Pages

Saturday, November 21, 2015

Mẹ ơi! Con biết tìm Mẹ ở đâu bây giờ ?

art holiday thanksgiving

MẸ ƠI! NÀO CON BIẾT TÌM MẸ Ở ĐÂU BÂY GIỜ
(Where Is My Mom Now?)

Chỉ còn ít ngày nữa là toàn dân Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ sẽ ăn mừng Ngày Tạ Ơn Thượng Đế hay Tạ Ơn Thiên Chúa (Thanksgiving Day), đã ban cho mọi người có một đời sống ấm no hạnh phúc, trên vùng đất Dân Chủ, Tự Do, Công Bằng, Bác Ái và đặc biệt về Quyền Sống, Quyền Bình Đẳng của mỗi con người đang sinh sống trong xã hội này, bất kể những ai trước kia thuộc sắc tộc nào đi chăng nữa, đã đến đây tìm tự do sinh sống, đều được pháp luật Hoa Kỳ bảo vệ một cách triệt để, bất khả xâm phạm cá nhân, đoàn thể hay tín ngưỡng, mà hầu như hiếm thấy có một quốc gia nào khác trên thế giới được pháp luật bảo vệ như luật pháp Hoa Kỳ.

Trong dịp toàn dân cả nước ăn mừng Lễ Tạ Ơn sắp đến này, cũng là một dịp cho tất cả mọi người trong gia đình tụ họp lại với nhau để tỏ lòng thành kính tạ ơn Ông Bà, Cha Mẹ chúng ta, là những bậc sinh thành, hy sinh nhiều gian khổ để nuôi dưỡng, dạy dỗ chúng ta trở nên những người hữu ích cho xã hội, mà chúng ta đang có cuộc sống ấm no hạnh phúc nơi đây. Người ta vẫn thường nói: Chết chồng chết vợ vẫn có thể có chồng khác vợ khác hoặc con cái chết vẫn có thể có con cái khác, nhưng Bố hay Mẹ chết không thể nào có Bố hay Mẹ khác, nếu có là chỉ có Bố Dượng hay Mẹ Ghẻ mà thôi. Do đó, những người trung tuổi trở lên còn sống cho đến nay hay những học sinh từ bậc tiểu học trở lên trong thời Quốc Gia VNCH, đều thuộc lòng câu ca dao: Công Cha Như Núi Thái Sơn, Nghĩa Mẹ Như Nước Trong Nguồn Chảy Ra, Một Lòng Thờ Mẹ Kính Cha, Cho Tròn Chữ Hiếu Mới Là Đạo Con.

dog thanksgiving grace praying say grace
Hôm nay, chúng tôi xin trình bầy cùng quý đọc giả dưới đây một số dữ kiện mới lạ xẩy ra rất hiếm thấy, được trích ra từ trong bài viết của tác giả Daikynguyenvn/NTDTV do cô Tuý Phượng chuyển đến cho chúng tôi đọc, về một câu chuyện hết sức thương tâm, đã làm cho không biết bao nhiêu người trên thế giới phải rơi lệ đầm đìa, về một cậu bé người Đức sống trong cô nhi viện, tên cậu là Derby, quyết tâm đi tìm Mẹ cậu dù không biết Mẹ mình ở đâu và tiếp theo câu chuyện này, là niềm tâm sự của tác giả, về lòng báo hiếu đối với người Mẹ yêu quí nhất đời của mình, đang phải nằm trên giường gần cả chục năm nay, bị bệnh mất trí, trong một viện dưỡng lão thuộc vùng ngoại ô thủ đô Hoa Thịnh Đốn.

image
Mẹ ơi! con đã tìm mẹ từ rất lâu lắm rồi. Con xin mẹ đừng bỏ con nữa, được không mẹ?​

