình Dương mà Mỹ đã có các hiệp định quốc phòng là Australia, Nhật Bản, New Zealand, Philippines, Hàn Quốc và Thái Lan. Bên cạnh đó, người đứng đầu Lầu Năm Góc cũng đề cập tới việc mở rộng và tăng cường quan hệ đối tác hiện có với các nước như Singapore, Indonesia, Malaysia và Ấn Độ, thậm chí là Myanmar. Mới đây, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ cho biết hải quân Mỹ sẽ hoạt động các tàu chiến và máy bay tối tân tới khu vực này. Phát biểu với báo giới tại tổng hành dinh của hạm đội ở Hawaii, Đô đốc Cecil Haney cho biết phát biểu mới đây của Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta tại Singapore về chủ trương đến năm 2020 bố trí 60% lực lượng hải quân Mỹ tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương là bao hàm cả số lượng và chất lượng.

image
Chiến hạm LCS-10 của Mỹ đủ khả năng án ngữ eo Malaca

Đô đốc Haney cho biết chiến hạm Littoral Combat Ship (LCS-10) đầu tiên với khả năng hoạt động tại các vùng nước nông hiệu quả hơn mọi loại tàu hiện có, sẽ bắt đầu được hoạt động tại Singapore. Ngoài ra, một số phi đội máy bay EA-18G, loại chiến đấu cơ siêu thanh và có khả năng gây nhiễu hệ thống phòng không của đối phương. Ngoài ra, một số tàu ngầm tối tân lớp Virginia cũng sẽ được điều động tới khu vực. Được biết, Hải quân Mỹ hiện có khoảng 285 tàu chiến các loại, hoạt động 50% ở Đại Tây Dương và 50% ở Châu Á - Thái Bình Dương. Trong tổng số 11 tàu sân bay, Mỹ lên kế hoạch triển khai 6 chiếc tại Châu Á - Thái Bình Dương.

image
Tàu ngầm hạt nhân tấn công USS North Carolina lớp Virginia của Mỹ tới vịnh Subic của Philippines hồi tháng 5 vừa qua

Giới phân tích cho rằng thông qua thiết lập quan hệ đối tác quân sự với 10 nước thành viên ASEAN, Mỹ đang xây dựng cơ sở cho một phiên bản NATO tại châu Á. Liên minh này sẽ được sử dụng để bao vây, kiềm chế và cuối cùng là đối đầu với Trung Quốc.


Đông Triều





No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.