Pages

Tuesday, November 27, 2012

Phản hồi về đề nghị Thủ tướng Việt Nam từ chức

image
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại lễ khai mạc kỳ họp Quốc Hội khóa XIII, Hà Nội, 22/10/2012


Một sự kiện chưa từng có trước nay tại nghị trường Việt Nam khi một đại biểu Quốc hội công khai đề nghị Thủ tướng từ chức vì không tròn trách nhiệm với dân, quản lý kém để tham nhũng tràn lan và phát sinh những thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế và tín nhiệm quốc gia.

Trên diễn đàn Quốc hội hôm 14/11, đại biểu Dương Trung Quốc chất vấn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng rằng liệu ông có thấy mình nặng trách nhiệm với đảng nhưng nhẹ trách nhiệm với dân và nên làm gương từ chức hay không. Câu trả lời của ông Dũng không đề cập tới “trách nhiệm với dân”, chỉ tập trung nói về công trạng và trách nhiệm với đảng. Người đang ở nhiệm kỳ 5 năm thứ nhì tuyên bố ông không chạy, không xin, mà được đảng phân công làm Thủ tướng, và vì vậy, ông sẽ tiếp tục ‘nghiêm túc thực hiện’ như đã làm trong suốt 51 năm theo đảng.

Hồi đáp của ông Dũng gây tranh cãi và phẫn nộ cho công chúng đang bất mãn trước sự yếu kém của vị Thủ tướng đương thời. Trong số này, có ba bạn trẻ từ Hà Nội và Sài Gòn tham gia cuộc thảo luận phần 1 trên Tạp chí Thanh Niên đài VOA hôm nay.

Sơn Hà Nội: Câu hỏi của ông Quốc rằng Thủ tướng nghĩ thế nào về ý kiến cho rằng ông nhẹ trách nhiệm với dân mà nặng trách nhiệm với đảng. Câu hỏi này đã hàm ý rằng quyền lợi của đảng và quyền lợi của dân là không trùng nhau. Nếu chúng ta lâu nay vẫn nghe rằng đảng cộng sản Việt Nam chỉ ‘phục vụ quyền lợi cho nhân dân’ như ông Hồ Chủ Tịch nói, thì một người Thủ tướng thông minh sau 51 năm đi theo đảng phải trả lời rằng: ‘Tôi phục vụ đảng cũng là phục vụ dân’. Nhưng toàn bộ câu trả lời của ông chỉ nói về đảng rằng tôi đi theo đảng, đảng phân công và tôi làm. Điều này có nghĩa là anh phải làm tròn trách nhiệm với đảng, khi nào đảng mời anh ra thì anh mới thôi. Ở đây chúng ta thấy rõ yếu tố hoàn toàn không phải là do dân bầu lên như Thủ tướng Nhật hay Tổng thống Mỹ, mà là đảng cử ông ra làm. Trong trường hợp này, ông Dũng rất thật thà khi vô tư nói rằng vấn đề này không phải là dân, mà là đảng. Các vị cũng chứng kiến rồi, hôm họp trung ương đã quyết định không kỷ luật đồng chí X, mà tôi vẫn tại nhiệm. Ở đây ông Dũng nói rằng nếu tự tôi từ chức là tôi thoái thác trách nhiệm của đảng, vi phạm điều lệ đảng. Bởi vì cái đảng này không phải là đảng của dân, không vì dân, mà đảng này là đảng của cộng sản. Phát biểu của ông nói lên bản chất của vấn đề đảng trị trong xã hội Việt Nam.

Trà Mi: Anh nói câu trả lời của Thủ tướng rất ‘thật lòng’, nhưng anh có hài lòng không?

Sơn Hà Nội: Ở Việt Nam này có rất nhiều vấn đề không thể hài lòng, nhưng tôi ‘hài lòng’ (với câu trả lời của ông Dũng) ở chỗ là tôi có một Thủ tướng ‘thật thà’. Qua câu trả lời của mình, ông nói lên hết bản chất của chế độ.

Quang Hà Nội: Ông Dương Trung Quốc đã tạo nên một sự kiện chưa có tiền lệ trong lịch sử Việt Nam khi đứng trước nghị trường yêu cầu Thủ tướng từ chức. Ông Quốc là người dũng cảm, dám nói điều mà không nhiều người trong chốn nghị trường dám nói. Cần có những người dám nói lên những điều mà nhiều người nghĩ và muốn được phát biểu. Những tiếng nói và ý kíên như vậy phải vang lên trên nghị trường.

Trà Mi: Trước đề nghị mà bạn cho rằng nhiều người đồng tình, câu trả lời của Thủ tướng đương nhiệm bạn thấy thế nào?

Quang Hà Nội: Câu hỏi của ông Quốc khiến rất nhiều người ngạc nhiên. Còn câu trả lời của ông Dũng thì không chỉ ông ấy mà bất cứ người nào trong đảng cộng sản Việt Nam cũng trả lời tương tự như vậy thôi.

Việt Sài Gòn: Đại biểu Quốc hội phải nêu ra những câu hỏi đại diện cho quyền lợi của nhân dân. Vấn đề ông Quốc nêu tôi cảm thấy không bất ngờ, nhưng tôi thích thú với câu hỏi của ông ấy và câu trả lời của ông Dũng vì ông Dũng nói rõ bản chất của đảng cộng sản.

Trà Mi: Việt đồng ý với ý kiến của Sơn. Quang cho rằng câu hỏi bất ngờ nhưng câu trả lời không bất ngờ. Vì sao bạn không bất ngờ trước câu trả lời của Thủ tướng?

Sơn Hà Nội: Vì bản chất chế độ nó thế mà.

