Pages

Wednesday, July 13, 2016

Những điểm chính của phiên tòa về Biển Đông

image
Vào lúc 11 giờ trưa ngày 12/7, Tòa Trọng tài Thường trực tại Hague (PCA) ra phán quyết chung cuộc vụ Philippines kiện Trung Cộng về 'Đường Chín Đoạn', hay còn gọi là 'Đường Lưỡi Bò' trên Biển Đông.

image

Tòa Trọng tài Thường trực ở Hague tuyên bố không có bằng chứng lịch sử cho thấy Trung Cộng có thể kiểm soát đặc quyền các vùng biển và nguồn tài nguyên.
Trung Cộng nói sẽ không công nhận phán quyết của Tòa và tiếp tục bảo vệ quyền lợi của nước này.

Những điểm chính về công bố của phiên tòa như sau:

• Phiên tòa được mở để xem xét về chủ quyền lịch sử và chủ quyền hàng hải tại biển Đông, tư cách pháp lý của các thực thể và những hành động phi pháp của Trung Cộng khi không tuân thủ Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển, theo như cáo buộc của Philippines.

image
• Phiên tòa không đưa phán quyết về chủ quyền lãnh thổ hoặc giới hạn về biên giới quốc gia.

• Trung Cộng đã từ chối tham gia phiên tòa xét xử vụ kiện đơn phương từ phía Philippines. 

image
Điều này cũng không làm cản trở phiên tòa diễn ra khi trước đó, Tòa Trọng tài đã phản hồi Trung Cộng rằng họ có đầy đủ thẩm quyền để xét xử và hồ sơ kiện “có cơ sở dựa trên sự thật lẫn pháp lý”

Chủ quyền mang tính lịch sử và ‘Đường Chín Đoạn’

• Tòa kết luận rằng không có căn cứ pháp lý cho việc Trung Cộng nêu quyền lịch sử với các tài nguyên nằm trong vùng biển trong ‘ Đường Chín Đoạn’. (Đường Chín Đoạn được Trung Cộng đưa ra để xác lập chủ quyền lãnh thổ, kéo dài hàng trăm dặm xuống phía đông và phía nam, tính từ điểm cực nam của Trung Cộng là đảo Hải Nam).

• Mặc dù các nhà hàng hải Trung Cộng và ngư dân của họ, cũng như những người như vậy từ các Quốc gia khác, đã từng trong lịch sử sử dụng những hòn đảo này ở Biển Đông, hiện không hề có chứng cứ gì rằng Trung Cộng đã thực thi về mặt lịch sử sự kiểm soát đặc quyền trên toàn vùng nước hay tài nguyên.

Tính pháp lý của thực thể

image
Trung Cộng xây dựng đảo nhân tạo tại biển Đông

• Phiên tòa xem xét tư cách pháp lý đối với vùng biển xung quanh những thực thể như là bãi đá ngầm, bãi đá và đảo.

• Những bãi đá ngầm (phải nổi trên mặt nước khi thủy triều lên để có thể khẳng định là một thực thể trên biển) đã bị thay đổi hiện trạng bởi Trung Cộng, trong khi Công ước của Liên Hợp Quốc nói những thực thể này phải được xem xét dựa trên ‘nguyên trạng tự nhiên’.

• Vì vậy, phiên tòa dựa trên ‘những chứng cứ lịch sử’ khi đánh giá về những thực thể này, chứ không phải dựa trên tình trạng hiện nay.

• Phiên tòa cũng xem xét sự khác nhau giữa bãi đá và đảo, phán quyết rằng ‘sự hiện diện hiện nay của quan chức và nhân viên trên nhiều thực thể, vẫn phụ thuộc vào sự trợ giúp từ bên ngoài nên không phản ảnh được tính chất của những thực thể này’. Vì thế, những thực thể này là bãi đá, con người không thể duy trì sự cư trú một cách độc lập nên không thể xác lập chủ quyền vùng biển xung quanh, khác với những hòn đảo, là những thực thể có thể xác lập chủ quyền vùng biển quanh nó.

• Đối với lịch sử của quần đảo Trường Sa, phiên tòa nói chỉ được ngư dân và những người lấy phân chim sử dụng một trong thời gian ngắn.

