Pages

Tuesday, October 28, 2014

Hậu quả tai hại của Hội nghị Thành Đô

image
Các ông Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Văn Linh và Đỗ Mười
...Hơn 20 năm sau Hội nghị Thành Đô, nay có dịp nhìn lại vấn đề, người ta sẽ thấy “ngộ” ra được một số điều mà ngay từ khi được phổ biến kết quả của Hội nghị, những người quan tâm đến tình hình đất nước lúc đó đã ít nhiều biểu thị sự không đồng tình.

Bước đầu, xin mạnh dạn công khai một số yếu kém của phía chúng ta, cũng như xin thẳng thắn đề cập tới một vài tác hại của những “quyết đoán” sai lầm khi đó đối với đất nước.

Nêu ra một số việc, không phải là muốn truy cứu trách nhiệm chính trị, hoặc nhằm bôi xấu, hạ thấp uy tín của một ai mà chỉ nhằm một mục đích: nếu không thấy hết những dại khờ, non yếu của chúng ta, không vạch trần những mưu ma chước quỷ của kẻ mà cho đến tận giờ phút này trong chúng ta vẫn còn có không ít ngưòi lầm tưởng họ là những đồng chí cộng sản, những người đang cùng chúng ta xây dựng chủ nghĩa xã hội thì sẽ là một nguy hại to lớn, lâu dài, tiềm ẩn đối với dân tộc.

Ngoài những nhân nhượng vô nguyên tắc về Campuchia như đã trình bày ở bài trước, phía Việt Nam đã không hề (hay không dám) đề cập tới nguyên nhân tạo ra bất đồng trong quan hệ Việt Trung trong hơn 10 năm qua nhất là cuộc Chiến tranh Biên giới tháng 2 năm 1979 do Ban lãnh đạo Bắc Kinh cố tình, chủ động gây ra.
Phía Việt Nam đã hoàn toàn cho qua vấn đề sau khi nghe Giang Trạch Dân nói trong diễn văn: quan hệ hai nước từ nay “hãy gác lại quá khứ, hướng tới tương lai”.
Đó là những điều ngưòi viết bài này thu nhận được sau khi đã hỏi kỹ đồng chí phiên dịch và nói chuyện nghiêm túc nhiều lần với đồng chí Hồng Hà khi đồng chí còn sống tại một số cuộc họp và tại phòng làm việc của đồng chí tại số 2 Nguyễn Cảnh Trân và tại nhà riêng của tôi do đồng chí chủ động tới gặp.

Không dám hé một lời

Chúng ta không đòi Trung Cộng phải bồi thường chiến tranh trong khi đã nêu vấn đế Mỹ bồi thường chiến tranh là điều kiện tiên quyết để bình thường hoá quan hệ hai nước nhưng tại sao trong đàm phán bí mật lại không dám nói dù chỉ là một lời với Trung Cộng về cuộc chiến tranh tàn ác đó và buộc họ chí ít phải nói ra câu 'lấy làm tiếc' về hành động phi nghĩa của mình?
Nhượng bộ vô nguyên tắc này của Việt Nam đã làm cho Trung Cộng dường như giành được 'vị thế chính nghĩa' trước dư luận quốc tế và nhất là trong đông đảo nhân dân Trung Cộng dù họ mang hơn 60 vạn quân chính quy xâm lược, giết hại nhiều đồng bào ta, tàn phá nhiều cơ sở vật chất của ta tại vùng sáu tỉnh biên giới Việt Nam.
Làm cho một bộ phận người trên thế giới cho rằng những vu cáo bịa đặt của Trung Cộng: 'Việt Nam xua đuổi người Hoa', 'Việt Nam xâm lược Campuchia'… là đúng, việc thế giới 'lên án, bao vây cấm vận Việt Nam' là cần thiết, việc Trung Cộng 'cho Việt Nam một bài học' là phải đạo…trong khi chính chúng ta mới là ngườì có công lớn trong việc đánh tan bọn Khơme Đỏ, cứu nhân dân Campuchia khỏi nạn diệt chủng. Tóm lại là đã làm cho khá nhiều người trong thời gian khá dài hiểu lầm, ác cảm với Việt Nam.
Cho tới khi đặt bút viết những dòng này mặc dù đã mất nhiều công sức tìm hiểu, người viết vẫn chưa biết ai là người đề xuất chủ trương cấm không được nói lại chuyện cũ với Trung Cộng, khiến cho trong hơn 20 năm qua, trên các phương tiện truyền thông của Việt Nam không hề có một tin tức nào động chạm tới Trung Cộng. Ngay cả tên tuổi, nghĩa trang của các liệt sĩ hy sinh trong cuộc đấu tranh yêu nước thần thánh trên cũng bị cố tình lảng tránh không dám công khai nói tới, thậm chí bị lãng quên.