Việt Sài Gòn: Đúng rồi. Ông Dũng nói ông không xin chức và không thoái thác chức nào đảng giao. Nếu ông là người có lòng tự trọng, có liêm sỉ, khi thấy tình cảnh đất nước yếu kém, kinh tế đi xuống, người dân đói khổ, dân oan khiếu kiện dài ngày, thì Thủ tướng nên là người từ chức đầu tiên trước khi đảng cho ông nghỉ. Ngược lại, ông ấy trả lời câu hỏi đó cười rất tươi. Cho nên, tôi nghĩ rằng ông là người không có liêm sỉ.

Trà Mi: Trước câu chất vấn Thủ tướng có thấy mình ‘nặng trách nhiệm với đảng, nhẹ trách nhiệm với dân’, không thấy Thủ tướng trả lời việc này, không biết ông có thấy điều đó hay không. Thế còn các bạn có thấy điều đó hay không?

Việt Sài Gòn: Dù ông không nói thẳng, nhưng toàn bộ câu trả lời chỉ nhắc tới đảng. Không có câu nào nhắc tới dân. Điều này cho thấy ông chỉ đặt quyền lợi của đảng trên hết chứ không phải là quyền lợi của dân. Trong khi đó họ lúc nào cũng kêu là ‘dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra’, và ‘của dân, do dân, vì dân’, mà câu trả lời của ông hoàn toàn không có chữ ‘dân’ nào cả.

Trà Mi: Một câu hỏi chất vấn Thủ tướng về trách nhiệm của ông với dân, mà Thủ tướng chỉ nêu lên trách nhiệm và công trạng với đảng. Điều đó cho các bạn suy nghĩ thế nào?

Sơn Hà Nội: Ở đây chúng ta thấy rõ sự đối lập giữa công trạng đối với đảng và những sự khốn khổ cho nhân dân. Kinh tế suy sụt, người dân càng ngày càng bị bần cùng hóa. Thế nhưng ông ấy vẫn cứ đề cao rằng mình có nhiều thành tích cho đảng. Thế thì thành tích của đảng là gì, là bần cùng hóa nhân dân.

Trà Mi: Vì sao Thủ tướng phải chịu trách nhiệm với nhân dân trong khi chính ông cũng đã nói lên thực tế rằng vị trí của ông là do đảng phân công, chứ không phải do dân?

Quang Hà Nội: Xét từ góc độ đảng viên, có thể ông Dũng là một đảng viên đỏ chói. Đối với đảng ông không hề sai, nhưng quyền lợi của đảng cộng sản và của nhân dân Việt Nam nói chung đã tách rời nhau khá lâu rồi. Những con người trong đảng cộng sản nhân danh ‘nhân dân’ đang hưởng những lợi ích từ tham nhũng v..v..Điều này đặt ra câu hỏi cho rất nhiều người phải suy nghĩ rằng đã đến lúc phải thay đổi chưa và phải thay đổi như thế nào?

Trà Mi: Tại sao Thủ tướng lại có thể ‘nặng trách nhiệm với đảng’ và ‘nhẹ trách nhiệm với dân’? Vì sao thực tế éo le như vậy lại có thể tồn tại, hiện hữu một cách danh chính ngôn thuận tại Việt Nam? Những yếu tố nào hỗ trợ và tạo điều kiện cho nó?

Sơn Hà Nội: Rất đơn giản vì Việt Nam không có quyền tự do ngôn luận, báo chí thông tin bị bưng bít, dân lúc nào cũng nghe ra rả rằng ‘do dân, vì dân’. Chúng ta cũng phải thừa nhận rằng trình độ dân trí Việt Nam đang còn thấp. Người ta chỉ nghĩ đến những quyền lợi nho nhỏ như mớ rau, con cá thôi.

Việt Sài Gòn: Tôi là một người thế hệ trẻ, không sống dưới thời chiến tranh. Nhưng theo tôi hiểu, cách đây 37 năm về trước khi đảng cộng sản gọi là ‘giải phóng Việt Nam’, đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân mong đất nước được thống nhất. Còn sau đó cho tới thời điểm hiện giờ, nghịch lý rằng một Thủ tướng yếu kém đưa tới một đất nước yếu kém như vậy mà vẫn tồn tại hiển nhiên như vậy cho thấy rõ ràng hệ thống công an và chính quyền để kiểm soát nhân dân rất chặt chẽ. Họ kiểm soát tất cả mọi thứ để đàn áp nhân dân.

Trà Mi: Việt nêu lên một số yếu tố nữa mà bạn cho là tạo điều kiện cho những nghịch lý tại Việt Nam bao gồm ‘công an trị’, cách thức cai trị người dân khiến dân không dám nói, không phải dân trí thấp mà là dân biết nhưng không dám nói. Bạn nào có ý kiến khác?

Việt Sài Gòn: Trà đàm vỉa hè, cà phê, tôi nghe rất nhiều người dân từ ông xe ôm cũng biết rất nhiều. Nhưng họ nói với nhau chỉ để nghe với nhau vậy thôi, chứ họ không dám lên tiếng mạnh mẽ. Không phải là họ không biết. Họ biết tất cả. Họ hiểu yếu kém của đất nước hiện nay là do đâu, do ai. Tham nhũng ra sao, họ đều biết hết.

Trà Mi: Quang có ý kiến nào khác không?

