Pages

Friday, April 21, 2017

Giặc Tàu

image

Canada đang vào xuân. Chúa xuân đã sai sứ giả đến. Các cụ có biết sứ giả này là ai không ? Thưa đó là khóm hoa bé nhỏ mang tên Snowdrop / Hoa Giọt Tuyết. Tôi yêu nhóm hoa này qúa.

Ngày xưa khi vừa mua nhà, mùa đông thứ nhất tôi đã nhìn thấy nó. Nó mọc ngay lối vào. Khi lớp tuyết cuối cùng của mùa đông vừa tan là nó từ lòng đất chui lên ngay, rụt rè nhưng mạnh mẽ. Ngày hôm trước mới mấy lá nhỏ, ngày hôm sau đã mọc lên cả cụm, và ngày hôm sau nữa đã trổ bông. Ôi những cánh hoa từ tuyết vươn lên sao mà nó trắng và thơm tho tinh khiết đến thế. Cả cụm hoa rất nhỏ bé, rất e ấp. Quanh nó mặt đất vẫn còn gía lạnh và trơ trụi. Xin kính chào đặc sứ mùa xuân.

image


Như để mở đầu mùa xuân, Chính quyền Canada vừa loan báo một tin rất nóng, đó là Canada sắp ban hành luật cho phép trồng và bán cần sa. Canada sẽ là quốc gia đầu tiên trong khối Thất Hùng G7 làm việc này. Anh John kể tin này cho cả làng An Lạc nghe rồi cười ha ha. Canada có chất cần sa trong người, các bạn ạ. Này nha, cây cần sa tên tiếng Anh là ‘cannabis’, rõ ràng tên của nó mang ba chữ đầu của Canada, phải không nào.

Để thi hành luật mới này thì chính quyền cần một năm để chi tiết hóa và địa phương hóa. Báo chí cho biết là Canada sẽ chính thức ban hành luật này vào lễ quốc khánh sang năm. Việc này chắc không làm đẹp lòng Vua Trump bên xứ Cờ Hoa. Xưa nay việc buôn bán cần sa bên Hoa Kỳ đều qua ngả Canada. Nay Canada công khai cho trồng, mỗi nhà được trồng 4 chậu, và bán tại các cửa hiệu như nơi bán rượu bia. Chắc là khách bên Mỹ sẽ sang đây đông lắm.

image

Đó là tin cần sa. Tiếp theo là tin nhà cửa leo thang. Không biết có phải các quan Tầu Cộng và Việt Cộng tham nhũng đang mang tiền sang cất ở Canada hay không mà giá nhà ở Vancouver và Toronto leo thang khủng khiếp, vượt quá tầm tay của các bạn trẻ đang đi làm hiện nay. Xưa kia thì các bạn trẻ học xong đại học là kiếm được việc làm, là có tiền mua nhà, nay con số các bạn trẻ ở lỳ với cha mẹ vì không có khả năng mua nhà riêng, theo Sở Thống kê Canada thì con số này lên gần tới 50%. Chính quyền Canada biết việc TC và VC rửa tiền, mua nhà rồi để đấy, cho nên từ nay những căn nhà nào để trống thì sẽ bị đánh thuế nặng.

image

Xin ngưng tin nhà cửa. Riêng về công việc làm ăn, theo bản bá cáo của đài truyền hình uy tín CNBC ở Hoa Kỳ thì Toronto đang trở thành ‘Thung Lũng Hoa Vàng’ sau San Jose. Lý do : Toronto hiện có hơn 5 triệu dân mà có tới 4.100 công ty cao kỹ lớn nhỏ như Google, Facebook, Twitter... Các cụ phương xa nhớ kỹ nha, Toronto đang thành Thung Lũng Hoa Vàng thứ hai sau San Jose ở Cali đấy.


image


Canada cũng đang mừng chiến thắng 100 năm trận Vimy Ridge. Các cụ biết chiến thắng này chứ. Vimy Ridge là tên một miền phía bắc nước Pháp. Trong Đệ Nhất Thế Chiến miền này bị quân Đức chiếm.

