Pages

Friday, September 20, 2024

Sự trở lại của Văn học đô thị miền Nam

 BM

Thời gian trước, tôi thật may mắn được chứng kiến buổi ngỏ ý của một nhà xuất bản, muốn tái bản lại cuốn Vòng tay học trò của nhà văn Nguyễn Thị Hoàng, một cây viết quen thuộc của độc giả miền Nam Việt Nam trước năm 1975. Với Nguyễn Thị Hoàng, bà rõ là điểm sáng đáng quý trên bầu trời lấp lánh của văn chương tự do miền Nam Việt Nam trước năm 1975.


Văn chương miền Nam nói chung, thời gian gần đây dần dần được tái bản lại nhiều ở trong nước, trong con mắt nhìn kiểm duyệt ít vằn vện nghi ngờ hơn. Rồi thoáng thấy trên Facebook, báo điện tử… những lời chia sẻ với nhà văn Nguyễn Thị Hoàng về cuốn sách Vòng tay học trò được tái bản, cùng sự hào hứng của những người giới thiệu, quen gọi tên là tác phẩm thuộc “dòng văn học đô thị miền Nam”.


BM

Nhưng nghe mà sao đột nhiên thấy chạnh lòng. Nghe “đô thị”, có vẻ như co cụm và không thuộc về nhân dân, không thuộc về một thời, một đời. Nói như nhà văn Nguyễn Hưng Quốc, nói văn chương “đô thị” miền Nam, thì không sai nhưng thừa. Bởi sự nhấn nhá riêng “đô thị” của miệng lưỡi tuyên truyền là thừa ác ý. Có nơi còn gọi là sự “trở lại” – sự trở lại của “văn chương đô thị miền Nam”. Cụm từ giới thiệu này thường được thấy khi có một tác phẩm của miền Nam trước 1975 được in lại.


Thế nhưng văn chương miền Nam đi đâu mà trở lại?


BM

Toàn bộ chữ nghĩa đã được hình thành, nuôi dưỡng và tồn tại suốt trong hai nền cộng hòa ở miền Nam Việt Nam chỉ có một hành trình duy nhất là đi xuyên qua sự thù hận, bước qua chà đạp và hủy diệt… mà dù có đau đớn hay rách nát thế nào, nền văn chương (hay nền văn hóa Cộng hòa miền Nam Việt Nam nói chung) vẫn tiếp tục tồn tại trong một thời đại mới, và vẫn tỏa sáng với những tư tưởng tự do không kiểm duyệt.


BM

Văn chương miền Nam Việt Nam, tự nó cũng giống như số phận của ông Khai Trí, một người ước mơ đem sách và chữ đến cho dân tộc mình, rồi chính quyền mới, nói tiếng Việt, tịch thu. Gia sản tri thức bị đốt và bản thân ông cũng bị cầm tù. Nhưng câu chuyện Khai Trí và những ấn phẩm của ông vẫn tiếp tục lưu truyền một cách im lặng trong lòng người dân Việt Nam, mà có những giai đoạn phải thầm kín và gìn giữ trong nơm nớp sợ hãi không khác gì những tờ truyền đơn của người Do Thái trong thời Phát xít Đức.


BM

Gần nửa thế kỷ, suốt thời thống nhất địa lý, văn chương miền Nam Việt Nam (chứ cũng không phải là đô-thị-miền-Nam), trở thành một di sản quý được tìm mua với những giá ngày càng đắt. Hãy thử nghĩ xem, vì sao một tổng tập của nhà thơ Tố Hữu có thể được in ấn tuyệt đẹp, trợ giá bán rẻ vẫn không có sức thu hút bằng một tập thơ mỏng, cũ rách của Nguyên Sa hay Thanh Tâm Tuyền?