Quang Hà Nội: Còn yếu tố nữa là cơ chế để kiểm soát quyền lực mà bản thân trong đảng cộng sản cũng bắt đầu nhận thấy. Vừa rồi họ cũng có chấn phong, cởi mở, kiểm điểm lẫn nhau. Đảng cũng thấy là đảng viên của mình hỏng quá rồi, không có cơ chế tốt để kiểm soát được. Ở các xã hội phát triển, ý thức và dân trí trong cộng đồng cao, thì có người làm thế (từ chức), hoặc bị ép buộc phải làm thế. Ở Việt Nam thì điều đó chưa xảy ra vì họ không thể nào lấy tay phải chém tay trái của họ được. Không có cơ chế nào kiểm soát hiệu quả bằng việc để cho sự giám sát đó trở về với người dân đúng nghĩa. Và việc này không thể xảy ra trong một chế độ chỉ có một đảng cầm quyền và không có sự giám sát của một đảng khác. Nội bộ đảng cộng sản không phải không có những người tốt. Nhưng những người tốt đặt trong một cơ chế như thế thì họ bị tha hóa dần và bị cuốn vào cái guồng máy đó dần. Trong môi trường chạy chọt, không minh bạch như thế, dần dần những lợi ích về mặt vật chất và quyền lực sẽ làm người ta xấu xa. Ở đây tôi nghĩ mấu chốt vấn đề nằm ở cơ chế đang vận hành đất nước này. Chỉ có một lời giải duy nhất là phải dân chủ hóa một cách đích thực để quyền lực của người dân phải được trả về cho dân và họ có thể giám sát. Đến chừng đó thì tham nhũng sẽ được hạn chế đi rất nhiều.

Trà Mi: Cách tốt nhất để buộc các lãnh đạo cấp cao tại Việt Nam phải có trách nhiệm trước dân và phải biết tự trọng từ chức khi không tròn phận sự là gì? Vai trò và sự cần thiết của văn hóa từ chức ra sao? Mời quý vị đón nghe phần trao đổi tiếp theo trong chương trình Tạp chí Thanh Niên đài VOA vào giờ này, tuần sau.

Trà Mi xin cảm ơn và mong đón tiếp quý vị và các bạn trong Tạp chí Thanh Niên đài VOA tối thứ sáu và chủ nhật hằng tuần.



Trà Mi



Những tấm hộ chiếu và nỗi nhục của người Việt

image

http://baomai.blogspot.com/2012/11/nhung-tam-ho-chieu-va-noi-nhuc-cua.html



http://baomai.blogspot.com/2012/11/quyet-nam-bien-ong.html

'Cuộc chiến của Hà Nội'

image

http://baomai.blogspot.com/2012/11/cuoc-chien-cua-ha-noi.html

Những tấm hộ chiếu và nỗi nhục của người Việt

image


J.B Nguyễn Hữu Vinh - Nỗi nhục khi cầm tấm hộ chiếu Việt Nam ra nước ngoài bị phân biệt, kỳ thị... có lẽ giờ đây cũng chẳng thấm vào đâu so với nỗi nhục cầm tấm hộ chiếu bành trướng ghi rõ lãnh thổ đất nước mình là của nó mà vẫn phải im lặng, không thể “ẳng” lên một tiếng. Sao không ẳng lên một tiếng, hỡi các “nhà báo, nhà đài yêu nước” tưng bừng ăn lương của nhân dân? Sao không ra những lời tuyên bố mạnh mẽ, sắt máu, sao không đưa đám công an, cảnh sát, chó và vũ khí ra ngăn chặn những tên xâm lược, hỡi các nhà lãnh đạo đã từng xua quân đi chiếm đất đai của dân, của các tôn giáo? Có nỗi nhục nào lớn hơn?... 

Tấm hộ chiếu bành trướng và những phản ứng 

Mấy hôm nay, không chỉ ở Việt Nam mà cả thế giới xôn xao về tấm hộ chiếu Trung Cộng vẽ đường lưỡi bò chiếm 80% Biển Đông, phần lãnh thổ tranh chấp với Ấn Độ, Đài Loan, Nam Hàn vào hộ chiếu cấp cho công dân họ đi khắp thế giới. Đây là một đòn bẩn, nhằm buộc các nước vào thế khó, nếu đóng dấu chứng thực vào tấm hộ chiếu này, nghĩa là công nhận phần lãnh thổ tham vọng đó thuộc Trung Cộng. 

Nói đến những đòn bẩn của anh bạn 16 chữ vàng và 4 tốt của đảng và nhà nước ta, thì kể suốt ngày không hết. Không chỉ chuyện bây giờ mà từ ngàn xưa đến nay vẫn thế, ai mà không biết. Dù với thời đại nào, chính thể nào ở Trung Hoa, thì âm mưu bành trướng bá quyền vẫn là một hằng số, không thay đổi. Vấn đề biết vậy, nhưng hành động với nó ra sao, là điều cần bàn.


image
Tấm hộ chiếu bành trướng vẽ đường lưỡi bò.


Khắp nơi trên thế giới, những phản ứng mạnh mẽ đã được đưa ra: Ấn Độ quyết địnhcấp thị tờ thực khẳng định phần lãnh thổ tranh chấp là của mình. Còn Philippines thì Bộ trưởng Ngoại giao chính thức gửi công hàm ngoại giao đến Bắc Kinh và gọi bản đồ là “tuyên bố vô lý về không gian hàng hải và là vi phạm luật pháp quốc tế”. Ngoài ra, còn Đài Loan cũng lên tiếng phản đối điều này. 

Ở Việt Nam, người dân mới tá hỏa tam tinh chỉ biết tin đó khi Người phát ngôn BNG trả lời câu hỏi của một phóng viên tọc mạch về cái hộ chiếu bành trướng. Thậm chí, còn được nghe rằng đã gửi công hàm phản đối đến Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội. Thế rồi báo chí tung tin rằng “cửa khẩu quốc tế Lào Cai đã đóng dấu hủy vào 111 hộ chiếu của công dân Trung Quốc có in hình đường lưỡi bò khi nhập cảnh vào VN”. Thực chất là chỉ đóng dấu hủy vào những thị thực mà Việt Nam đã cấp, đã dán vào cái hộ chiếu có hình lưỡi bò, chứ đâu dám đóng dấu hủy vào hộ chiếu của anh bạn vàng(!) 