Vì là địa thế chiến lược quan trọng, miền này được quân Đức canh giữ rất chặt chẽ. Năm 1917, hai đạo quân của Pháp và Anh tiến chiếm nhiều lần mà đều thất bại, đạo quân của Canada được giao nhiệm vụ tấn công tiếp theo. Chỉ huy đạo quân Canada là tướng Arthur Currie, một vị tướng tài. Ông cho lập một trận đồ giống y như Vimy Ridge và cho binh sĩ tập trận giả để làm quen với mặt trận thực, và học tập về khí giới của Đức. Rồi xung phong. 

Tiền pháo hậu kích. Vì được tập luyện kỹ nên ngày 9-4-1917 quân đội Canada mở cuộc đại tấn công và đã thắng trận. Chiến thắng lẫy lừng này đã làm cho đệ nhất thế chiến sớm chấm dứt. Sử thế giới khi nhắc tới cuộc chiến 1914-18 đều nhắc tới chiến công Vimy Ridge của Canada, cách đây vừa đúng 100 năm. Các cụ bên Pháp nhớ kỹ chiến công này của quân đội Canada đấy nhé.

image 

Trên đây là tin lớn . Sau đây là tin nhỏ của làng An Lạc chúng tôi. Cả làng tôi đã đi dự lễ Phục Sinh ở nhà thờ Cha Paolo. Các cụ còn nhớ Cha Paolo chứ, ông cha già gốc Ý đã bảo trợ gia đình Cụ chánh từ trại tỵ nạn sang Canada năm xưa ấy mà. Trong bài giảng giữa lễ, Cha Paolo nói về đạo của Chúa là đạo của tình yêu, của lòng bác ái. Ai nói yêu Chúa mà không yêu tha nhân là nói dối. Cha trích dẫn lời Mẹ Thánh Teresa Calcutta. Rằng có một linh mục Canada trong chuyến hành hương Ấn Độ năm xưa đã được gặp Mẹ Teresa Calcutta. Trước khi từ giã Mẹ, ngài xin Mẹ cho một lời khuyên để đem về chia sẻ cho giáo dân. Mẹ liền cầm lấy bàn tay linh mục, chỉ vào 5 ngón tay và nói ‘You Dit It To Me’. Đây là lời Chúa .

Chúa nói rõ ràng trong Kinh Thánh : khi ta cho kẻ đói ăn, kẻ rách rưới mặc, kẻ đau ốm thuốc uống là ta làm việc đó cho chính Chúa. 

image

Bàn tay năm ngón nhắc ta 5 lời của Chúa. Rồi Cha Paolo giảng tiếp: Chỗ khác có người hỏi Mẹ Teresa là phải làm phước bố thí tới giới hạn bao nhiêu. Mẹ trả lời : Tới khi nào ta thấy đau thấy xót thì mới là đủ. Chứ khi trong túi ta có 100 đồng mà ta lấy ra 1 đồng để làm phúc bố thí thì công phúc không có bao nhiêu. Trong túi ta chỉ có 100 đồng để đi mua gạo nấu cơm cho cả nhà mà ta dám lấy ra 50 đồng để giúp người nghèo đói thì đó mới là chia cơm sẻ áo, mới là việc bác ái đích thực.

Xin hết chuyện bài giảng lễ Phục Sinh để mời các cụ về ăn tối ở nhà Chị Ba Biên Hòa với chúng tôi. Anh John và Chị Ba đãi cả làng một món rất đặc biệt. Các cụ có thể đoán ra món gì không ? Nó đặc biệt không phải đối với nhóm gốc Bắc kỳ chúng tôi mà nó đặc biệt đối với Chị Ba gốc Nam Kỳ. Thưa bữa nay Chị nấu món Phở Bò đãi cả làng. Các cụ còn nhớ tháng trước làng tôi ăn phở bò do Cụ chánh nấu chứ? Chị đã rắp tâm học Cụ Chánh để nấu cho được món phở bò Bắc Kỳ này. Khá ngon, các cụ ạ, Cụ Chánh ăn xong chấm điểm 90/100. Ai cũng khen. Trong bữa ăn làng tôi không còn bàn chuyện nấu phở nữa mà bàn chuyện về gốc chữ PHỞ.