“Văn học đô thị miền Nam” – cách gọi bị ám ảnh từ lối tuyên truyền văn hóa của chính quyền mới sau năm 1975 cho đến nay – vẫn ngầm chứa trong đó như một sự khinh thị, chỉ để góp vào cái nhìn toàn cảnh cố không công nhận miền Nam Việt Nam là một chính thể. Rất nhiều những tham luận, những nghiên cứu, và cả cuốn sách dày cộp của tác giả Trần Trọng Đăng Đàn “Văn hóa văn nghệ Việt Nam từ 54 đến 75” đều coi văn chương miền Nam là một thứ hỗn độn hình thành từ sự phồn vinh giả tạo của Mỹ-Ngụy. Báo Nhân Dân số ra ngày 13-9-2016, với bài viết “Ứng xử với văn học miền Nam trước năm 1975” của tác giả Hạnh Nguyễn, còn nói với giọng trịch thượng rằng “bằng sự gạn đục khơi trong, chính quyền cách mạng đã cho phép lưu hành 1067 cuốn sách tiếng Việt, 562 cuốn sách tiếng Anh, 359 cuốn từ điển bằng tiếng nước ngoài”.


BM

Sự cho phép nó chỉ là một giả định trên đời sống thật. Không có phép thì suốt vài thập niên nay, người miền Nam vẫn ca hát những bài hát không được duyệt, thậm chí còn làm cho nó lan ra đến cả nước. Sách vở không được in, không có phép thì vẫn được chuyền tay nhau, và vẫn được thế hệ mới ngày hôm nay tìm đọc với một sự kinh ngạc về khung trời tự do trong tư tưởng. Cho phép và không cho phép, chỉ là màn trình diễn giả định về luật pháp giữa người dân và chính quyền, nghiễm nhiên tồn tại suốt bấy lâu nay.


Vì vậy, cách nói rằng văn chương đô thị miền Nam “trở lại”, khi có dăm ba cuốn sách cũ tái bản, có vẻ khiên cưỡng trong sự thật lịch sử của một di sản văn hóa vĩ đại của Việt Nam Cộng Hòa.


BM

Nói “trở lại” là giả tạo trong việc mô tả một chính quyền đủ tốt để dung nhận tất cả. Giả tạo như tất cả mọi thứ trong cuộc sống đang là một vòng quay đẹp đẽ theo tự nhiên, nhưng lờ hẳn phần xin lỗi về một giai đoạn mà những nhà văn, nhà thơ miền Nam đã từng bị tù đày, và tác phẩm của họ thì bị đấu tố như kẻ thù của dân tộc.


Trong tiểu luận “Văn học Miền Nam 1954-1975: những Khuynh hướng chủ yếu và thành tựu hiện đại hóa” của giáo sư, tiến sĩ Huỳnh Như Phương, mô tả về căn nguyên quan trọng ra đời của nền văn hóa văn nghệ Miền Nam Việt Nam là bởi “nhờ đồng lương và các khoản thu nhập khác, nên một bộ phận công chức và giới trung lưu có thể chi tiêu những khoản tiền vào việc mua sắm theo ý muốn, ngoài các nhu cầu thiết yếu hằng ngày. Chính đây là tiền đề dẫn đến sự hình thành một thị trường văn nghệ ở miền Nam những năm 1954-1975”.


BM

Có vẻ sự căn bản hình thành của văn chương miền Nam Việt Nam thực dụng và không được cao quý, theo cách mô tả của tất cả những ngôn luận nhận định từ bên thắng cuộc. Nhưng lại không hiểu vì sao hàng chục năm xây dựng xã hội chủ nghĩa, với những thành tựu xuất chúng, như trên báo chí vẫn nói, xã hội cách mạng hôm nay vẫn reo mừng khi những thứ bị chà đạp ấy quay “trở lại”, như Vòng tay học trò của nữ sĩ Nguyễn Thị Hoàng, và của nhiều trí thức miền Nam khác, từng bị phủ nhận.




