Pages

Thursday, March 6, 2014

Di dân: Khuôn mặt mới của nước Mỹ

image
Mỹ là quốc gia của những người nhập cư, với thành phần xã hội là một sự tổng hợp của nhiều ngôn ngữ, văn hóa và phong tục khác nhau. Với mỗi làn sóng di cư mới, người đến trước băn khoăn về người mới đến và tự hỏi liệu họ có hòa nhập được hay không. Quốc hội hiện đang bàn thảo về một bộ luật mà, nếu được thông qua, sẽ tạo nên những thay đổi lớn lao nhất đối với hệ thống di trú của Mỹ trong hàng chục năm qua.

Nhập cư: Khuôn mặt mới của nước Mỹ là một tập hợp những câu chuyện cá nhân, hình ảnh tương tác và tài liệu tham khảo với mục đích đưa cuộc tranh luận chính trị về sát với đời sống thực tế. Ðây là nơi để bạn đọc suy ngẫm về "Giấc mơ Mỹ" và tìm hiểu vì sao giấc mơ đó trở thành hiện thực đối với một số người, nhưng với những người khác thì vẫn còn là điều xa vời. Hãy tham gia cuộc trò chuyện cùng chúng tôi.

image
image
Phòng đăng ký nhập cư tại đảo Ellis ở cảng New York (hình năm 1924)
1790 Đạo luật Nhập tịch được thông qua, quy định rằng người nhập cư có thể nộp đơn xin nhập quốc tịch Mỹ nếu là người da trắng có tư cách đạo đức tốt, và đã sống ở Mỹ ít nhất 2 năm.

1882 Đạo luật Di trú được thông qua, áp đặt mức thuế 50 xu Mỹ cho mỗi người nhập cư và cấm nhập cảnh "mọi phạm nhân, người điên, người bị ngu đần, hoặc bất kỳ người nào không có khả năng tự chăm sóc bản thân mà không trở thành gánh nặng xã hội."

1891 Văn phòng Di trú được thành lập dưới quyền quản lý của Bộ Tài chính Mỹ.

1892 Ðảo Ellis ở cảng New York trở thành điểm nhập cư liên bang đầu tiên. Trong khoảng từ năm 1892 đến năm 1954, hơn 12 triệu người nhập cư vào Hoa Kỳ thông qua đảo này.

1903 -1917 Nhiều hạn chế mới về di trú được áp đặt. Những người khuyết tật về thể chất hoặc tâm thần, người ăn xin, người trì độn, người lớn mù chữ, trẻ vị thành niên không người đi kèm và hầu hết người Á châu không được phép nhập cư.

1921 Ðạo luật Hạn ngạch quy định số người nhập cư tối đa hàng năm là 350.000.

1924 Lực lượng tuần tra biên giới Mỹ được thành lập một phần là để ngăn chặn tình trạng buôn lậu phát triển từ khi chính phủ quyết định cấm việc sản xuất và vận chuyển rượu lậu.

1929 Ðạo luật Nguồn gốc Quốc gia cấm di dân Á châu và giảm hạn ngạch nhập cư hàng năm xuống còn 150.000 người trong lúc Mỹ phải vật lộn với cuộc Đại suy thoái. Ðạo luật này quy định 70 phần trăm di dân phải đến từ Bắc và Tây Âu và số còn thì từ Nam và Đông Âu.

1942 Chương trình Bracero do Mỹ và Mexico khởi xướng, đặt ra một hiệp ước về xuất khẩu lao động cho người lao động nông nghiệp Mexico ở Mỹ.

1948 Đạo luật Người Thất tán được thông qua trong Thế chiến thứ 2, cho phép nhập cảnh 400.000 người bị thất tán vì chiến tranh.

1954 Phát động chiến dịch Wetback trục xuất người nhập cư không có giấy tờ, chủ yếu từ Mexico.

1964 Chương trình Bracero kết thúc sau khi bảo trợ cho hơn 4 triệu người Mexico làm việc trên những cánh đồng ở Mỹ.

1965 Ðạo luật Di trú và Quốc tịch bãi bỏ hạn ngạch quốc tịch nhưng quy định con số tối đa người nhập cư từ đông và tây bán cầu.

1980 Đạo luật Người Tị nạn lập ra một hệ thống tách riêng người tị nạn ra khỏi những người nhập cư khác để xử lý. Mức trần nhập cư được giới hạn riêng ở mức 270.000 người.