Thậm chí, ngày hôm nay, báo chí Việt Nam còn hớn hở đưa tin “Mỹ không chứng thực hộ chiếu “đường lưỡi bò” của Trung Quốc”. Nhưng thực chất chỉ là ‘Mỹ không thừa nhận “lưỡi bò” trên hộ chiếu TQ” chứ không phải không cấp thị thực như báo chí đã loan tin trước đó. 

Thực ra, anh bạn vàng thâm hiểm phương Bắc đâu cần sự công nhận ngay bằng lời của Mỹ, Anh hay Pháp hoặc bất cứ nước nào. Nó cứ âm thầm để đó, đến một lúc nào đó cần thiết sẽ đưa ra lu loa rằng anh đã đóng dấu vào đây là công nhận cái này. Bài học về công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng vẫn còn đó. Mà việc này, đâu có ảnh hưởng gì đến Mỹ mà Mỹ phải không chứng thực. Những kẻ mất nhà, mất nước hẳn hoi còn ú ớ không dám kêu lên, thì vạ gì nước Mỹ phải làm điều đó? 

Thế rồi, báo chí “lề trái” lại tọc mạch khui ra rằng cái hộ chiếu bành trướng đó, Trung Cộng đã thực hiện từ đời tám hoánh nào rồi, tức là cách đây tận nửa năm. 

Cảm giác gì với tấm hộ chiếu bành trướng?


image

Những người hô Trường Sa – Hoàng Sa là của Việt Nam đã bị coi là “thế lực thù địch” của nhà nước(!)

Thử nghĩ xem, khi một tên cướp đến nhà bạn, mang trên tay tờ giấy xác nhận ngôi nhà, mảnh vườn ông cha bạn để lại và hiện bạn đang ở là của nó. Bạn sẽ nghĩ gì và bạn sẽ làm gì? Nếu không thẳng tay tát vào mặt nó, thì ít nhất bạn sẽ xé nhỏ tờ giấy vứt vào mặt nó, đuổi thẳng cổ nó ra khỏi cửa mà rằng:“Cút ngay, bọn ăn cướp”. 

Ở đây, mấy tháng qua, nhà nước ta vẫn để những kẻ đó vào đất nước mình, nghêng ngang đi lại như không. Động tác chỉ có thể làm là cấp một tờ thị thực rời khác cho chúng vào ra mà thôi. Còn mọi thông tin khác thì bịt mất. 

Trong nửa năm qua, các cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Trung cộng, các cán bộ, chiến sĩ đồn biên phòng nghĩ gì khi cầm trên tay tấm bản đồ hình lưỡi bò để đóng dấu xác nhận lên đó khi người Trung Quốc đưa đến cho họ? Họ có thấy vinh quang khi Tổ Quốc đang ngang nhiên bị cướp trắng trợn bằng văn bản trước mặt mình? Nếu họ thấy căm phẫn, bất bình chắc chắn sẽ không phải đến tận bây giờ nhân dân mới biết được âm mưu và thủ đoạn của bọn bành trướng đối với đất nước, Tổ Quốc chúng ta qua câu hỏi của một phóng viên nào đó với Người phát ngôn? Còn nếu họ không thấy sự bất bình hoặc căm phẫn thì họ là ai? 

Cư dân mạng chỉ biết kêu lên rằng Nhục. Mà không thể nói là không nhục nhã, khi tên cướp xông vào tận nhà đưa giấy cho anh, bắt anh công nhận nhà đất của anh là của nó mà anh phải im lặng, phải nghiến răng âm thầm chịu đựng. Nỗi nhục đó to lớn biết nhường nào. 

Nhà thơ Đỗ Trung Quân kêu lên trên mạng xã hội: “Nếu thiếu mồi nhậu đi xin: Không nhục, nếu thiếu tiền uống rượu xin hỏi bạn: Không nhục, nếu thiếu tiền đổ xăng xin bạn: Không nhục, nếu bạn không cho phải nằm nhà: Không nhục. Nhưng nó in đường lưỡi bò mà im re hay chỉ thều thào mấy câu lấy lệ: Quá Nhục”. Thì ra vậy, người dân Việt Nam thấy nhục, thấy căm phẫn, thấy bất bình khi cầm tấm hộ chiếu bành trướng của ngoại bang muốn ăn cướp cả Tổ Quốc mình. 

Chợt nhớ lời Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn: “Trông thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ… Nay các ngươi: nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục không biết thẹn; làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức, nghe nhạc Thái thường để đãi yến ngụy sứ mà không biết căm”. Đã hơn 700 năm, sao lời Hịch như vẫn còn tính thời sự hôm nay? 

Thế mới biết người xưa đâu có vô cảm, vô liêm sỉ như người nay. 

Lại nhớ chuyện cầm tấm hộ chiếu

image
TGM Giuse Ngô Quang Kiệt tại UBND Tp Hà Nội.

Còn nhớ, cách đây không lâu, sau buổi họp với UBND Thành phố Hà Nội, Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt tâm sự của mình, ngài nói: “Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ, chúng tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên. Làm sao như một anh Nhật nó cầm cái hộ chiếu là đi qua tất cả mọi nơi, không ai xem xét gì cả. Anh Hàn Quốc bây giờ cũng thế. Còn người Việt Nam chúng ta thì tôi cũng mong đất nước lớn mạnh lắm và làm sao thật sự đoàn kết, thật sự tốt đẹp, để cho đất nước chúng ta mạnh, đi đâu chúng ta cũng được kính trọng”. Thế rồi báo chí nhà nước, Thông tấn xã Việt Nam đăng tin buổi họp kết quả tốt đẹp… 

