Pages

Thursday, September 28, 2017

Thị trấn ở nước Áo đúc chuông cho tám tôn giáo

https://baomai.blogspot.com/
Vào mỗi buổi chiều muộn thứ Sáu, trong một xưởng âm u ở ngã tư đường Leopoldstrasse và đường Olympiastrasse ở Innsbruck, nước Áo, một nhóm vài nghệ nhân tụ tập lại để tiến hành một nghi lễ hơi kỳ quặc.

Cúi đầu cầu nguyện một cách nghiêm trang dưới sự điều khiển của một cha xứ mặc thường phục, họ rầm rì cầu nguyện một cách yên lặng. Ở bên dưới họ, ẩn dưới sáng mờ ảo, than hồng đang phát ra những tiếng xèo xèo từ hầm sâu 6 mét trong lúc bài giảng của vị cha xứ lên đến cao trào.

Ban phước cho chuông

https://baomai.blogspot.com/

Tuy nhiên nơi này không phải là nơi hết sức thiêng liêng với những băng ghế dài hay nơi thờ phượng gì cả.

Thay vào đó, các nghệ nhân đang cầu phúc cho một loạt những chiếc chuông mới được đánh bóng loáng và được trang trí với những ký tự Swahili, chữ cái Hy Lạp và những vòng tròn trong tiếng Ả Rập.

Điều này có vẻ lạ lùng, nhưng đối với những người thợ đúc chuông cả nghĩ này, xưởng Grassmayr Foundry là một nơi linh thiêng và những chiếc chuông là vật được tôn thờ.

https://baomai.blogspot.com/

Được đúc ở nhiệt độ 1.150 độ C bằng củi khô của cây vân sam và sau đó được cho hấp hơi từ 24 giờ cho đến ba tuần, nhiều chiếc chuông thành phẩm được đưa từ bang Tyrol ở miền tây nước Áo đến những nơi gần đó như Đức, Ý và Montenegro, và cũng có một số những chiếc chuông khác lên đường đến những chùa chiền, thiền viện, đền đài hay thánh đường ở tận Miến Điện, Úc và Tanzania.

Tâm điểm của nghi lễ ban phước bí hiểm này là Peter Grassmayr. Ông năm nay 51 tuổi, tính tình thân thiện và là đồng sở hữu xưởng đúc.

https://baomai.blogspot.com/
Peter Grassmayr

Dòng họ của ông đã làm nghề đúc đồng ở phía nam của thành phố kể từ năm 1599. "Mỗi chiếc chuông có một câu chuyện và lịch sử riêng và nếu bạn không sinh ra trong lòng câu chuyện thì bạn sẽ không thể nào hiểu được," Grassmayr nói trong khi rê tay trên bề mặt cong nhẵn thín của một chiếc chuông ít nhất cao gấp đôi ông. "Mỗi chiếc chuông là một cuộc sống với những tính cách và âm thanh khác nhau mà cần phải được kết hợp với nhau."

Niềm tự hào của nước Áo

Ngày nay, bước vào bên trong, xưởng đúc vẫn trông như trước giờ. Đâu đâu cũng có thể nhìn thấy dấu hiệu của bàn tay lành nghề, tiếng va đập kim loại và những âm thanh ồn ã của nghề đúc chuông.

Những chiếc chuông Grassmayr nay ngân vang tại Tu viện St Catherine trên bán đảo Sinai của Ai Cập và trên núi Tabor ở Israel, ông Grassmayr cho biết.

https://baomai.blogspot.com/

Tuy nhiên chính chiếc chuông rất mới, nặng ba tấn hình ống ở Aarhus, Đan Mạch - vốn được đúc cho Thủ đô Văn hóa châu u năm 2017 mới làm cho vị kiến trúc sư trưởng này tự hào.

"Nó ngân lên cứ mỗi lần có một đứa trẻ ra đời trong thành phố," ông nói về chiếc chuông có hình dáng chiếc đàn organ lớn nhất thế giới này. "Cứ nghĩ đến điều đó là tôi thấy sởn da gà".

Tham vọng lãng mạn này chính là điều đã khiến cho xưởng đúc chuông này không chỉ là niềm tự hào của nước Áo mà còn của các nhà thờ, thánh đường và những nơi thờ phượng thiêng liêng trên khắp thế giới.