1986 Tổng thống Mỹ Ronald Reagan ký thông qua Đạo luật Cải tổ và Kiểm soát Di trú gây nhiều tranh cãi, dành cơ hội cho những người nhập cư không giấy tờ có được tư cách pháp nhân. Gần 3 triệu người được ân xá. Đạo luật này cũng tăng cường nỗ lực trấn áp những doanh nghiệp Mỹ thuê công nhân không giấy tờ và tăng giới hạn người nhập cư hàng năm lên 540.000 người.

1990 Đạo luật Di trú Quốc tạo ra hệ thống xổ số “đa dạng” để khuyến khích thêm người nhập cư từ những nước có ít đại diện, và làm tăng trần nhập cư hàng năm lên 700.000 người.

1996 Ðạo luật Cải cách Di trú bất hợp pháp và Trách nhiệm Người nhập cư tăng cường việc kiểm soát biên giới và kêu gọi xây dựng hàng rào dọc theo những khu vực có nhiều người hay vượt qua ở biên giới Mỹ-Mexico. Những chương trình xã hội cho người nhập cư hợp pháp bị cắt giảm và hầu như bị loại bỏ đối với người nhập cư không giấy tờ. Quốc hội ra lệnh bỏ tù những người nhập cư nào bị cáo buộc phạm tội.

2001 Vụ tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001 khơi ra mối quan ngại mới về tình hình an ninh "nội địa" cũng như làm tăng cường việc rà soát du khách đến Mỹ tại sân bay, biên giới và hải cảng.

2001 Tòa án Tối cao Hoa Kỳ cấm cơ quan quản lý di trú giam giữ vô thời hạn những người bị trục xuất trong vụ kiện Zadvydas v. Davis. Phán quyết này được tham chiếu thường xuyên trong những vụ xử liên quan đến công dân nước ngoài bị bỏ tù sau vụ 11 tháng 9.

2003 Bộ An ninh Nội địa DHS được thành lập để ứng phó với những cuộc tấn công khủng bố, tiếp quản các cơ quan hải quan và di trú. Sở Di Trú và Nhập Tịch được đổi thành Cơ quan thực thi Di trú và Hải quan, cùng với cơ quan Bảo vệ Biên giới và Hải quan, Dịch vụ Di trú và Nhập tịch và gần 20 cơ quan khác đuợc đặt dưới quyền quản lý của DHS.

2004 Một tổ chức gây tranh cãi có tên là "Minuteman Project" được lập ra ở bang Arizona. Tổ chức này chuyên gửi những người dân bình thường không làm việc cho các cơ quan thực thi pháp luật đi truy lùng những người nhập cư không giấy tờ.

2006 Luật Hàng rào An ninh cho phép xây dựng 1127 km hàng rào hai lớp dọc theo biên giới Mỹ-Mexico.

2007 Luật Biên giới An toàn, Cơ hội Kinh tế và Cải tổ Di trú không được Quốc hội Mỹ thông qua. Nhiều cuộc biểu tình lớn về vấn đề di trú diễn ra trên khắp nước.

2012 Tổng thống Barack Obama ký ban hành một sắc lệnh cho phép hàng trăm ngàn người nhập cư không giấy tờ đến Mỹ khi còn nhỏ, được ở lại Mỹ mà không phải sợ bị trục xuất. Sắc lệnh này cũng cho phép những người dưới 30 tuổi được đi làm.

2013 Quốc hội Mỹ tranh luận về Luật An ninh Biên giới, Cơ hội kinh tế và Hiện đại hóa Di trú. Luật này nếu được thông qua sẽ giúp tăng cường an ninh biên giới và tạo cơ hội cho ước tính khoảng 11 triệu người nhập cư không giấy tờ ở Mỹ để có được tư cách pháp nhân.

image

Trong khi Tổng thống Barack Obama theo đuổi cải cách nhập cư được ủng hộ bởi cử tri gốc Tây Ban Nha và châu Á, thành phần đã giúp ông tái đắc cử, ông cũng chỉ thị quyết liệt trục xuất nhiều di dân và khiến nhiều nhà hoạt động bất bình.

image
image


image

Việc giam giữ người nhập cư bị buộc tội vi phạm luật Mỹ khá tốn kém và đang tăng mạnh. Bộ An ninh Nội địa xin gần 2 tỷ đô la cho hoạt động giam giữ trong năm 2013. Yêu cầu này được đưa ra sau năm 2011 với con số kỷ lục 429.000 người nước ngoài đã bị giam giữ.