Tuấn Khanh

***

Tự Lực Văn Đoàn

 BM

I. Tự lực văn đoàn là tổ chức văn học đầu tiên của nước ta mang đầy đủ tính chất một hội đoàn sáng tác theo nghĩa hiện đại. Hội đoàn ấy bắt đầu bằng một tờ báo, đấy là tờ Phong hóa bộ mới mà số đầu tiên phát hành vào ngày 8 tháng Chín năm 1932 - tức số 13 - đã lập tức biến một tờ báo vốn đang ế ẩm thành một hiện tượng đột xuất trong làng báo Hà Nội lúc ấy. Theo Nguyễn Vĩ, ngay số đầu tiên, tờ báo đã “bán chạy như tôm tươi” (Văn thi sĩ tiền chiến) báo hiệu một cái gì thật mới mẻ đang xuất hiện trên đất Hà thành. Hội đoàn ấy chính thức tuyên bố thành lập vào tháng Ba năm 1934 (1), với một tôn chỉ gồm 10 điều mà chúng ta có thể tổng hợp lại trong 4 điểm, thể hiện bốn phương diện nhận thức liên quan khăng khít, tự thân chúng có ý nghĩa đối trọng ngay lập tức với hiện tình sáng tác và thực trạng xã hội đương thời:

https://baomai.blogspot.com/2023/09/tu-luc-van-oan.html

***

Nhận thức di sản văn học miền Nam

BM
Sau biến cố 1975, văn học miền Nam một thời gian dài bị phủ nhận tại Việt Nam

Một thời, văn học miền Nam 1954 - 1975 thường quy gọn vào mấy chữ "phản động và suy đồi", "thù địch với nhân dân"... Nhưng khu vườn văn chương đó là thực thể không thể gạt khỏi di sản văn hóa dân tộc.


Đốt sách .....rồi bây giờ đấu giá sách

Israel giết chết chỉ huy cấp cao của Hezbollah trong cuộc không kích ở Beirut
Ứa nước mắt nghe lại hành trình Việt bằng âm nhạc
Người ủng hộ Harris ở thành phố Nevada
Việt Nam vô địch về số tu nghiệp sinh 'biến mất' tại Nhật Bản
Mỹ giảm lãi suất ảnh hưởng tới bạn như thế nào?
Những thành công và thất bại của Mossad chấn động trong lịch sử
Con Gái Rượu
Nghe Nhạc Cuối Năm
Bay trên vùng ảo vọng
Bộ đàm Hezbollah phát nổ
Jacklyn Luu giành huy chương bạc Olympic về bơi nghệ thuật
Đấu tố trên mạng
Tôi chọn tự do và không hối tiếc
Vu oan giá họa
Vì sao ngành điện gió ngoài khơi Việt Nam 'thoi thóp'?
Vũ khí chống hạm của Mỹ chống lại Trung cộng
Nguyệt thực đêm Trung thu 2024
Chết cũng không nhắm mắt!
Tiếng đàn cho Mẹ
Nghi phạm mưu sát ông Trump bị truy tố

Israel giết chết chỉ huy cấp cao của Hezbollah trong cuộc không kích ở Beirut

 BM

Theo hai nguồn tin này và Đài phát thanh Quân đội Israel, mục tiêu là người chỉ huy hoạt động của Hezbollah, Ibrahim Aqil, người đã phục vụ trong cơ quan quân sự cấp cao của nhóm. Một trong những nguồn tin an ninh nói rằng ông Aqil đã bị giết cùng với các thành viên của Đơn vị Radwan tinh nhuệ của Hezbollah khi họ đang họp.


Bộ y tế Lebanon cho biết cuộc không kích đã giết chết tám người và làm bị thương 59 người khác, theo những thông tin ban đầu.


BM

Cuộc không kích đã giáng một đòn nữa vào Hezbollah sau khi nhóm này phải chịu một cuộc tấn công chưa từng có vào đầu tuần này, trong đó các máy nhắn tin và bộ đàm mà các thành viên của nhóm sử dụng đã phát nổ, giết chết 37 người và làm bị thương hàng nghìn người. Cuộc tấn công đó được cho là do Israel thực hiện, nhưng Israel không xác nhận hay phủ nhận sự liên quan của mình.