image
Cuộc Chiến tranh Biên giới năm 1979 bị quên đi
Cần phải nói ra đây một sự thực là trong khi đó, báo, mạng chính thống của Trung Cộng vẫn ra sức tung hoành, không hề bị một sự cấm đoán, hạn chế nào, ngày ngày tìm hết cách để bôi xấu, xuyên tạc Việt Nam về mọi mặt, đến nỗi phần lớn người dân Trung Cộng bình thường khi được hỏi về Việt nam cũng thốt lên, Việt Nam là 'vô ơn bội nghĩa, là kẻ ăn cháo đá bát'...

Theo tài liệu chính thức của Trung Cộng trong một cuộc điều tra công khai, đã có tới “80% dân mạng Trung Cộng - tức khoảng 300 triệu ngưòi-chủ yếu là thanh niên và người có học - tán thành dùng biện pháp vũ lực với Việt Nam tại Biển Đông.
Cảm tình, ấn tượng tốt đẹp của đa số nhân dân Trung Cộng về một nước Việt Nam anh dũng trong chiến đấu, cần cù trong lao động, hữu nghị với Trung Cộng trước đây dường như không còn nữa. Hậu quả tai hại này chưa biết bao giờ mới xoá bỏ được.

Chấp nhận yêu sách trắng trợn của phía Trung Cộng gạt bỏ mọi chức vụ trong và ngoài đảng đồng chí Nguyễn Cơ Thạch, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam, rồi lợi dụng mọi cơ hội đế đến Đại hội 8 Đảng Cộng sản Việt Nam chính thức làm được việc đó khi đồng chí là một trong số rất ít người lãnh đạo có tư duy sáng tạo, am hiểu tình hình quốc tế, có sức khoẻ dồi dào, có uy tín quốc tế, nhất là đối với các nước Phương Tây là một việc làm thể hiện sự yếu kém về bản lĩnh và sự tha hoá về tình nghĩa cộng sản, là một việc làm dại dột “vác đá tự ghè chân mình”...

Có thể nói mà không sợ quá mức rằng, nếu Nguyễn Cơ Thạch còn trong ban lãnh đạo cấp cao Đảng ta một nhiệm kỳ nữa thì việc bình thường hoá quan hệ Việt Mỹ và việc Việt Nam gia nhập Asean chắc chắn không phải mãi đến năm 1995 mới thực hiện, chậm hơn việc bình thường hoá quan hệ với Trung Cộng tới gần 5 năm.

Ban lãnh đạo Bắc Kinh các thế hệ, lo sợ ảnh hưởng của Nguyễn Cơ Thạch tới mức, mặc dù ông buộc phải nghỉ hưu và mất đã khá lâu mà hơn hai mươi năm sau ngày bình thưòng hoá quan hệ Việt Trung, tại Đại hội lần thứ XI ĐCSVN tháng 1 năm 2011 họ còn không muốn để con trai ông làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam (lời nguời lãnh đạo đảng ta lúc đó nói, tôi được nguyên đại sứ Việt Nam tại Trung Cộng Nguyễn Trọng Vĩnh trực tiếp cho biết)
Cần nói thêm, việc ngoan ngoãn chấp hành yêu sách gạt bỏ đồng chí Nguyễn Cơ Thạch đã tạo điều kiện để từ sau đó, Bắc Kinh can thiệp ngày càng sâu hơn vào công tác cán bộ, nhân sự chủ chốt của đảng và nhà nước ta qua mấy kỳ đại hội Đảng (IX, X, và XI) nhằm có người thân Trung Cộng trong cơ cấu lãnh đạo cấp cao.

image
Quan hệ Việt - Trung đ̣ã trải qua nhiều bước thăng trầm
Việc tỏ ý không muốn thấy con trai đồng chí Nguyễn Cơ Thạch nêu trên chỉ là một ví dụ gần đây nhất.
Đây là việc chưa từng có trong Đảng ta. Chúng ta đều biết thời Bác Hồ, trong Đảng ta tuy có người này kẻ kia thân Liên Xô, thân Trung Cộng nhưng ngưòi nào cũng phải nghiêm chỉnh chấp hành đường lối của Đảng, thời đồng chí Lê Duấn là người lãnh đạo chủ yếu đã không duy trì được nếp chung sống đó, nhưng bất kể là ai hễ thân Liên Xô, thân Trung Cộng trong đảng đều bị loại trừ.