Tháng 2 năm 1994, có một em bé bị bỏ rơi trong một lùm cây, nằm ngoài cổng trại trẻ mồ côi Yite Luo, ở phía bắc nước Đức và em bé này may mắn đã được một nữ tu sĩ tên là Terri, 50 tuổi, đang phục vụ tại đây, đi ra ngoài cổng trại, tình cờ nhìn thấy đứa bé đang khóc, bà liền đem đứa bé này vào nuôi dưỡng Lớn lên trong trại cô nhi được hơn 9 tuổi, cậu bé Derby luôn luôn mơ ước được tìm thấy Mẹ và trong lòng cậu lúc nào cũng ấp ủ câu nói: Mẹ ơi! con đã tìm Mẹ từ lâu lắm rồi, con xin Mẹ đừng bỏ con nữa, được không Mẹ? Rồi vào một ngày nắng ấm, các nữ tu sĩ đã dẫn bọn trẻ mồ côi đi đến một đồng cỏ xanh ở ven bờ sông dạo chơi, thì có một vài người cư dân tại đây, dang tay chỉ vào những đứa trẻ này và nói với con mình: Những đứa trẻ này đã bị cha mẹ bỏ rơi, nếu con mà không nghe lời, mẹ cũng bỏ con vào cô nhi viện đấy. Nghe thấy những lời nói này, Derby cảm thấy vô cùng đau lòng và cậu liền hỏi vị nữ tu sĩ: Tại sao cha mẹ con lại không cần con? Có phải là cha mẹ ghét con không? Giọng nói của Derby tràn đầy bi thương, không hề giống với lời nói của những đứa trẻ khác cùng độ tuổi. Nữ tu sĩ nghe xong giật mình, hỏi Derby:  Tại sao con lại nghĩ như vậy? Derby trả lời: Tại vì con nghe mọi người đều nói như vậy, chúng con đều là những đứa trẻ bị cha mẹ bỏ rơi. Nữ tu sĩ an ủi cậu bé: Mặc dầu dì phước chưa hề gặp mẹ của con, nhưng dì phước tin rằng nhất định mẹ của con rất yêu thương con.

image
Trên đời này không có người mẹ nào là không yêu thương con của mình cả. Năm đó mẹ của con để con lại, chắc chắn là vì một lý do bất đắc dĩ nào đó thôi. Derby nghe xong lặng im, không hỏi thêm lời nào, nhưng từ đó trở đi thái độ cậu thay đổi rất nhiều, cậu thường xuyên đứng bên cửa sổ của cô nhi viện, nhìn ra dòng sông Rhine, cậu hy vọng những giòng nước đang chảy trên sông Rhine với ánh mắt khát khao tìm thấy mẹ, mà dòng nước này sẽ có thể đem tình cảm yêu thương của cậu đến với mẹ.

Ngày Của Mẹ (Mother's Day) vào năm 2003, không khí ấm áp của ngày Lễ Hội tụ họp các bà mẹ, làm dấy lên lòng khao khát mãnh liệt, hy vọng được gặp mẹ của Derby, vì các đài vô tuyến truyền hình hôm ấy chiếu lên những hình ảnh sinh hoạt ăn mừng về tình mẫu tử, mà trong đó có chiếu lên một cậu bé 6 tuổi, mồ hôi chẩy đầm đìa trên người đang phụ giúp mẹ cắt cỏ, trong khi mẹ cậu bé nhìn con vất vả cắt cỏ, không cầm được nước mắt. Derby nhìn thấy hình ảnh này, cậu nói với nữ tu sĩ: Con cũng muốn được làm việc giúp mẹ con. Dì phước ơi! Dì có biết cha mẹ con hiện đang ở đâu không ạ? Nữ tu sĩ trầm tư, không trả lời được lời nào vì từ ngày mang cậu bé Derby về nuôi trong cô nhi viện cho đến nay, không hề có tin tức gì về cha mẹ cậu bé cả. Ít lâu sau, khi Derby lên 9 tuổi, cậu bé rời khỏi cô nhi viện để đến học tập ở một ngôi trường gần đó và mỗi lần cậu giúp đỡ một người nào, nếu người đó tỏ lời cảm ơn cậu, cậu liền yêu cầu người đó hãy giúp đỡ 10 người khác vì đó là cách cảm ơn lớn nhất dành cho cậu.