Chính phủ sử dụng khoảng 250 nhà tù tiểu bang và địa phương, nhà tù tư nhân và các cơ sở do chính phủ sở hữu làm nơi giam giữ tù nhân.

Mỗi chấm đỏ trên bản đồ Google dưới đây đại diện cho một cơ sở giam giữ người nhập cư. Rê chuột lên những chấm này để xem chi tiết. Bấm nút “play” hoặc kéo tam giác màu đỏ để xem sự phát triển những trại giam này.

image
Ðồ biểu: Số người di trú bị tạm giam tăng vọt do Cuộc Hội thảo Tường thuật Ðiều tra và PBS/Frontline cung cấp.
Thiết kế: Jacob Fenton, Catherine Rentz, Stokely Baksh và Lisa Hill. Nguồn: ICE.

Hệ thống nhà giam của ICE giam giữ đàn ông, phụ nữ và trẻ em từ gần như mọi nước trên thế giới. Một số vượt biên trái phép hoặc ở lại quá hạn visa, những người khác phạm trọng tội. Trong số này còn có những thường trú nhân hợp pháp ở Mỹ và người xin tị nạn. Những người này có thể bị giam nhiều ngày hoặc nhiều tháng, chờ đợi quản lý di trú hoặc tòa án định đoạt số phận của họ.

image

Khoảng 13 phần trăm dân số Mỹ ngày nay sinh ra ở nước ngoài, thấp hơn một chút so với mức trung bình một thế kỷ trước. Cục Điều tra Dân số Mỹ thực hiện khảo sát mỗi 10 năm một lần để nắm được những thay đổi trong cơ cấu dân số.

image
image
image

image

Hệ thống di trú cho là "mục nát" một phần là vì có tới 11 triệu người sinh sống bất hợp pháp ở Mỹ, vì chủ lao động thuê mướn những người nhập cư không giấy tờ để giảm phí tổn, và vì các doanh nghiệp than phiền khó xin visa cho những người lao động trình độ cao.

Bấm vào hình dưới đây để xem những thay đổi Thượng viện đề xuất cho lộ trình tiến tới tình trạng thường trú hợp pháp và công dân Mỹ, trong đó có nhiều cơ hội cho những người nhập cư không giấy tờ. 

image



VOA


image

Ukraine - VN: 7 điểm giống và khác
Putin nói gì về Ukraine?
Quân đội Mỹ sắp được trang bị ôtô bay
Tiện nghi mới nhất của Uganda: Năng lượng mặt trời...
Nhìn Ukraine, nghĩ về Việt Nam
Tâm hồn đẹp của Paul Walker
Hoa Kỳ vinh danh những phụ nữ can đảm trên thế giớ...
Nhật ra trát bắt tiếp viên Vietnam Airlines
Hôi Miệng
Những câu hỏi thường gặp/Cách vào VOA nếu bị chặn
Bạn đọc và bạn văn
Cậu cử
Trung Quốc đang có âm mưu gì ở Hà Tĩnh và Quảng Tr...
Cuộc đời chìm nổi của nữ hoàng dầu khí Ukraine
Công an VN "né" dự cà phê nhân quyền?
YouTube: Vietnamese Pride
Người ăn mày
Ai là tướng gốc Việt đầu tiên trong quân đội Mỹ?
Linh mục Phê-rô Phan Văn Lợi
Thư Xuân gửi cho một người bạn Đảng viên Cộng sản
Việt Nam ‘thu hồi giấy phép’ của báo Sài Gòn Tiếp ...
Thơ: Khuyên Cô Em Vợ
Đêm Cali trên một ngọn đồi cao…
Hội Nghị Thượng Đỉnh Geneva về Nhân Quyền và Dân C...
Phát triển trước, dân chủ sau
Thông báo: Giả danh Linh Mục Giáo phận Phan Thiết
Tấm gương mục tử
Những hình ảnh đẹp của các linh mục Ukraine
Loài chó hiểu được cảm xúc của con người
Vì sao 'dân ta không được học sử ta'?
Hai câu chuyện về cái “tủ sách” và cái “tủ rượu”
Bitcoin: thông minh nhưng vô dụng?
Hành trình xác tín của một tu sĩ công giáo
Tiền thế chân Bail & bond
Người dự UPR bị tịch thu hộ chiếu
Hình ảnh Kiev trước và sau bạo loạn đẫm máu
Bệnh GOUT đến từ đâu ?
Người Việt trước ý đồ Hán hóa
Người CS có thể cải sửa, chế độ CS thì không
Việt Nam giữa ý thức hệ và chủ nghĩa quốc gia

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.