Nhưng chỉ chưa đầy 24 giờ sau, hệ thống báo chí được huy động tối đa ra sức cắt xén câu nói của ngài thành “chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam” để thóa mạ, để vu cáo, để đánh đòn hội đồng và kích động cơn lên đồng khát máu khát máu tập thể đối với Ngài. Thậm chí, người ta còn tổ chức hàng đoàn, hàng đống các lực lượng để bao vây, để cô lập Tòa TGM Hà Nội và tập thể giáo dân vào thời gian đó. Nhân dân lại oằn lưng trả tiền cho những hành động chống lại nhân dân này. Nguyễn Chí Đức, người đảng viên Cộng sản đã công khai ra khỏi đảng kể với tôi trong một lần đi biểu tình rằng: “Bọn được huy động chống lại người biểu tình yêu nước hôm nay, cũng như em ngày trước thôi, chính em cũng đã được trả tiền để đi bao vây Tòa TGM Hà Nội, gọi là quần chúng tự phát”. Không thể nói gì hơn màn truyền thông vu cáo đầy máu và bạo lực này của hệ thống tuyên truyền dối trá trong nhà nước Cộng sản.

image
Trần Đăng Tuấn: “… cả sông máu Việt đã đổ ra, cả núi xương Việt đã chất chồng để có độc lập tự do” 

Người ta thấy trong sự kiện đó, những nhà báo tỏ rõ sự uất ức nhất khi“nước Việt Nam bị coi thường”(sic) đã không ngừng lu loa, kêu gào và lên giọng cao đạo, giảng giải về truyền thống yêu nước, về Tổ Quốc, về “cái tổ” của mình bị vấy bẩn như Trần Đăng Tuấn, Nguyễn Năng An và đám bồi bút… 

Thế nhưng, Trời có mắt. Những trò bỉ ổi đó nhanh chóng bị bóc trần và có tác dụng ngược lại. Những báo, đài, những tờ báo, cái loa to mồm thóa mạ Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt đã nhanh chóng hiện nguyên hình là tay sai của giặc Tàu khi Tổ Quốc bị xâm lăng, là những “Lưỡi bò” trong lòng nước Việt. Điều này được chứng minh rất rõ ràng là khi đất nước đã chính thức bị xâm lược bằng đội quân bành trướng đem quân đội, vũ khí vào lãnh thổ của Tổ Quốc, tất cả những nhà báo, những nhà văn, những nhà truyền hình luôn mạnh mồm về tự hào là con người Việt Nam, là Người Việt, là Tổ Quốc thiêng liêng, dân tộc vĩ đại… đã lặn mất tăm. Thậm chí, người to mồm nhất như Trần Đăng Tuấn cũng đã lặn đi để tìm vào một lĩnh vực béo bở hơn là “Cơm có thịt”. Xin thưa rằng nếu đường lưỡi bò của Trung Cộng thành hiện thực, và sau đó là lãnh thổ Việt Nam biến thành “một phần không thể tách rời” của lãnh thổ Trung Quốc, thì khi đó ngay cả đất còn không có ở, lấy đâu ra cơm với thịt. Ngày xưa Trần Quốc Tuấn đã chẳng từng nói thế này sao: “Nếu bất chợt có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trống không đủ đâm thủng áo giáp của giặc; mẹo cờ bạc không đủ thi hành mưu lược nhà binh. Vườn ruộng nhiều không chuộc nổi tấm thân ngàn vàng; vợ con bận không ích gì cho việc quân quốc. Tiền của dẫu lắm không mua được đầu giặc; chó săn tuy hay không đuổi được quân thù. Chén rượu ngọt ngon không làm giặc say chết; giọng hát réo rắt không làm giặc điếc tai”.

image
Nếu như đội ngũ lính tráng, khí tài này được điều động để bảo vệ non sông(!) 

Những câu nói hào sảng rằng “Hôm nay, người Việt ra nước ngoài được cầm quyển hộ chiếu Việt Nam trên tay là do cả sông máu Việt đã đổ ra, cả núi xương Việt đã chất chồng để có độc lập tự do” (Trần Đăng Tuấn – Gửi ông không muốn làm người Việt). Hôm nay, chẳng lẽ Trần Đăng Tuấn không biết rằng cái “núi xương Việt” đó đã nhanh chóng vô nghĩa khi đất nước bị anh bạn vàng 4 tốt biến thành của họ đơn giản lắm, nhẹ nhàng lắm trong sự câm miệng của chính ông? 

Nỗi nhục khi cầm tấm hộ chiếu ra nước ngoài bị kỳ thị, chắc cũng sẽ không bằng người Việt cầm tấm hộ chiếu Việt Nam bị bất thình lình cấm xuất cảnh để nhìn cảnh ngược lại, bọn cầm hộ chiếu lưỡi bò cứ ung dung ra vào Việt Nam như chỗ không người. 

Nỗi nhục khi cầm tấm hộ chiếu Việt Nam ra nước ngoài bị phân biệt, kỳ thị... có lẽ giờ đây cũng chẳng thấm vào đâu so với nỗi nhục cầm tấm hộ chiếu bành trướng ghi rõ lãnh thổ đất nước mình là của nó mà vẫn phải im lặng, không thể “ẳng” lên một tiếng. 

Sao không ẳng lên một tiếng, hỡi các “nhà báo, nhà đài yêu nước” tưng bừng ăn lương của nhân dân? 

Sao không ra những lời tuyên bố mạnh mẽ, sắt máu, sao không đưa đám công an, cảnh sát, chó và vũ khí ra ngăn chặn những tên xâm lược, hỡi các nhà lãnh đạo đã từng xua quân đi chiếm đất đai của dân, của các tôn giáo? 

Có nỗi nhục nào lớn hơn? 

Hà Nội, ngày 27/11/2012. 
Kỷ niệm một năm biểu tình yêu nước ủng hộ Thủ tướng bị đàn áp.



