Nếu bạn không thích
phải tập cho cơ chắc khoẻ thì chúng tôi có tin tốt cho bạn: Các nhà nghiên cứu
không chỉ đơn thuần tranh cãi về lợi ích của việc gập bụng, mà họ còn chỉ ra rằng
kiểu luyện tập này sẽ có thể có hại.
Liệu việc gập bụng
có mang lại cho bạn bụng sáu múi? Hay thật ra ta có thể có được bụng thon nhờ
cách ăn uống tốt và các bài tập luyện bình thường?
Một báo cáo đánh giá
tất cả các nghiên cứu về gập bụng cho thấy bài luyện tập này có giúp tăng độ
linh hoạt và sự dẻo dai của cơ bắp.
Các nghiên cứu ở
loài chó cũng cho thấy việc giãn xương sống lưng cũng giúp đẩy chất dinh dưỡng
tới các đĩa đệm và ngăn ngừa cứng khớp.
Nghe có vẻ ổn! Thế
nhưng để có được bụng sáu múi, bạn sẽ phải tập luyện rất vất vả.
Trong một cuộc thử
nghiệm nhỏ thực hiện tại Illinois vào năm 2011, một nhóm đã tập luyện mỗi ngày trong khi một nhóm khác không tập gì.
Sau sáu tuần, kết quả
nghiên cứu cho thấy việc tập luyện không làm thay đổi vòng bụng một chút nào.
Nhiều người yêu
thích thể thao tập gập bụng để tăng cường thăng bằng, thế nhưng nghiên cứu của
Thomas Nesser từ Đại học Bang Indiana cho thấy việc tăng cường độ thăng bằng
không nhất thiết sẽ giúp bạn đạt được kết quả tốt hơn trong thể thao.
Vậy gập bụng có khả
năng mang lại cho bạn những hậu quả ngoài mong muốn, chẳng hạn như đau lưng,
hay không?
Stuart McGill, giáo
sư chuyên nghiên cứu về cơ cấu xương sống lưng tại Đại học Waterloo ở Canada,
đã nghiên cứu bài tập gập bụng nhiều năm nay và ông cho rằng bài tập này mang lại
nhiều tác động xấu.
Ông đã thực hiện
hàng chục nghiên cứu trong các phòng thử nghiệm trên loài lợn, liên tục co giãn
sống lưng đúng với cách chúng ta tập gập bụng trong nhiều giờ liền.
Sau khi nghiên cứu
các sống lưng này, ông thấy chúng đã chịu nhiều áp lực đến mức bị trật khớp. Nếu
điều này xảy ra với con người, nó có thể đè lên các dây thần kinh, gây ra đau
lưng và thậm chí còn làm đĩa đệm bị thoát vị.
Loài lợn được chọn để
nghiên cứu về chủ đề này vì chúng có sống lưng khá giống con người.
Tuy nhiên nhiều ý kiến
cho rằng vẫn có nhiều sự khác biệt giữa người và lợn. Các nghiên cứu này cũng
đã tác động lên xương sống của những con lợn hàng nghìn lần liên tiếp, trong
khi con người lại luôn nghỉ giải lao giữa các bài tập.
Có lẽ những kết quả
này cho chúng ta hiểu điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta gập bụng hàng nhiều giờ.
Điều này khó xảy ra ngoài đời thật, tuy nhiên, chấn thương vẫn có thể xảy ra.
Nghiên cứu công bố
năm 2005 đối với các binh sĩ Hoa Kỳ đóng tại Đồn Bragg cho thấy 56% các chấn
thương là trong hai năm tại ngũ là do gập bụng.
Nhiều người dễ bị chấn
thương lưng vì gập bụng hơn những người khác.
Chúng ta có thể gập
bụng 30 lần một ngày trong suốt 10 năm và vẫn không bị gì, hoặc chúng ta có thể
nằm trong nhóm những người dễ bị tổn thương hơn. Điều này có thể do gene quyết
định.
Theo một nghiên cứu,
việc tập luyện với cường độ cao không phải là lý do chính gây thương tích mà là
yếu tố di truyền, là điều có trong ba phần tư các trường hợp khác biệt giữa những
người bị đau lưng và những người không bị.
Nghiên cứu The Twin
Spine viết về các cặp sinh đôi ở Canada và Hoa Kỳ từ năm 1991, theo đó các nhà
nghiên cứu chỉ ra rằng gene di truyền đóng một vai trò quan trọng đối với khả
năng tránh bị thoái hoá đĩa đệm của mỗi người.
Dù một người trong cặp
sinh đôi làm việc khiêng vác nặng và người kia thì không, cường độ đau lưng của
hai người đều giống nhau.
Như vậy, việc gập bụng
có thể làm đau lưng, nhưng chỉ ở một số người. Đó là một lý do tốt để không gập
bụng.
Nhưng nếu bạn muốn
làm cơ chắc khoẻ, cách nào là tốt nhất để giảm thiểu rủi ro?
Giáo sư Stuart
McGill cho rằng bạn nên đặt tay ở lưng dưới để nó không phải chạm thẳng xuống
sàn nhà. Điều này giúp giảm áp lực lên lưng.
Hoặc bạn có thể duỗi
một chân và chân kia gập lại, sau đó nâng đầu và vai cách mặt đất vừa phải. Ông
nói hãy tưởng tượng đầu bạn đang đặt lên một cái cân, bạn chỉ cần nhấc đầu đủ
cao để cái cân hiện ra số 0.
Trong bài viết về
nghiên cứu đối với bài tập gập bụng, Bret Contreras từ Đại học Công nghệ
Acukland, New Zeland, khuyến nghị chỉ nên tập các bài tập liên quan tới sống
lưng khoảng 60 lần trong mỗi lần tập. Hãy bắt đầu với chỉ 15 lần lặp và tăng dần.
Cuối cùng, khi chúng
ta đã nằm suốt đêm hoặc thậm chí chỉ là ngồi trong một lúc lâu, thì có nghĩa
là chúng ta tăng một ít cân, và vì vậy sẽ làm việc gập bụng khó hơn và tăng khả
năng bị chấn thương.
Vì vậy đừng tập
động tác gập bụng ngay sau khi vừa ngồi nhiều giờ trước máy tính hoặc khi vừa
ngủ dậy.
Claudia Hammond
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.