Có thể nhận định thế này thế nọ về hiện tượng trên nhưng có một điều có thể khẳng định, thời đó nước ngoài và nhất là Trung Cộng, không thể trực tiếp thò tay can thiệp vào nội bộ Đảng ta nhất là vê công tác nhân sự tổ chức.
Nhưng từ năm 1991 đến nay, việc Trung Cộng can thiệp vào nội bộ ta đã hầu như đã diễn ra thường xuyên và chưa hề bị lên án. Phải chăng đã xuất hiện 'Nhóm lợi ích thân Trung Cộng' trong Đảng ta? Không giải quyết được tình trạng này thì hậu hoạn khôn lường.

Bài học bị dắt mũi nhớ đời

Không thể dùng các từ ngữ thông thưòng để đánh giá các hậu quả trên mà phải dùng từ “cái giá phải trả bằng xương máu” mới phản ánh đúng bản chất của vấn đề.
Hội nghị Thành Đô đã, đang và sẽ còn mang lại cho đất nước chúng những hậu quả to lớn, cay đắng, nhục nhã...

Vì vậy một vấn đề cũng quan trọng không kém mà người viết xin mạnh dạn khởi đầu trước: từ những cái giá phải trả đó chúng ta cần rút ra những bài học gì? Cần ghi nhớ những bài học nào?
1. Những ngưòi lãnh đạo chủ chốt của Đảng ta lúc đó hầu như không nắm được những thay đổi, những diễn biến lớn trên trường quốc tế, nhất là về các nước XHCN Đông Âu, tình hình Liên Xô, tình hình Mỹ cũng như tình hình đối thủ trực tiếp của mình lúc đó là Trung Cộng. Từ đó đã có những nhận định rất sai lầm để rồi đưa ra những quyết định rất sai lầm.

image
Lãnh đạo Việt Nam đã nhận định sai về vị thế quan hệ Trung – Xô
Thắng lợi của Công đoàn Đoàn kết tại Ba Lan, sự kiện Bức tường Berlin bị nhân dân Đức xoá bỏ, việc Yeltsin giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tại Liên bang Nga, Gorbachev từ bỏ chủ nghĩa xã hội và đảng cộng sản… đã không làm cho một số ngưòi trong ban lãnh đạo chúng ta thấy rằng chủ nghĩa xã hội đã không còn được nhân dân ở chính ngay những nước đó ưa thích, theo đuổi, sự sụp đổ của họ là lẽ tất nhiên.

Trong tình hình như thế mà lại chủ trương 'bình thường hoá quan hệ với Trung Cộng để bảo vệ chủ nghĩa xã hội, chống đế quốc', 'Mỹ và Phương Tây muốn cơ hội này để xoá cộng sản'.
"Nó đang xoá ở Đông Âu. Nó tuyên bố là xoá cộng sản trên toàn thế giới. Rõ ràng là nó là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm. Ta phải tìm đồng minh. Đồng minh này là Trung Cộng.” (trích Hồi ký Trần Quang Cơ)
Cần thấy rằng, trước đó Liên Xô là chỗ dựa về nhiều mặt của Việt Nam, tuy vậy phải nói thẳng ra rằng, so với Cuba thì Việt Nam tương đối ít lệ thuộc hơn. Thế nhưng trong khi Cuba phụ thuộc nặng nề vào Liên Xô, lại ở ngay sát nách Mỹ đã không tỏ ra hoảng hốt khi Liên Xô tan rã, và các bạn ấy vẫn hiên ngang đứng vững từ đó đến nay, Mỹ không dám can thiệp… thì Việt Nam đã phải vội vã quay sang tìm đồng minh ngay với kẻ đang là đối thủ nguy hiểm trực tiếp của mình chỉ vì cái đại cục chung chung, chỉ vì sợ mất chỗ dựa, sợ có thể mất chủ nghĩa xã hội, mất Đảng.

Không thấy hết những khó khăn trong ngoài nước của Trung Cộng lúc đó. Trong nước họ vừa xảy ra sự kiện Thiên An Môn, Triệu Tử Dương bị cách chức Tổng Bí thư, nội bộ lãnh đạo cấp cao bất đồng sâu sắc, một bộ phận nhân dân bất mãn với Đảng Cộng sản Trung Cộng.
Do đàn áp đẫm máu học sinh sinh viên, Trung Cộng bị các nước Phương Tây chủ yếu cấm vận về chính trị, kinh tế, quân sự, có hạng mục như xuất khẩu kỹ thuật cao trong quân sự đến nay vẫn chưa huỷ bỏ.