J.B Nguyễn Hữu Vinh






Còn đng còn mình thì mt nước

image

Nhà tôi nghèo lm có con xe
năm sáu người đi chung giy t
nay lut đng ra xe chính ch
pht năm by triu bt giam xe

Thng ngu son lut chết dân nghèo
lm phát xăng du vt giá leo
tht nghip my năm thi khng hong
dân mình nay đã đói tong teo

image

Tin ăn chng có phi sang tên
vay mượn h hàng vi bn quen
h cũng như mình đu đói kh
cũng lo đi giy sang ch quyn

Phen này chc phi quyết chơi ngông
chúng thi là tôi s chy luôn
nếu b đui theo tôi chng s
thng nào cn tr c thng tông

image

Tông cho chúng chết mt vài thng
đ đám công an bt hung hăng
còn đng còn mình thì mt nước
còn dân nô l tiếp ngàn năm

Cù Huy Hà Bo

image

MNG CON

Mày láo, dám khuyên b
 :
Mai không đi bi
u tình.
Chuy
y có nhà nước,
Không liên quan đ
ến mình.

Mày nói y nh
ư đng.
Không liên quan th
ế nào?
N
ước là ca tt c,
C
a mày và ca tao.

Bi
u tình chng xâm lược,
Ch
 có lt ai đâu.
Không l
 mày không biết
Cái dã tâm th
ng Tàu?

Mày b
o có nhà nước.
Nhà n
ước hèn thì sao?
Mà ai cho nhà n
ước
Quy
ết vic này thay tao?

X
ưa đánh quân Mông C,
Vua còn h
i ý dân.
Sao không th
y nhà nước
X
u h vi vua Trn?

Đành r
ng thế mình yếu,
Ph
i thế n, thế này.
Nh
ưng  đi, con ,
M
m nn, rn buông ngay.

B
 biết con thương b,
Lo cho b
, cơn.
Con “bi
ết sng”, có th.
X
ưa b còn “biết” hơn.

Chính vì khôn, “bi
ết sng”,
T
c ngm ming, v ngây,
Mà th
ế h ca b
Đ
 đt nước thế này.

, b già, ln thn,
Nh
ưng vn còn là người.
Mà ng
ười thì biết nhc,
Bi
ết xu h vi đi.

Mai bi
u tình, thế đy.
B
 không bt con đi,
Nh
ưng cũng đng cn b.
C
n cũng chng ích gì.

Hà Ni, 7. 7. 2012


Quyết nắm Biển Đông?

image

Ngư dân 'Tam Sa' khoe kết quả đánh bắt

Trước hết tôi phải xin lỗi vì cái tựa đề nghe như khẩu hiệu của Đảng có thể gây lầm tưởng là tôi cổ vũ tinh thần bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
Thực ra đối tượng mà tôi muốn nói ở đây lại là Trung Quốc.
Nếu thế thì chắc có người cho rằng phải để tựa là ‘quyết chiếm Biển Đông’ mới đúng. Nhưng cũng vì chữ ‘chiếm’ này mà tôi đã bị phản ứng rất gay gắt.

Nước cờ cao

Suốt mấy ngày qua dân tình trong nước sục sôi với câu chuyện hộ chiếu của người láng giềng phương Bắc thòng chiếc lưỡi lỗ mãng xuống liếm gần hết Biển Đông.
Nước cờ này tuy mạo hiểm nhưng đã được tính toán kỹ trong ván cờ Biển Đông mà cao thủ Bắc Kinh đang buộc Hà Nội và Manila phải chơi theo ý họ.
Xét cho cùng đây cũng là một bước đi logic của chính quyền Trung Quốc.
Trên chuyến bay của hãng Air China đi Bắc Kinh để tường thuật về Đại hội 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, tôi đã phát hiện cơ man những chiếc lưỡi bò như thế.
Tạp chí của hãng để trước mặt hành khách có rất nhiều bản đồ Trung Quốc, và trên mỗi bản đồ này, dù lớn hay nhỏ, người ta đều không quên đính kèm một cái lưỡi bò.
Cái lưỡi đứt chín đoạn với chấm chấm bên trong giờ đây đã trở thành một phần không thể tách rời cái bụng phình to của đại lục.
Một khi cái lưỡi này đã xuất hiện trên mỗi bản đồ Trung Quốc thì không có lý do gì nó lại không có mặt trên những tấm bản đồ cuối cùng trên hộ chiếu.
Chính vì thế mà hộ chiếu lưỡi bò là một bước đi logic của Bắc Kinh. Từ 10 triệu sẽ có ngày có đến cả tỷ cái lưỡi bò nhan nhản tỏa đi khắp nơi trên thế giới.

Cá tươi Điếu Ngư

Ngày đầu tiên ở Bắc Kinh, bước ra khỏi khách sạn tôi nhìn thấy đối diện bên kia đường có một bảng điện tử liên tục chạy chữ bằng tiếng Hoa và tiếng Anh. Câu tiếng Anh dịch ra là ‘Điếu Ngư Đảo là của Trung Quốc’.
Bảng điện tử đó là của một công ty lữ hành mà lý ra phải chạy các thông tin chào tour.

image
Chủ nhân hãng lữ hành ở Bắc Kinh này cũng quyết lên tiếng về chủ quyền đối với 'Điếu Ngư'

Trên tờ báo nhiều ‘ân oán’ với Việt Nam là Hoàn cầu Thời báo tôi nhìn thấy tấm ảnh chụp một sạp cá trong một khu chợ ở Bắc Kinh căng một tấm biển trắng ghi dòng chữ rõ to được dịch sang tiếng Anh là: ‘Đây là cá tươi mới đánh bắt ở Điếu Ngư’.
Tôi tin cả bảng điện tử lẫn băng rôn đều là việc làm tự phát tự giác của người dân chứ chính quyền chẳng hơi đâu sai bảo những việc chả ảnh hưởng gì đến quyền cai trị của họ.
Cá ‘Điếu Ngư’ thì được tung hê như thế, còn cá ‘Tam Sa’ thì sao?
Câu trả lời có ngay: trang web chính thức của Đại hội 18 cũng tranh thủ quảng bá một phóng sự ảnh về ‘Tam Sa’.
Tôi nhìn thấy những ngư phủ sạm đen nắng gió trưng ra những con cá to bằng cả thân người họ vừa bắt được.
Có lẽ cá ‘Điếu Ngư’ mới là hàng độc cần phải rao, còn cá ‘Tam Sa’ đã là ‘chuyện thường ngày ở huyện’.

image
Không rõ tấm bảng viết 'cá tươi Điếu Ngư' có giúp người bán cá này được đắt hàng không?