Những người này khi nghe xong lời yêu cầu của cậu, đều vô cùng cảm kích tấm lòng nhân ái vị tha của cậu và họ hứa sẽ thực hiện lời yêu cầu này của cậu. Rồi một hôm, có một người điều khiển chương trình nổi tiếng trên đài truyền hình của Đức là ông Rick, ông đang đi dạo chơi trên bờ sông Rhine gần nơi Derby cư ngụ, thì bệnh tim của ông đột nhiên tái phát, ông chưa kịp lấy thuốc từ trong túi ra uống, thì đã ngã ngất xỉu trên mặt đất, cậu bé Derby lúc ấy đang câu cá trên bờ sông phát hiện ra ông bị ngất xỉu, nên đã gọi điện thoại cho xe cứu thương đến chở ông vào nhà thương cấp cứu, nhờ được cấp cứu kịp thời, ông Rick đã hồi phục, ông nắm lấy đôi tay của Derby và nói: Cháu bé ơi, ông phải làm gì để cám ơn cháu đây? Nếu cháu cần tiền, ông có thể cho cháu rất nhiều tiền. Derby nghe xong lắc đầu nói: Nếu như ông có thể giúp đỡ 10 ngưới khác khi họ cần sự giúp đỡ, như vậy chính là ông đã cám ơn cháu rồi ạ. Từ đó về sau, ông Rick cảm thấy sống vui vẻ hơn, hạnh phúc hơn và nhận thấy đời sống của ông có ý nghĩa hơn, cứ mỗi lần ông giúp được một người. Sau một thời gian nghỉ việc dưỡng sức, ông quay trở lại đài truyền hình làm việc, ông kể lại câu chuyện cậu bé Derby cứu ông sống cho khán thính giả trên toàn thể nước Đức nghe. Cuối cùng ông nói: Có lẽ không ai tin đây là câu chuyện thật 100%, nhưng chuyện này đã bồi bổ cho tôi thêm rất nhiều mãnh lưc sống, xin quý bạn hãy giúp đỡ 10 người khác khi họ cần giúp và tôi tin rằng quý bạn cũng sẽ cảm nhận được loại cảm giác kỳ diệu này.

image
Thông qua chương trình của ông Rick được truyền hình đi khắp nước Đức vừa kể trên, mọi người đều xúc động về câu chuyện này và đã có nhiều người gọi cho ông Rick nói rằng họ sẵn lòng làm việc bác ái giúp đỡ cho 10 người nếu được yêu cầu, đồng thời có rất nhiều khán giả yêu cầu muốn được nghe Derby nói chuyện trên đài truyền hình, bởi vì họ muốn được thấy mặt cậu bé có đầy lòng bác ái này.

Tháng Giêng năm 2004, cậu Derby đã xuất hiện trên đài truyền hình đế chia sẻ về câu chuyện của cậu và khi mọi người nghe xong, có người đã đặt câu hỏi cậu: Lý do nào mà cậu lại có sự suy nghĩ như vậy? Cậu cố nén niềm xúc động để kể rõ chi tiết cuộc đời mình và có rất nhiều người xúc động phải bật khóc trước tình yêu vô bờ bến của cậu dành cho mẹ mình. Liền sau đó ông Rick ôm chặt tấm thân gầy yếu của Derby và nói: Mẹ của cháu nhất định yêu cháu vô cùng và nhất định cháu sẽ tìm được mẹ. Sau câu chuyện tình yêu mẹ của Derby, dân chúng nước Đức đều nhớ câu chuyện thương tâm này, họ đề ra chiến dịch làm 10 việc bác ái. Trước dây nhiều người dân đều thờ ơ với nhau, thì giờ đây họ đối xử với nhau đầy tình người và mọi người đều mong rằng người mà mình đang giúp đỡ, sẽ chính là mẹ của cậu bé Derby. Cậu Derby trở nên nổi tiếng và đài truyền hình cũng cố gắng bằng mọi cách giúp cậu tìm mẹ, nhưng mẹ của Derby mãi mãi vẫn biệt tăm tích.

image
PT. Nguyễn Mạnh San tập thể thao với 3 em mồ côi trong cô nhi viện Dục Anh Nguyễn Tri Phương Saigon trước năm 1975.