Nhìn từ ngoài, bạn sẽ không thể nào nghĩ được rằng một tòa nhà hai tầng khiêm tốn lại là nơi cho ra lò 300 quả chuông một năm. Bạn cũng không thể nào biết được rằng nghề đúc chuông là nghề gia đình lâu đời nhất của Áo.

https://baomai.blogspot.com/
Xưởng đúc chuông Grassmayr tại Innsbruck, Áo, đã sản xuất chuông từ 1599

Áo xuất chuông đồng đến hơn 100 quốc gia ở tất cả các châu lục và cho tám tôn giáo khác nhau.

Tuy nhiên khi mà nghề đúc chuông được gìn giữ qua thời gian hàng trăm năm gần như đã biến mất hoàn toàn trên bản đồ thì thị trấn ở bang Tyrol này vẫn kiên quyết duy trì.

Giao lộ tinh thần

Việc Innsbruck bán chuông cho thế giới hoàn toàn là do hoàn cảnh.

Với nước Đức nằm cách chỉ 38km về phía bắc và nước Ý cách 40km về phía nam ở phía bên kia đèo Brenner, con đường thấp nhất có thể đi được trên dãy Alps, thị trấn này từ lâu đã trở thành nơi hội tụ các ảnh hưởng.

Vốn giúp kiểm soát giao thông qua núi, Innsbruck đã trở thành một giao lộ tinh thần với các nghệ nhân cung cấp đồ nữ trang và chuông cho khách hành hương và các thương gia ghé qua trên đường đi đến những thành phố tôn sùng Chúa Trời như Cologne, Florence, Rome và xa hơn nữa.

https://baomai.blogspot.com/

Như lịch sử đã cho thấy, từ xưa người dân Innsbruck cũng đã từng sống trong đống tiền.

Từng là đầu não quyền lực của vương triều Habsburg, các thương nhân trong thành phố đã xây dựng những dinh thự Rococo, những nhà thờ Baroque và những ngôi nhà với mái ngói đồng lấp lánh.

https://baomai.blogspot.com/
Chuông mang thương hiệu Grassmayr có mặt ở nhiều nơi trên thế giới, từ Myanmar cho tới Tanzania và Australia

Và để cho hài hòa với những căn phòng và những tòa tháp được trang trí cầu kỳ, họ yêu cầu treo những chiếc đèn chùm lộng lẫy từ nóc nhà xuống.

Để chiêm ngưỡng công trình cầu kỳ nhất trong số những tuyệt tác kiến trúc này, hãy đi cùng ông Herzog-Friedrich-Strasse đến Goldenes Dachl, tức có nghĩa là Mái Vàng, vốn do Hoàng đế Maximillian Đệ Nhất xây dựng vào năm 1500 và được trang trí bằng 2.657 tấm ngói lợp bằng đồng đã được nung qua lửa.

https://baomai.blogspot.com/

Và khi mà bạn đi qua nhà thờ Hofkirche hay Vương cung Thánh đường Dom St Jacob vào đúng lúc thì bạn khó lòng mà không để ý dàn nhạc kim loại trong không trung.

Những chiếc chuông rung này, cũng giống như những chiếc chuông ở Nhà nguyện Wilten, được xem là đẹp nhất trong số các nhà thờ Rococo ở nước Áo, đã ngân nga qua hàng trăm năm.

Và ngày nay, gần 200 chiếc chuông chỉ riêng ở Innsbruck đều được mang dấu ấn của Grassmayr. Mỗi chiếc chuông đều được khắc hình ảnh các tiểu thiên sứ thổi kèn trumpet hay đại bàng hai đầu.

Chiếc chuông kỷ lục

"Đây không phải là xưởng đúc chuông đại trà như kiểu nhà hàng thức ăn nhanh McDonald," Grassmayr nói với ánh mắt nhìn qua cửa sổ hướng về phía nghĩa địa của xưởng đúc - một khu vườn được tạo cảnh quanh nơi những quả chuông lịch sử được sản xuất từ những năm 1450 được đưa đến đây khi không dùng nữa. "Chúng tôi có thể làm những gì mà người khác không làm được và chúng tôi thật sự thúc đẩy khoa học."

https://baomai.blogspot.com/
Quả chuông đúc cho Bucharest, Romania, có trọng lượng tương đương với bốn con khủng long bạo chúa T-rex

Hãy xem sản phẩm mới nhất của xưởng đúc: chiếc chuông kỷ lục nặng 25 tấn được đúc cho Nhà thờ Cứu rỗi Quốc gia tại thủ đô Bucharest của Romania.