Không những mắt thấy mà chính tai tôi cũng đã nghe (dù qua phiên dịch) những thường dân Bắc Kinh nói về ‘chủ quyền’ của họ.
Có những người đã đồng ý trả lời nhưng lại đổi ý ngay khi biết một người Việt Nam lại đi hỏi chuyện về ‘Tam Sa’.
Tuy nhiên, những ai chịu nói đều thể hiện một niềm tin chắc như đinh đóng cột rằng ‘Tam Sa’ và ‘Nam Hải’ là của Trung Quốc. Không có gì phải bàn cãi!

‘Thảo dân’ lên tiếng

Bà Dương Quế Linh, 35 tuổi, tiểu thương bán rau cải ở Quận Hải Điến mặc dù lúc đầu khăng khăng không biết gì về chính trị nhưng trước sự nài nỉ của chúng tôi cuối cùng bà cũng phát biểu:
“Cái gì thuộc về Trung Quốc thì là của Trung Quốc. Với tư cách là công dân Trung Quốc, tôi hy vọng chính phủ sẽ dùng hết sức để lấy lại phần lãnh thổ thuộc về Trung Quốc.”
Và nữa:
“Vấn đề tranh chấp Điếu Ngư Đảo và tranh chấp Tam Sa đều quan trọng như nhau. Đây không phải là vấn đề bình thường. Đây là vấn đề liên quan đến lãnh thổ quốc gia.”
Lời lẽ của một chị bán rau nghe như giọng điệu của người phát ngôn Bộ Ngoại giao!
Thể theo yêu sách đòi đến 80% Biển Đông của Trung Quốc thì một quốc gia biển như Việt Nam thành ra không có biển. Trước sự hùng hồn của bà Dương, tôi xoáy sâu vào điểm này mà tôi cho là không thuyết phục rõ ràng trong yêu sách đường chín đoạn để xem người dân Trung Quốc nói sao.

image
Người dân Trung Quốc tin tưởng chắc chắn rằng Tam Sa và Nam Hải là của họ không có gì bàn cãi

Anh Tăng Vũ, 24 tuổi, nghiên cứu sinh ngành chế tạo xe hơi mà chúng tôi ‘chộp’ được tại Viện Công nghệ Bắc Kinh, có câu trả lời còn bất ngờ hơn:
“Thật sự tôi cũng không quan tâm lắm đến con số cụ thể nhưng nếu nói con số 80% là quá đáng thì đáng lẽ ra phải là 100% mới đúng vì biển đó là của Trung Quốc.”
“Tôi nghĩ Trung Quốc cần phải dùng biện pháp cứng rắn để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, không thể tiếp tục nhượng bộ vì như thế Trung Quốc sẽ thiệt thòi.”
Tuy nhiên sau những lời lẽ ‘quá nhiệt huyết’, anh Tăng có phần đấu dịu:
“Mỗi người đều có lòng yêu nước, đều yêu đất nước của mình. Bản thân bạn cũng thế. Tuy nhiên đây chỉ là vấn đề hiện tại. Chúng ta nên nhìn về lâu dài. Giữa các quốc gia với nhau cần phải tìm hướng giải quyết để cùng nhau phát triển.”
Anh Tăng Vũ chính là người đã phản ứng quyết liệt với người phiên dịch của tôi khi cô dùng chữ Trung Quốc ‘chiếm đoạt’ 80% Biển Đông mà tôi đã đề cập ở đầu bài.
Một sinh viên khác, họ Giả, 25 tuổi, cùng trường và đang học sau đại học ngành Quang học, tỏ ra khá mềm dẻo với điều kiện ẩn danh.
“Đối với vấn đề tranh chấp lãnh thổ thì số liệu không thể hiện được sự chính xác thông tin. Có thể thấy được một bên nhiều hơn một bên ít hơn nhưng số liệu có được cũng có lý riêng của nó.”
“Cá nhân tôi mong muốn hòa bình song song với lãnh thổ được nguyên vẹn không xảy ra tổn thất gì. Chính phủ với tư cách là đại diện của người dân phải xem xét và quyết định làm sao cho đạt được nguyện vọng của người dân.”

image
Trung Quốc đang từng bước từng bước một hiện thực hóa 'chủ quyền' của họ trên Biển Đông