Họ ở vào thế không có lợi nhiều mặt khi bình thường hoá quan hệ với ta, nhưng do mấy nhà lãnh đạo chúng ta lúc đó đánh giá không đúng tình hình nên không những không sử dụng được lợi thế của mình, mà còn bị Trung Cộng 'dắt mũi' kéo theo, thiệt đơn thiệt kép trong xử lý quan hệ cũ và trong giai đoạn bình thường quan hệ mới, cho tới tận bây giờ và cả trong tương lai nữa.

image
Lãnh đạo Đảng năm 1990 đã đánh mất bản lĩnh và trở nên sợ địch
Không thể không đề cập tới một vấn đề nữa là trong hơn 10 năm đối kháng, nhà nước Xã hội chủ nghĩa Trung Cộng, Đảng Cộng sản Trung Cộng đã không từ thủ đoạn nào trong đối xử với nước ta, không những thế thái độ của họ trong đối xử với Liên Xô, trong đối xử với nước Ấn Độ láng giềng đồng tác giả với họ trong đề xướng 5 nguyên tăc chung sống hoà bình những năm trước đó.

Chẳng lẽ Ban lãnh đạo Việt Nam lúc đó lại không thấy chút nào?

2. Bằng những thoả thuận tại Hội nghị Thành Đô, mấy nhà lãnh đạo chủ yếu của Đảng ta lúc đó đã tự đánh mất bản lĩnh kiên cường, bất khuất, không sợ địch mà nhiều thế hệ lãnh đạo đã nêu cao, để sẵn sàng nhận sai về phần mình trước kẻ thù, tuỳ tiện đổ lỗi cho người tiền nhiệm.

Người viết bài này không hiểu vì sao, người đại diện cho Đảng ta, một nhân vật có tinh thần sáng tạo lớn với ý chí kiên cường đã tích cực phát triển đường lối cải cách và Đổi mới và chỉ đạo toàn Đảng toàn dân thu được những thành tích to lớn rất quan trọng bước đầu, thế nhưng trước đối thủ Trung Cộng hình như chỉ còn là chiếc bóng, mất hết cảnh giác cách mạng gật đầu tin tưởng và làm theo mọi đề xuất mang đầy chất lừa bịp 'vì chủ nghĩa xã hội', 'vì đại cục' của Trung Cộng, thậm chí chấp nhận để họ can thiệp vào công việc nhân sự cấp cao của đảng ta.

Bài học này, cần được phân tích sâu sắc trong toàn Đảng, toàn dân, một mặt để thấy rõ sai lầm quá khứ, một mặt để ngăn chặn, phá tan những âm mưu, mánh khoé mới của ngưòi 'láng giềng bốn tốt', của 'những đồng chí' luôn rêu rao '16 chữ vàng' đang không ngừng vận dụng những thành quả cũ vào trong quan hệ với Việt Nam chúng ta hiện nay và trong tương lai.



Dương Danh Dy

*****


Tui Nào Cũng Bán Nước!

Tu
i hai mươi, chúng nghe li thng bác
Vác búa li
m đp nát non sông
Mi
n Nam mc m gì không?
Sao bây xâm chi
ếm, lp công dâng Tàu!

Tu
i năm mươi , va ngu li còn ác
Vác xác già qua t
n Thành Đô
Nguy
n xin dâng hết cơ đ
Đ
ng con quỳ xung, dâng lên m Tàu!

Tu
i by mươi, khp nơi ai oán
G
i Dũng, Hùng, Trng lú chi vang
Sang chi cái k
hai hàng?
Dân đang n
i dy, đu bây đang ch!

Ngày nay dân chúng ph
t c
Muôn dân mu
n biết, nơi nơi mt lòng
Lũ kia, cái đ
ng n dòng
Bây Không L
t Xác, Dân Đen Lt Dùm!

Hoàng Hạc

*****

Oct 12, 2014
Các cấp ủy cơ sở đảng cộng sản cũng được yêu cầu phải 'triển khai, tổ chức quán triệt, phổ biến đến cán bộ, đảng viên và người lao động ở đơn vị' tập tài liệu về Hội nghị Thành Đô do ban Tuyên giáo Trung ương biên soạn ...

Oct 14, 2014
Sau đây là hai chương BBC Tiếng Việt xin trích dẫn từ các nguồn mở đã đăng trên mạng Internet ở nước ngoài ở dạng tư liệu, mở đầu là chương 16 dưới tiêu đề 'Món nợ Thành Đô': image. “Từ tháng 9/90, Trung Cộng luôn ...

Oct 21, 2014
Đồng chí Giang Trạch Dân và tôi đã đi đến Thành Đô để đàm phán nội bộ với Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam Đỗ Mười, đã có ban hành lời mời phía Việt Nam.