Khi được hoàn thành vào năm tới, công trình này sẽ là nhà thờ Chính thống giáo lớn nhất trên thế giới. Khoảng trống bên trong sẽ được treo với một chiếc chuông lớn và nặng đến nỗi nó có trọng lượng tương đương bốn con khủng long bạo chúa T-Rex cộng lại.

https://baomai.blogspot.com/

Nó được chỉnh âm với âm thanh chỉnh điện tử nghe rõ đến mức nó có thể được hơn một triệu người sống trên khắp khu vực phía nam của thành phố nghe rõ vào những ngày yên ắng. Giờ đây, đó là chiếc chuông mang tính bước ngoặt.

Mặc dù khó mà tưởng tượng nghề làm chuông sẽ có ngày phục hồi ở châu Âu, nghề này đang có sự hồi sinh ở những nơi khác trên thế giới.

https://baomai.blogspot.com/
Khi không còn được sử dụng nữa, các quả chuông được đưa về 'nghĩa trang' chuông Grassmayr

Mới đây nhất, vào tháng Năm 2017, xưởng đúc chuông Whitechapel ở London, nhà sản xuất chuông lâu đời nhất thế giới đã đóng cửa. Là nơi đã đúc những chiếc chuông nổi tiếng nhất lịch sử, trong đó có chiếc chuông đồng hồ của tháp Big Ben và Chuông Tự do, biểu tượng của nền độc lập Hoa Kỳ, lần đầu tiên kể từ năm 1570 lửa trong lò đã tắt.

https://baomai.blogspot.com/

"Đó là điều đáng buồn nhưng tôi hiểu," Grassmayr nói và cho biết gia đình ông đã mua lại chiếc lò nung bằng gỗ của xưởng Whitechapel tại cuộc đấu giá. 

"20 năm trước người ta nói với chúng tôi rằng có khùng mới mở rộng. Nhưng chúng tôi nhìn thấy có tương lai. Và trong khi thị trường đang đi xuống ở châu Âu thì nó lại tăng trưởng trên toàn cầu. Trong năm nay chỉ tính riêng Philippines chúng ta đã giao 20 quả chuông."

https://baomai.blogspot.com/

Khi sắp sửa đi, Grassmayr với đám thợ của ông rằng vẫn còn thời gian để lên kế hoạch cho những đơn hàng vào tuần tới. Đó là lời nhắc nhở rằng mặc dù thời gian có trôi qua thì Innsbruck vẫn sẽ tiếp tục gửi một thông điệp đến tất cả bốn góc của thế giới, để lan truyền tin vui bằng cách rung chuông cho nhiều thế hệ sau này. Bởi vì, suy cho cùng đó chính là lý do những chiếc chuông được làm ra.




Mike McEacheran

https://baomai.blogspot.com/

Hacker không cần phải thông minh?
Người sáng lập tạp chí Playboy qua đời
Người Việt ở Mỹ, Úc nói gì về vụ máy bay United?
Donald Trump: Quốc ca Quốc kỳ USA
Cuộc bố ráp trụ sở Arcos của Liên Xô tại London
Quá đỗi vô tình!
Hôn nhân làm thay đổi con người
Đồng Chí X sẽ bị tống vào ‘lò’ ?
Một du khách người Việt đã thử đóng vai ăn xin ở N...
Liệu chiến tranh với Triều Tiên có thể xảy ra?
Cuộc đời xuống dốc sau tuổi 35?
Tòa Tối cao bỏ điều trần về lệnh cấm nhập cảnh
Phản ứng các nước khi lệnh cấm nhập cảnh vào Mỹ
Phi công CS Việt - USS Mỹ: 'Kẻ thù xưa, anh em nay...
Vai trò của truyền thông tiếng Việt ở hải ngoại
Niềm yên ủi của Tổng thống Thiệu: 'Người Cày Có Ru...
Đồi tượng Phật kỳ lạ nằm giữa cánh đồng
Nhà thờ đá Bete Giyorgis và truyền kỳ 'thiên thần ...
Những chuyện nực cười trong cái chết của Stalin
The Vietnam War và khi Hoa Kỳ vào VN

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.