Người bạn phiên dịch của tôi, một du học sinh Việt Nam ở Bắc Kinh đã ba năm, cho biết kể từ khi bùng nổ vụ Điếu Ngư, người dân Trung Quốc dồn tất cả căm hờn vào Nhật Bản và gần như quên Việt Nam.
Vấn đề là tại sao một hòn đảo bỏ hoang lại có thể khuấy động tinh thần của người dân Trung Quốc hơn một vùng biển chiến lược có lợi ích dồi dào.
Nếu xem ‘Điếu Ngư’ là cái bánh khó nhằn còn ‘Nam Hải’ là miếng ngon trước sau gì cũng nuốt trọn thì câu trả lời sẽ rõ.
Ít ra đây cũng là ý kiến của ông Vương Gia Tường, 72 tuổi, một kỹ sư đã về hưu.
“Vấn đề tranh chấp Điếu Ngư Đảo tương đối khó khăn,” ông trả lời tôi, “Nhưng một khi đã giải quyết được Điếu Ngư thì vấn đề Tam Sa sẽ dễ dàng giải quyết.”
Rõ ràng hộ chiếu mới của Trung Quốc có đính kèm lưỡi bò nhưng lại không dám động đến ‘Senkaku’ nên Tokyo cho qua không nói gì.
Tôi đã soi rất kỹ trên các bản đồ trong các sách vở của Trung Quốc để tìm dấu vết của ‘Điếu Ngư’ nhưng cũng không hề thấy đánh dấu.
Có thể thấy rằng với Tokyo tuy Bắc Kinh có lớn tiếng nhưng vẫn vừa đi vừa ngó chừng. Trong khi đó, đối với Hà Nội và Manila Bắc Kinh sẵn sàng ra mặt bặm trợn.
Đây có lẽ vận vào ý ‘dễ trước khó sau’ mà giới lãnh đạo Trung Quốc đã đặt ra cho chiến lược biển đảo của họ chăng?

Không có đường lui

image
Lãnh đạo Trung Quốc sẽ không lùi bước trên vấn đề 'Nam Hải'

Thế thì nếu cả Tokyo, Hà Nội và Manila có cùng hành động gây sức ép cùng một lúc thì tôi tự nhủ Bắc Kinh sẽ như thế nào?
Có lẽ họ sẽ phải vất vả chống đỡ, nhưng dù thế nào chăng nữa thì trước áp lực quyết liệt của dân chúng tôi cho rằng khả năng Trung Quốc lui bước trên Biển Đông là hoàn toàn không có chứ đừng nói là rất ít.
Cũng sẽ có những lúc nhà cầm quyền Bắc Kinh càng phải tỏ ra cứng rắn trong vấn đề chủ quyền nếu họ cần tranh thủ sự ủng hộ của người dân.
Ý chí quyết liệt của người dân hòa với mưu tính của nhà cầm quyền khiến Bắc Kinh ở vào tư thế chỉ có thể tiến chứ không thể lùi trên vấn đề ‘Nam Hải’.
Muốn hoàn thành bá nghiệp Trung Quốc phải vươn ra biển. Như thế trước hết phải có ‘ao nhà’. Cho nên có thể nói Biển Đông là chiếc chìa khóa Trung Quốc quyết phải nắm mà nếu mất thì cũng tan tành giấc mộng mà đời đời đất nước Trung Hoa luôn ấp ủ.
Chưa kể danh dự một nước lớn. Nếu tuyên bố chủ quyền mà cuối cùng lại để mất vào tay nước nhỏ thì chẳng mất mặt lắm sao?
Cho nên dù tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông có thể bị xem là ‘vô lý’ nhưng chính phủ họ lại rất tự tin với điều ‘vô lý’ đó.
Tự tin vì họ biết họ phải nắm Biển Đông bằng mọi giá. Tự tin vì họ đang và sẽ có đủ tiềm lực để thực hiện điều đó.
Sự tự tin này cũng có thể thấy với hộ chiếu lưỡi bò. Một bước đi rủi ro nhưng họ rất mạnh dạn chứng tỏ họ đã lường trước tất cả hệ lụy.

Thách thức cao ngất

image
Chính quyền Việt Nam không cảm thấy thoải mái với các cuộc biểu tình chống Trung Quốc của người dân

Khoan bàn đến lý lẽ của mỗi bên, khoan so về tương quan lực lượng mà chỉ dừng lại ở tinh thần bảo vệ ‘chủ quyền’ của người dân Trung Quốc, tôi thấy đã là một ngọn núi cao ngất đối với Hà Nội.
Đó là niềm tin từ gan ruột của họ, bất kể có lý hay phi lý. Đó là sự tự giác bảo vệ chủ quyền đến mức cực đoan. Đó là sự lan tỏa đến từng người dân bình thường.
Có lẽ sẽ hồ đồ khi cho rằng người Việt Nam không máu lửa như người Trung Quốc trong vấn đề chủ quyền. Nhưng ở Việt Nam tôi chưa thấy được sự tự giác và lan tỏa ở mức độ như ở Trung Quốc.
Ít nhất thì người dân Trung Quốc cũng xuống đường rầm rộ để hà hơi tiếp sức cho chính quyền gây áp lực với Nhật Bản trên vấn đề Điếu Ngư.
Trong khi đó thì các cuộc biểu tình bảo vệ Hoàng Sa-Trường Sa ở Hà Nội số lượng chẳng được bao nhiêu mà lại còn bị chính quyền gây khó dễ đủ điều.
Nhìn trước mắt thì hộ chiếu lưỡi bò cũng chỉ là một trong rất nhiều đòn mà Bắc Kinh sẽ tiếp tục tung ra để nhằm hạ gục Hà Nội và Manila.
Trong khi chờ đợi, ông Lương Thanh Nghị nên chuẩn bị sẵn tinh thần hoặc tranh thủ tìm bài gì mới xi-nhê hơn.
Trong câu chuyện này, ở Việt Nam, Đảng đã giành hết quyền lo. Người dân không được phép xía vào. Họ đang trông chờ Đảng ‘lo’ tốt hơn chứ không phải chỉ la oai oái trước những cú ra đòn hiểm hóc của Trung Quốc.
Nếu có việc gì xảy ra thì chắc chắn toàn bộ trách nhiệm thuộc về Đảng. Đó là trách nhiệm trước lịch sử, trước dân tộc, trước tổ tiên và trước các thế hệ mai sau.



Nguyễn Lễ




Thư gởi anh Việt Khang


image

http://baomai.blogspot.com/2012/11/thu-goi-anh-viet-khang.html