• Vì thế, quần đảo Trường Sa không đủ điều kiện để mở rộng vùng biển, đối với đảo đơn lẻ và cả quần đảo gộp chung.

• Tòa cũng kết luận rằng không một thực thể nào do Trung Cộng tuyên bố chủ quyền đủ điều kiện xác lập ‘vùng đặc quyền kinh tế’, ‘một số vùng biển cụ thể’ nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines vì ‘những khu vực này không chồng lấn với các vùng biển có thể thuộc quyền Trung Cộng'.

Hành động của Trung Cộng xét về luật pháp

ocean fish jellyfish aquarium sea life
• Sau khi đưa ra phán quyết rằng một số vùng biển ở Biển Đông thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, phiên tòa kết luận Trung Cộng đã xâm phạm chủ quyền của Philippines qua việc cản trở đánh bắt cá và thăm dò dầu khí, xây dựng đảo nhân tạo và không ngăn cản ngư dân Trung Cộng đánh bắt cá tại những khu vực này.

• Các tàu của lực lượng thực thi pháp luật Trung Cộng đã ‘tạo nên nguy cơ va chạm khi ngăn cản các tàu cá của Philippines một cách phi pháp’.

Gây nguy hại cho môi trường biển

animals ocean turtles sea turtle sea turtles
Chính quyền Trung Cộng không ngăn cản ngư dân của họ đánh bắt các sinh vật biển có nguy cơ tiệt chủng

• Trung Cộng ‘gây nguy hại nghiêm trọng’ cho các bãi san hô và vi phạm nghĩa vụ bảo tồn và bảo vệ đối với hệ sinh thái.

• Nhà chức trách Trung Cộng biết rõ rằng ngư dân của họ đánh bắt những loài sinh vật biển có nguy cơ tiệt chủng như cho rùa biển, san hô và các loại trai lớn ‘với qui mô lớn’ và đã không làm tròn nghĩa vụ khi không có biện pháp ngăn cản.

Tranh chấp ngày càng căng thẳng

image
• Tòa nói việc Trung Cộng tuyên bố chủ quyền đối với các đảo và đảo nhân tạo là ‘không phù hợp với nghĩa vụ của một quốc gia khi tranh chấp chưa có giải pháp’, để nói về việc ‘gây hại cho môi trường một cách vĩnh viễn’, xây dựng các đảo nhân tạo lớn trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines và tiêu hủy những bằng chứng về hiện trạng tự nhiên của thực thể liên quan đến tranh chấp.

Phản ứng của Trung Cộng

image
Trung Cộng gọi phán quyết của Tòa Trọng tài là ‘không có căn cứ’ và nói sẽ không tuân theo.

Trong thông cáo của bộ Ngoại giao, Trung Cộng nói mình là là nước đầu tiên phát hiện và khai thác các quần đảo ở Biển Đông và vùng biển xung quanh, ‘vì thế xác lập chủ quyền lãnh thổ và chủ quyền vùng biển cũng như lợi ích.’

Dude Bro Party Massacre III boom explosion oops tnt

4 cuộc diệt chủng kinh hoàng trong lịch sử
Phản ứng các nước về phán quyết của PCA
Tòa Án Trọng Tài PCA bác bỏ 'đường chín đoạn'
Các anh, một chính phủ khốn nạn
Formosa chôn chất thải ở trang trại của GĐ môi trư...
Nhiều thủ thuật dùng để kiểm duyệt ký giả
Bồ Đào Nha vô địch Euro 2016
Summertime lời Ru Mùa Hạ
Hoa “Nữ hoàng độc dược” ở xứ Việt
Chuyện cán bộ ăn tục nói láo
Phán quyết của Tòa trọng tài và hệ lụy
Cưỡng chế chùa Liên Trì trước ngày 20/7?
16 biểu đồ cho thấy Mỹ là quốc gia mạnh nhất thế g...
Cá chết và Đảng Cộng sản Việt Nam
Những biển báo cảnh cáo người Việt ăn cắp ở Nhật.....
Thư gửi Sơ vừa mới qua đời với nụ cười thật tươi!
Huế Xưa & Cầu Trường Tiền
Geneva: thành phố quốc tế
Đất nước của những thằng hèn
Một người gốc Việt trộm hơn 6.200 thẻ tín dụng để ...

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.