image


Phở có gốc từ đâu, từ món Tàu hay món Tây. Trên báo chí đã có nhiều bài viết về vấn đề này. Rầt nhiều báo nói tiếng PHỞ là bởi món Tàu mang tên’ Ngưu Nhục Phấn’, và tiếng Phấn này đã đẻ ra tiếng Phở. Xưa nay về ăn uống thì nhiều người vẫn coi món của Tàu là ngon, cho nên món Ngưu Nhục Phấn đẻ ra món Phở. Tôi nghe chói tai qúa vì không phục cái gốc này.

Tôi thích cái gốc ‘Pot-au-feu’ hơn. Con bò và thịt bò là do người Pháp đưa vào VN. Xưa, VN và Tàu chỉ biết có thịt trâu mà thôi. Cái bếp của người Pháp có món thịt bò hầm, tên là pot-au-feu, nước bò hầm này người Pháp bỏ thêm các loại rau. Người VN bắt chước nhưng không cho rau mà cho bánh đa tươi vào. Rồi phe ta thấy ngon nên cứ thế mà chế thêm gia vị, và chữ FEU trong pot-au-feu đã biến thành tiếng PHỞ. Nghe rất có lý, phải không cơ ?

Inline image 1

Tôi nói chữ Phở không phải là chữ của Tàu thì chắc việc này làm các quan VC ở Hà Nội không vui. Bây giờ cái gì cũng phải gốc Tàu, nhờ Tàu. Ai nói khác, ai chống Tàu, là bỏ tù ngay. Cụ Chánh tiên chỉ làng nghe tôi nói tới đây thì xin góp ý. Rằng lão không thèm chửi Tàu nữa mà lão chỉ xin ca tụng tiền nhân vô cùng anh dũng mà thôi. Nếu đi biểu tình thì xin các bạn hãy viết những biểu ngữ thật lớn với hàng chữ này:


Ca Hàm T bt sng Toa Đô

Sông Bch Đằng phanh thây Ô Mã.

Nếu tìm được cách mà treo biểu ngữ này trước cơ sở của Tàu thì thật là tuyệt vời. Chả cần phải đập phá gì, chỉ nhắc : 2 tướng tài của chúng mày là Toa Đô và Ô Mã Nhi đã bị tổ tiên VN chúng tao phanh thây. Hãy giờ hồn !

Các cụ trong nưóc và ngoài nước nghĩ sao cơ?

Cụ B.95 nghe nhắc tới TC và VC suốt bữa ăn thì kêu nhức đầu. Cụ xin chuyện khác, những chuyện thoải mái. Anh John xin kể ngay. Rằng có một anh Tàu Cộng kia lấy một cô vợ da đen, và sinh được một đứa con. Sau 3 tháng thì đứa con này chết. Trong đám tang đứa bé có một bà già thuộc gia đình cô vợ da đen vừa khóc vừa kể lể “Tôi đã biết trước mà, tôi đã biết trước mà!’ Chồng bà mới hỏi bà biết cái gì nói nghe coi. Bà già trả lời : Tôi đã biết trước là đồ của Trung Cộng không tốt không bền mà !

Bà cụ B.95 chỉ cười một chút rồi nói : không hay vì vẫn dính tới Tàu Cộng.

Anh H.O. xin tiếp sức anh John. Anh xin kể chuyện không dính tới TC và VC.


image 

Rằng có một anh Saigon ra Quảng Ngãi chơi, anh gặp một chị vừa quen trong bữa tiệc, trước khi chia tay thì anh con trai xin số điện thoại để liên lạc. Cô gái liền trả lời :

- Tém hơi không, tém hơi, tém hơi

Anh con trai nghe xong liền nói :
- Em hiểu lầm rồi, anh không thích đi tắm hơi. Anh thích nói chuyện bằng điện thoại cơ.

