Pages

Thursday, April 20, 2017

Thăng trầm làng nón La Hà

image

Cách trung tâm thị xã Ba Đồn chừng 10km, nằm bên bờ một nhánh lớn của sông Gianh, làng nón La Hà, xã Quảng Văn, thị xã Ba Đồn, Quảng Bình đã tồn tại hơn trăm năm nay. Với gần 1000 gia đình ở La Hà, có hơn 800 gia đình làm nghề chằm nón. Những chiếc nón La Hà đi khắp bốn phương không tên không tuổi và những người thợ chằm nón cứ âm thầm làm việc như những con tằm nhả tơ.

image

Làng nón La Hà tuy có bề dày hơn trăm tuổi nhưng việc đưa nón ra thị trường lại thông qua một hợp tác xã theo kiểu hợp tác xã nông nghiệp thời bao cấp. Nói là hợp tác xã nhưng thực tế, đây là đơn vị thu gom nón của người thợ để bán ra thị trường. Mỗi chiếc nón được thu gom với giá từ 13 ngàn đồng đến 15 ngàn đồng. Số tiền tương đương với một ổ bánh mì thịt.

image

Bà Mai Thị Huệ, thợ làm nón làng La Hà, Ba Đồn, Quảng Bình, chia sẻ: “Làng nón này có từ đời ông, đời cha, gia truyền, hàng trăm năm nay rồi. Người dân ở đây nhờ nghề nón, đây là nghề phụ nhưng cũng là nghề chính. Sau mùa màng thì làm nón cả năm, không giàu nhưng mọi chi tiêu, sinh hoạt hàng ngày đều nhờ đến nghề nón.”

image

Để có một chiếc nón đẹp để các mẹ, các chị, các em đội ra đồng, ra thăm vườn hay làm duyên, người thợ làm nón phải trải qua nhiều công đoạn gồm lấy lá nón từ trên núi cao mang về luộc, sau đó phơi khô và tuyển ra thành ba hạng lá, loại lá mỏng và trắng nhất được chằm ngoài vỏ nón.

Đàn ông thì chẻ tre, vót cọng và bỏ cọng lên khung, uốn nắn cho tròn, buộc khung cho chắc tay, đều, sau đó người thợ cả sẽ xâu lá bổi và sắp lá. Chiếc nón sau này đẹp hay xấu tùy thuộc vào khả năng khéo tay của người thợ cả. Sau khi lá đã lợp đầy đủ, những người thợ trẻ sẽ ngồi chằm nón. Việc chằm nón đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo tay và cẩn thận.

image

“Cái nón bán được 12 hoặc 13 ngàn đồng nhưng vốn mất 2 ngàn đến 3 ngàn, chưa kể công. Nên lãi được mười ngàn mỗi nón. Một ngày ai làm nhanh thì được 4 cái hoặc 5 cái,” ông Trần Văn Quang, một thợ làm nón cùng làng, cho biết.

La Hà là một làng nón, nhưng chẳng có ai giàu được từ nghề nón, nếu không muốn nói nghề nón chỉ cho người thợ thiếu trước hụt sau. Bởi một người thợ làm nón giỏi nhất làng nghề cũng chỉ có thể chằm được năm chiếc nón mỗi ngày. Và không ai chằm nón ban đêm bởi ánh sáng điện không đủ để người thợ điều tiết từng múi chỉ nhỏ cho đều và mịn.

image

Dường như nghề nón ở La Hà làm để giữ lửa nghề, để khỏi mai một nhiều hơn là làm để kiếm lãi. Đi từ đầu làng đến cuối làng, nhìn đâu cũng thấy là nón, người già người trẻ ngồi chằm nón. Nhưng có vẻ như gia đình nào cũng tầm tầm bậc trung, giữ nếp xưa, không có ai giàu có, mọi người đều khó khăn như nhau.

image

Phở Sài Gòn
Nỗi sợ phải đối diện đám đông
Ba thách thức cho ngành y tế toàn cầu năm 2017
Bồn tiểu nam tròn 100 năm
Bí ẩn ghê rợn sau hiện tượng 'bóng đè'
Tại sao con người ghét bị phê bình?
Nguy hiểm chết người ngay dưới chân
Cái lợi ẩn khuất của việc trả thù
Khách VIP United Airlines bị bọ cạp đốt
Safety helmets required on all United Flights ?
Hàng không có quyền gì?
Chuyến bay định mệnh quanh Dương Vận Hạm Thị Nại
United Airlines sau vụ hành khách gốc Việt bị bạo ...
Lý giải sự im lặng của Nga khi Mỹ bắn tên lửa vào ...
Thảm họa môi trường: Một năm nhìn lại
Nhịp sống Sài Gòn bên bờ kè
Nguồn gốc bí ẩn của nhạc jazz
Trung Cộng trỗi dậy trước sự thoái trào của Mỹ?
So sánh dân quyền Việt Nam và Hàn Quốc
Trump - Tập: Nói gì về thương mại?

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.