Oct 14, 2014
Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng được cho là đã biên soạn và cho phổ biến tài liệu giải thích về cuộc gặp giữa lãnh đạo Việt Nam và Trung Cộng ở Thành Đô vào năm 1990 vốn đang gây ra nhiều đồn đoán trong dư luận.

Sep 12, 2014
Trong tiết mục Người Dân Tự Quyết hôm nay, mời quý thính giả đài ĐLSN theo dõi bài viết " BÍ MẬT THÀNH ĐÔ ĐÃ ĐƯỢC TRUNG CỘNG BẬT MÍ của Lý Trần Công qua sự trình bày của Hướng Dương.. Hiện nay trên thế ...

Aug 12, 2014
Điều quan trọng nhất chính là từ bỏ Thỏa thuận Thành Đô để cởi trói cho Dân tộc khỏi sự lệ thuộc vào Trung Cộng. Thoát Trung là cơ hội lịch sử và là vấn đề hệ trọng nhất hiện nay, bởi nó liên quan đến độc lập của Dân tộc ...

Aug 08, 2014

Mấy hôm nay lề dân sôi sục lên với những bài tin về nội dung thỏa thuận được cho là bán nước Việt cho Tàu ở Hội nghị Thành Đô của đảng CSVN với CSTQ năm 1990, mà Tân Hoa xã, Hoàn Cầu Thời báo, Wikileaks… vừa ...

image

Những chất phụ gia đầu độc trong thực phẩm
Blogger Điếu Cày: Tôi sẽ kiện Việt Nam ra tòa quốc...
Mỹ đối phó chiến lược chống xâm nhập của Trung Cộn...
Cuộc chạy trốn khỏi Boko Haram
Hậu quả tai hại của Hội nghị Thành Đô
Ghiền Đường & Đường giả và đường ruột
Công an bôi nhọ TP.Hồ Chí Minh
Blogger Điếu Cày: Nhà tù Cà Mau như ‘trại súc vật’...
Đại Tướng Không Quân Lori Robinson
Ukraina : Goodbye Lênin và Đảng Cộng sản
Chim Tu Hú
Bài học nào cho phong trào Dân chủ
So sánh hai quá trình công nghệ hóa: Việt Nam và H...
Một lá thư trong chai lênh đênh trên biển
Ánh sáng Điếu Cày
Y tá Nina Phạm được ‘chữa khỏi Ebola’
Câu chuyện sân bay ở Việt Nam
Thả Điếu Cày 'đem lại hy vọng'
Bấm trên hình coi video
Jimmy Carter: Vị Tổng Thống của Thuyền Nhân
Một kiểu bần cùng hóa nhân dân
Tình cuối
Việc trục xuất blogger Điếu Cày là bất hợp pháp?
Người biểu tình Hong Kong 'được tập huấn'
Thăm dò dư luận
Ben Bradlee: khiến Nixon mất chức
Heo bơm nước
Bức tâm thư của người vợ có chồng mang án tù chung...
Nhạc ... Vẹt
A fight over a campaign display in Houston
Dân chủ hoá: Một tiến trình đầy nhọc nhằn
Ở tù hay lưu vong?
Điếu Cày: Phát biểu tại phi trường Los Angeles
Nỗi âu lo của giáo dân Công giáo VN!
Hai con khỉ già
Có những sự thật không cãi được...
Lý Bằng tiết lộ hội nghị Thành Đô 1990
Ba cản trở trong quan hệ VN - Vatican
Điếu Cày: bất ngờ rời VN đi Hoa Kỳ
Chiến thuật nghiệt ngã của Mỹ ở Trung Đông

1 comment:

  1. Tuổi Nào Cũng Bán Nước!

    Tuổi hai mươi, chúng nghe lời thằng bác
    Vác búa liềm đập nát non sông
    Miền Nam mắc mớ gì không?
    Sao bây xâm chiếm, lập công dâng Tàu!

    Tuổi năm mươi , vừa ngu lại còn ác
    Vác xác già qua tận Thành Đô
    Nguyện xin dâng hết cơ đồ
    Đảng con quỳ xuống, dâng lên mẹ Tàu!

    Tuổi bảy mươi, khắp nơi ai oán
    Gọi Dũng, Hùng, Trọng lú chửi vang
    Sang chi cái kẻ hai hàng?
    Dân đang nổi dậy, đầu bây đang chờ!

    Ngày nay dân chúng phất cờ
    Muôn dân muốn biết, nơi nơi một lòng
    Lũ kia, cái đảng nạ dòng
    Bây Không Lột Xác, Dân Đen Lột Dùm!

    Hoàng Hạc

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.