- Cô gái liền đỏ mặt rồi trả lời : Thì em núa rùi đó, số của em là ‘tém hơi không, tém hơi tém hơi, 820-8282.

Nghe xong cả làng vỗ tay khen hay. Thấy vậy, Anh John được hứng xin kể câu chuyện khác cũng liên hệ tới số điện thoai. Rằng ông bạn của Anh đi du lịch tại Thượng Hải. Ông đến ở khách sạn. Ông đến quầy tiếp tân gặp một cô gái đang ngồi sau máy. Anh xin số điện thoại để liên lạc về sau, cô gái liền vui vẻ đáp ngay :

- Sex, sex sex, want free sex for tonight ?

image 

Ông bạn nghe xong liền nói to : Trời, phụ nữ Thượng Hải thật là hiếu khách !

Một du khách phiá sau vỗ vai anh ta rồi nói : Bạn không hiểu giọng tiếng Anh của cô ấy. Cổ muốn nói : 666-136-429.

Cả làng cười râm ran. Hay quá chứ. Nhân nói tới quầy lễ tân ở khách sạn, Anh H.O. cũng xin góp chuyện. Chuyện xảy ra ở VN. Rằng có một đại gia kia đi nghỉ mát. Sau khi ghi danh nơi bàn giấy tiếp tân, ông lên phòng và bảo người nhân viên đang xách va li cho ông : Tôi đi máy bay nên còn mệt. Bây giờ tôi ngủ trưa , đến 1 giờ thì anh đánh thức tôi dậy rồi xin anh đem lên cho tôi một đĩa tôm hùm, một đĩa bí tết, một chai rượu hảo hạng vân vân ... Anh bồi phòng đã làm như ông dặn, đúng 1 giờ anh đem lên cho ông tôm hùm, thịt bò, chai rượu và một cô gái chân dài. Ông nhìn cô gái rồi hỏi anh bồi phòng : cô gái nào đây ? Anh bồi phòng mỉm cười rồi trả lời : Lúc nãy ông dặn các món ăn và nói ‘vân vân’. Chúng tôi hiểu tiếng ‘vân vân’ là ông muốn tươi mát, muốn có gái.

Ha ha. Anh bồi phòng khách sạn thông minh quá chứ. Cụ nào về VN thì chớ nói tiếng vân vân ở khách sạn nha. Muốn gì thì phải nói cho rõ nha. Cụ đi với vợ mà nói vân vân là kẹt to đó. Tiếng Việt giầu nghĩa vậy đó.

Nhân đang nói chuyện vui về cái hay của tiếng Việt, tôi chợt nhớ tới 2 câu thách đối mà tôi đã trình các cụ từ xưa. Đầu năm con gà này tôi nhận được lời đáp của một nữ độc giả. Độc giả này thật là thông minh, chắc nàng là con cháu của bà Đoàn Thị Điểm và Hồ Xuân Hương. Xin các cụ phương xa cho ý kiến và cho điểm.

Câu thách đối thứ nhất của tôi là ‘Gái Củ Chi, chỉ cu, hỏi củ chi ?'


image

Nữ độc giả đối lại :

‘Trai Yên Thế, e thiến, nằm yên thế‘

Và câu thách đối thứ hai : ‘Trai Hóc Môn, vừa hôn vừa móc’

Người đẹp đáp : ‘Gái Bù Đốp, lúc bốp lúc đù’


Ghi chú : Hóc Môn là một quận lỵ thuộc tỉnh Gia Định
Bù Đốp là một huyện gần Lộc Ninh thuộc tỉnh Bình Phước, giáp giới Cao Mên.


Xin hết chuyện 2 câu đối và trong khi chờ các cụ chấm điểm, tôi xin kể tiếp về bữa phở bò do Chị Ba Biên Hoà thết. Cả làng ai cũng khen vì chị là người Nam Kỳ mà nấu món Bắc Kỳ ngon như thế này thì quả là giỏi. Sang phần uống trà thì làng tôi nói miên man nhiều thứ chuyện.