Tháng 2 năm 2004, một sự việc bất hạnh và đau lòng đã xẩy ra với Derby, nơi Derby sinh sống là một khu phố nghèo. Sau khi Derby nổi tiếng, các tay xã hội đen nghĩ rằng cậu bé có nhiều tiền, đêm ngày 16/02/204, trên đường trở về trường học, Derby đã bị một nhóm lưu manh vây quanh, nhưng bọn chúng không tìm thấy tiền trong người cậu bé, nên đã tức giận đâm trọng thương cậu bé, cậu bị đâm thủng bụng và gan, cậu nằm trên vũng máu, mãi đến 2 tiếng đồng hồ sau mới được cảnh sát tuần tra phát hiện, họ đưa cậu vào bệnh viện cấp cứu, tại bệnh viện trong lúc hôn mê, Derby một mực gọi: Mẹ! Mẹ! Me!... mãi không thôi. Đài truyền hình trực tiếp phát sóng tình trạng của Derby, tất cả dân chúng đều cầu nguyện cho cậu. Mấy chục sinh viên đến sân trường đại học Alexanderplatz, nắm tay nhau thành một vòng tròn và kêu gọi: Mẹ! Mẹ!.......Những tiếng gọi này làm cảm động những người qua đường và họ nhập vào nhóm, đứng xếp hàng thành hình trái tim, số người tham gia càng lúc càng đông lên, hình trái tim cũng càng lúc càng lớn hơn. Điều cảm động hơn nữa la có hàng trăm người mẹ gọi điện thoại vào đài truyền hình xin được giả làm mẹ của Derby. Cô Rita , một giáo sư tại trường đại học Munich đã khóc nức nở và nói: Derby là một đứa bé tốt lành thánh thiện như vậy, nếu được giả làm mẹ của cậu bé, tôi cảm thấy vô cùng vinh dự. Vì Derby chỉ có một mẹ, trong khi có hàng trăm người mẹ gọi đện thoại để xin được giả làm mẹ của cậu, nên đài truyền hình đã thảo luận và chọn cô Judy giả làm mẹ của Derby, bởi vì cố ấy sống cùng thành phố với cậu bé, hơn nữa giọng nói của cố ấy cũng giống giọng nói của cậu bé, như vậy sẽ tạo ra cảm giác mật thiết hơn.

teen wolf scott mccall fangirl challenge melissa mccall no but really
Hình minh họa
Sáng ngày 17/02/2004, sau một thời gian dài bị hôn mê, cậu bé Derby đã mở mắt, cô Judy đã ôm một bó hoa loa kèn tuyệt đẹp, xuất hiện ở đầu giường của Derby, cô nắm lấy bàn tay nhỏ bé của Derby và nói: Con trai yêu quý, Mẹ chính là mẹ của con đây. Đôi mắt cậu đột nhiên sáng rực lên, tỏ vẻ ngạc nhiên và hỏi: Mẹ thực sự là  mẹ của con sao? Cô Judy cố ngăn nước mắt và gật đầu và hai dòng nước mắt nóng chảy ra từ đôi mắt của Derby: Mẹ ơi, con đã tìm mẹ từ lâu lắm rồi, con xin mẹ đừng bỏ con nữa, được không mẹ? Cô Judy gật đầu và nghẹn ngào nói: Con trai yêu quý của mẹ, con hãy yên tâm, mẹ sẽ không bao giờ rời xa con nữa. Trên khuân mặt tái nhợt của Derby nở một nụ cười và đây là giờ phút cuối cùng của Derby ở trên cõi đời này, cậu bé từ từ nhắm mắt lại, vĩnh viễn rời xa thế gian, nhưng đôi bàn tay của cậu bé vẫn còn nắm chặt bàn tay của mẹ.

crying leonardo dicaprio love tears romeo and juliet
Trong khi ghi lại câu chuyện trên đây cho đến hết phần cuối câu chuyện, tôi đã không kìm hãm được những giọt nước mắt cứ tuân tràn trên đôi má, làm tôi đã phải ngừng viết nhiều lần để lau khô những giọt lệ. Vì có những tình tiết trong câu chuyện này phản ảnh lại tình yêu thương của Mẹ tôi đối với các con, nhất là Mẹ tôi dành nhiều tình cảm cho riêng tôi trong thời niên thiếu của tôi, được sống bên cạnh Mẹ cùng với 3 cô em gái, trong cô nhi viện Dục Anh Nguyễn Tri Phương, Sàigòn trong nhiều năm, khác hẳn với em Derby phải sống mồ côi cha mẹ, một mình sống cô đơn trong cô nhi viện, vả lại có những tình tiết mô tả nỗi lòng của em Derby thương yêu mẹ đến như thế nào, làm cho tôi băn khoăn trong tâm tư, đôi lúc tôi tự hỏi lòng mình, là không biết mình đã có hành động cụ thể nào, có thể tiêu biểu cho lòng hiếu thảo của người con đối với người mẹ, đã hy sinh cả cuộc đời góa phụ son trẻ cho mình chưa?