Cụ B.95 thì kể chuyện về chính cụ. Rằng tôi sinh quán ngoài Bắc, gốc ở một làng quê. Vì tôi chậm chân vào Nam năm 1954 nên phải sống nghèo khổ ngoài Bắc, đến năm 1975 tôi cố vào Saigon tìm đứa con mà tôi đã gửi đi trước thì nó đã vượt biên, lúc đó tôi nghĩ rằng đời mình đã tàn thật sự. Ai ngờ thằng con vượt biên thành công và nó được Canada nhận. Từ Canada nó bảo trợ tôi. Tôi tới đất thiên đàng này năm 1995. Đến nay cuối đời mà tôi được như thế này, thì quả thực là tôi có số đỏ vô cùng.

image

Anh H.O. cũng kể chuyện mình, cũng cho mình có số đỏ. Rằng anh gốc tù cải tạo, được nhận vào Mỹ theo diện H.O. Tôi tưởng cả đời sẽ ở Mỹ, ai dè từ Mỹ sang chơi Canada thì gặp tiếng sét ái tình, thế là ở lại Canada luôn. Tưởng là cô đơn xứ người, ai dè lọt được vào làng An Lạc sung sướng như thế này.

Ông bồ chữ ODP nghe chuyện số mệnh của Cụ B.95 và anh H.O. xong thì gật gù. Ông bảo con người ta quả là có số. Ông cũng gốc tù cải tạo, đáng lẽ đi Mỹ theo diện H.O. nhưng vì giấy tờ nộp chậm nên không đưọc đi theo diện này. Ông đã được con bảo lãnh, đã sang Canada, và đã chung sức làm ra cái làng An Lạc này. Ông thấy đây đúng là do số mệnh. Ông bảo ông có số đỏ. Ông không kể chuyện của ông mà ông xin kể vài chuyện tiêu biểu về số mệnh. Mình không cãi được cái số các bạn ạ. Như chuyện nhà văn Kim Dung, gốc Triết Giang bên Tàu.

Khi mới vào đời Kim Dung chỉ ao ước làm một nhà ngoại giao để được đi đây đi đó và được giao tiếp với nhiều người lỗi lạc, nhưng ông không xin được vào ngành ngoại giao, ông chỉ xin được chân thư ký cho một thư viện. Nhờ làm việc với sách vở, suốt ngày ông đọc sách, chữ nghĩa nó đã thấm sâu vào người ông, nên ông đã thành một nhà văn, một nhà văn lớn, tên tuổi khắp thế giới.


image

Đó là chuyện bên Tàu, bên ta thì có chuyện nhạc sư Trần Văn Khê, gốc Mỹ Tho, anh của nghệ sĩ Trần Văn Trạch và ba của tiến sĩ Trần Quang Hải. Ban đầu, năm 1949, ông được du học Pháp quốc với mộng trở thành nhà ngoại giao như ông Kim Dung trên đây. Ông đã chọn học ngành chính trị bang giao quốc tế. Chẳng may ông bị bệnh nặng phải nằm bệnh viện rất lâu. Trong khi chờ phục hồi sức khoẻ , ông vào thư viện của bệnh viện tìm sách đọc qua ngày, và những cuốn sách về âm nhạc đã quyến rũ ông, làm ông mê âm nhạc. Khi hết bệnh, ông bỏ học về chính trị mà chuyển sang âm nhạc. Và ông đã thành một nhà âm nhạc học số 1 của VN. Đúng là cái số. Giả mà GS Trần Văn Khê không bị bệnh, không nằm bệnh viện thì sao có thể gặp nữ thần âm nhạc và có một sự nghiệp về âm nhạc lẫy lừng như vậy.

Nói đến đây rồi ông ODP nhắp một ngụm trà. Mọi ngưòi say sưa nghe ông kể chuyện, ai cũng như bị ông hớp hồn. Ai cũng xin ông kể tiếp.