Đây là  một điều thắc mắc thầm kín trong lòng tôi từ nhiều năm nay, trong tư thế là một người con trai trưởng duy nhất trong gia đình, cộng với 3 cô em gái, mà mỗi khi tôi vào thăm mẹ tôi, nhìn cụ nằm trên giường bệnh trong viện dưỡng lão và cũng là một dịp để tôi được bón cơm cho mẹ ăn, lòng tôi lại cảm thấy bồi hồi, thương xót cho số phận tuổi già sức yếu của mẹ tôi và cho đến nay tôi vẫn chưa tìm thấy câu trả lời minh bạch cho điều thắc mắc này của tôi, nhưng chỉ có một điều tôi tự cảm thấy niềm an ủi cho riêng tôi, là tôi biết rõ mẹ tôi rất hãnh diện có đứa con trai duy nhất là tôi, có tấm lòng bác ái, biết thương người nghèo khổ, đau yếu, hoạn nạn, luôn luôn sẵn lòng giúp đỡ mọi người khi được yêu cầu và hiểu ngầm theo khoa học, thì đó là dòng máu di truyền của Bố tôi và của Mẹ tôi truền lại cho tôi.

the johnny karate super awesome musical explosion show animated GIF
Tôi vẫn còn nhớ lại khi Bố tôi qua đời, thì Mẹ tôi mới khoảng 26 tuổi, trẻ đẹp, biết bao nhiêu người có địa vị trong xã hội thời ấy, muốn cưới mẹ tôi về làm vợ, nhưng mẹ tôi một mực khước từ, quyết tâm ở vậy, làm việc lao động vất vả để nuôi 4 đứa con còn thơ dại, cho đến ngày các con trưởng thành lập gia thất. Tôi không bao giờ có thể quyên được những ngày còn ở Hà nội trước năm 1954, sau khi Bố tôi qua đời và lúc đó tôi mới 10 tuổi, Mẹ tôi hàng ngày làm bánh chiên Caravat, đem bỏ mối cho một số cửa tiệm bán lẻ bánh kẹo và vào những ngày cuối tuần, từ 7 giờ 30 chiều cho đến 1 giờ khuya, hai tay tôi ôm thùng bánh chiên Caravat để đi theo người Cậu ruột của tôi là nhạc sĩ Hoàng An, em ruột của nhạc sĩ Hoàng Trọng, chơi đàn Accordion và thổi kèn Saxo cho một vũ trường, chỉ dành riêng cho những người Pháp, để bán cho các ông tây bà đầm ở đây ăn, kiếm thêm tiền hàng tuần cho mẹ tôi nuôi 4 anh em chúng tôi và có những đêm tôi run sợ muốn chết, vì có một vài ông tây say rượu, tranh giành gái nhẩy, đánh nhau ngay trong vũ trường.

Rồi năm 1954 di cư vào Miền Nam, Mẹ tôi làm Quản Lý Cô Nhi Viện Dục Anh, Nguyễn Tri Phương, Sàigòn, trông nom săn sóc gần 200 trẻ mồ côi con trai, gồm các trẻ sơ sinh bị bỏ rơi cho đến những em trai lớn không nhà cửa, những em đã đủ tuổi đi học, ban ngày cho các em đến trường, những em lớn tuổi được gửi đi học nghề, Mẹ tôi kiếm việc làm cho các em và gả vợ cho các em. 4 anh em tôi cùng sống chung hòa mình với các em mồ côi trong nhiều năm, chẳng khác nào như anh em ruột trong một đại gia đình trong cô nhi viện này. Cũng trong suốt thời gian này, để góp phần gây quỹ cho Cô Nhi Viện Dục Anh có thêm tiền nuôi trẻ mồ côi, tôi đã thành lập ban nhạc, củng với 3 cô em gái tôi là Ban Vũ Tuyết Lê, Tuyết Lan, Tuyết Loan, trình diễn văn nghệ nhiều lần ở rạp Thống Nhất Sàigòn và ở một số tỉnh thuộc miền tây, như Cần Thơ, Vĩnh Long, Châu Đốc, Mỹ Tho. Chính vì nhờ sống chung với các trẻ mồ côi trong cô nhi viện, nên giúp tôi thấu hiểu được những nỗi bất hạnh của những đứa con mất cha mất mẹ, mà sau này, khi tôi khởi sự bước chân ra ngoài xã hội để tự lập sự nghiệp, tôi rất ưa thích làm việc từ thiện, say mê giúp đỡ tha nhân trong khả năng Chúa ban cho tôi, mỗi khi tôi được người ta yêu cầu giúp đỡ họ, thì tôi không bao giờ biết từ chối, mà lại mừng rỡ trong lòng, quên hết thời gian hay mọi sự khó nhọc để đáp lại lời yêu cầu của họ, vì hình như đó là món ăn di truyền quí giá nhất do cha mẹ truyền lại cho tôi, đã hòa lẫn vào trong máu tôi.