Ông liền nói tiếp. Con người đều có số mệnh. Quốc gia cũng có số mệnh.


image

- Tôi xin nói chút xíu về Nhật Bản. Ngày xưa quân Mông Cổ mạnh hết sức đến nỗi có lời nói rằng chân Mông Cổ bước tới đâu là cỏ chết đến đó. Sử chép năm 1274, quân Mông Cổ sang xâm lăng Nhật Bản. Họ đã đổ quân lên vịnh Hakozaaki và tập trung nhằm vào phía đông Kyushu. Nhưng một trận cuồng phong dữ dội đã nhận chìm hàng trăm chiến thuyền của Mông Cổ, số còn lại bị thổi dạt về tận bờ biển Triều Tiên. Cuộc xâm lăng này không thành. Sáu năm sau, 1280 Mông Cổ lại đem đại binh quyết chiếm cho đưọc Nhật Bản, nhưng một trận cuồng phong dữ dội khác đã nhận chìm tất cả chiến đoàn của Mông Cổ. Từ đó Mông Cổ mới bỏ ý định xâm chiếm Nhật Bản. Ta thấy rõ ràng Nhật Bản thoát các cuộc xâm lăng của Mông Cổ, không phải do lực lượng kháng chiến của mình, mà là do 2 trận cuồng phong. Đây có phải là số hên của Nhật Bản không ?
Quả đúng thế

Nghe đến đây thì Cụ Chánh xin góp ý kiến. Rằng Nhật có số hên, chắc do thần Mặt Trời phù hộ. Còn Việt Nam nước ta thì sao đây? 


Chả lẽ cái số nước mình sắp thành thuộc địa của Tàu Cộng sao? Bây giờ dân Tàu nhan nhản khắp ba miền nước ta, vừa là du khách vừa là dân nghề. Đa số đây là quân nhân Tàu trá hình. Nơi họ ở đều là những yếu điểm chiến lược. Mai này có biến là VN mình mất vào tay quân Tàu ngay.

Đa số đảng viên CSVN biết rất rõ việc này nhưng vì mạng sống, vì gia tài đang có trong tay, vì con cháu đang du học và giữ của ở nước ngoài nên họ cúi mặt làm thinh. Dân chúng VN chúng ta đang như con ếch bị luộc. Bỏ con ếch vào nồi nước nóng thì nó nhảy ra ngay, nhưng bỏ con ếch vào nồi nước lạnh thì nó sẽ ngồi yên, nước tăng độ nóng lên từ từ. Cuối cùng con ếch bị luộc chín lúc nào không hay. Dân VN mình đang bị luộc như vậy đó, bà con ơi. Gần đây Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết viết một bài rất hay là ta phải chống Tầu Cộng mãi mãi và liên tục. 

Việt Nam không thể tồn tại nếu không nuôi dưỡng ý chí chống Tàu. Đó là lịch sử và kinh nghiệm xương máu của tổ tiên VN với trên 4000 năm dựng nước và giữ nước.

image 

Nhân ngày 30 tháng Tư Đen, chúng ta nhớ chuyền cho con cháu thông điệp chống Tàu cứu nước này nha. Xin tổ tiên sớm đưa đất nước vào vận hội mới, hết CS và thoát Tàu.




Trà Lũ

image

Thằng nhỏ vừa mập, vừa khùng
Về quê chọn vợ hiền
Thẩm Oánh và ban đàn Myosotis
Thăng trầm làng nón La Hà
Phở Sài Gòn
Nỗi sợ phải đối diện đám đông
Ba thách thức cho ngành y tế toàn cầu năm 2017
Bồn tiểu nam tròn 100 năm
Bí ẩn ghê rợn sau hiện tượng 'bóng đè'
Tại sao con người ghét bị phê bình?
Nguy hiểm chết người ngay dưới chân
Cái lợi ẩn khuất của việc trả thù
Khách VIP United Airlines bị bọ cạp đốt
Safety helmets required on all United Flights ?
Hàng không có quyền gì?
Chuyến bay định mệnh quanh Dương Vận Hạm Thị Nại
United Airlines sau vụ hành khách gốc Việt bị bạo ...
Lý giải sự im lặng của Nga khi Mỹ bắn tên lửa vào ...
Thảm họa môi trường: Một năm nhìn lại
Nhịp sống Sài Gòn bên bờ kè

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.