image
Còn một việc làm thiện nguyện khác nữa của tôi, là trrong những năm tôi dạy lớp đàm thoại Anh Ngữ tại trường Taberd Sàigòn, vào những ngày cuối tuần, tôi tình nguyện lái xe Van của nhà trường cùng với Frère Algibert Nguyễn Văn Cách, chở các bác sĩ và những chị em tình nguyện viên thuộc Ủy Ban Y Tế (COMITA) của nhà trường, đến những khu xóm lao động, nằm xa xôi vùng ngoại ô Sàigòn, để khám bệnh miễn phí, phát thuốc miễn phí, hớt tóc cho những người nghèo tại đây. Như tôi vừa mới đề cập ở trên, tôi có một điều thắc mắc là sự đối xử của tôi hiện nay với Me tôi đang trên giường bệnh, không biết có hành động nào của tôi, có thể được tạm coi là sự báo hiếu một phần nhỏ nào đối với lòng hy sinh cao cả của Mẹ tôi dành cho tôi không? Chứ đối với những công việc làm bác ái của tôi, cho một số những người khác trong quá khứ cho đến hiện tại, qua ân sủng của Chúa ban cho tôi, thì tôi cảm thấy hài lòng, là mình đã đem hết khả năng sức lực của riêng tôi, để phục vụ tha nhân, trong suốt hơn 60 năm qua, từ khi tôi mới 15 tuổi còn đang cắp sách đến trường.

Đôi lúc ngồi thầm lặng một mình, để suy nghĩ lại trường hợp của cậu bé Derby, mồ côi cả cha lẫn mẹ, sống trong cô nhi viện, qua câu chuyện thương tâm vừa kể trên, tôi thấy cuộc đời của cậu Derby sao quá bất hạnh, đầy những tang thương, đau khổ kéo dài cho đến ngày cậu nhắm mắt vĩnh viễn ra đi, thoát khỏi cuộc đời ô trọc trên trần gian này.

Trái lại, tôi chỉ mồ côi Cha khi còn trẻ thơ, nhưng vẫn còn Mẹ cho đến hôm nay và tôi cũng sống nhiều năm trong cô nhi viện như cậu Derby, nhưng sao tôi lại nhận được quá nhiều điều may mắn, ngoài sự mong đợi của tôi. Quả thật, đây là một sự huyền bí, chỉ có Thượng Đế hay Thiên Chúa mới biết được mà thôi. Con xin quỳ gối cúi đầu cảm tạ Thiên Chúa muôn đời, về những hồng ân mà Ngài đã ban cho con và cho gia đình con. Amen.



PT. Nguyễn Mạnh San

*****

MOL 2015 Love without Borders Gala - Saturday Dec....
image

pbs truth mother pbs digital studios gene wilder

Bạo hành học trò LGBT tại VN: Chưa hề nhận ra!
Rao bán cô dâu Việt trên mạng với giá 1.500 USD
Ước mơ xa xỉ về sự giản dị
Nữ đánh bom liều chết đầu tiên ở châu Âu?
Vì sao chó và chủ thường giống nhau?
Tìm khoái lạc trong cơn đau
Bảng đối chiếu từ ngữ Việt Nam & Việt Cộng
Chủ tịch “Khựa” cô đơn trên thảm đỏ APEC 2015
Cá hồi biến đổi gen được chứng nhận an toàn
Bạn được bình đẳng tới mức nào?
Lợi bất cập hại
Săn tìm sự sống bên ngoài Trái Đất
Tưởng niệm Anh Bằng: Người cuối ga khói
Hiệu trưởng đuổi học Nguyễn Phương Uyên bị cảnh cá...
Không ai có quyền đánh cướp quyền tự do
Đi bộ chân trần
Châu Âu tranh luận kịch liệt về vấn đề di dân sau ...
Cha con gốc Việt gây xúc động khi nói về vụ khủng ...
Khi nào người thường dũng cảm phi thường?
Vẽ bản đồ là cách thể hiện quan điểm?

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.