BM

Lực lượng phòng vệ dân sự cho biết các đội cứu hộ của họ đang tìm kiếm những người dưới đống đổ nát của hai tòa nhà bị trúng bom trong cuộc không kích hôm 20/9.


Quân đội Israel nói rằng họ đã tiến hành một "cuộc tấn công có mục tiêu" ở Beirut, nhưng không cung cấp thêm thông tin chi tiết.


Đây là lần thứ hai trong vòng chưa đầy hai tháng, Israel nhắm vào một chỉ huy quân sự cấp cao của Hezbollah ở Beirut. Vào tháng 7, một cuộc không kích của Israel đã giết chết Fuad Shukr, chỉ huy quân sự cấp cao của nhóm này.


BM

Theo trang web của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Mỹ treo thưởng 7 triệu đô la để bắt ông Aqil vì ông này có liên quan đến vụ đánh bom chết người nhắm vào Thủy quân lục chiến Mỹ ở Lebanon năm 1983.




Reuters

Ứa nước mắt nghe lại hành trình Việt bằng âm nhạc

 BM

Nói đến chương trình hòa nhạc đặc biệt này, mở đầu cho hành trình Tháng Tư thường niên của người Việt ra đi tìm tự do, không thể chỉ nói đến tài nghệ của những người tham gia chương trình, mà cả lòng hãnh diện của thế hệ người Việt xa xứ đã dựng lên những thế hệ tài hoa tiếp nối, phối hợp với dòng nhạc classical chính mạch ở Mỹ Quốc.


Dàn nhạc Allen Philharmonic và hai ban hợp xướng Allen Symphoby Chorus, Dallas Chamber Choir đã thể hiện tuyệt luân những âm điệu và tiết tấu Việt Nam qua từng chương trong bản Symphony Vietnam 1975 của nhạc sĩ Lê Văn Khoa, dựng hợp xướng bài Đừng Đứng Bên Mộ Tôi Mà Khóc của Patrick Vũ, tấu khúc Chiều Làng Tôi của Dylan Trần… và không thể không nhắc đến tiếng hát đẹp đến sững sờ người nghe của hai giọng ca đoạt giải Grammy là Teresa Mai (2022) và Hila Plitmann (2019 và 2022), cùng các nghệ sĩ khác đã làm đầy một không gian nhà hát đầy khán giả Mỹ – Việt.


BM

“Đây là là một chương trình độc nhất, chưa từng có, và quý vị là những khán giả may mắn là người được thưởng thức”, giáo sư, nhạc sĩ Lê Văn Khoa, cây đại thụ của văn hóa Việt, đại diện cho di sản Việt Nam Cộng Hòa đã nói với khán giả ở phần cuối chương trình. Cùng với sự cảm nhận sự diễm tuyệt của chương trình, còn có cả lòng tự hào của khán giả Việt Nam, khi nhìn lại một chặng đường vượt qua và dựng lên thế hệ Việt Nam bên ngoài Việt Nam, có những cây đại thụ như giáo sư Lê Văn Khoa, và có những người trẻ tiếp nối mạnh mẽ, góp sức gìn giữ và phát huy sự tự hào của dòng di dân khắc khoải và ngơ ngác từ bên kia đại dương như Đức Đạt (guitar), Phạm Hà (tenor), Sumo Bùi (cello), Hải Yến (cổ nhạc), Lily Nguyễn (cổ nhạc), Chí Tâm (cổ nhạc), Ngọc Hà (soprano), Duy Trần (piano, composer), John Lê Culpepper (soạn nhạc và chỉ huy hợp xướng) Ianbui (dịch giả, và điều phối chương trình)…


Hai tiếng đồng hồ trôi qua, nhưng khán giả vẫn háo hức chờ đợi các tiết mục tiếp theo, vì mọi thứ đều là những bất ngờ và cảm nhận độc đáo. Chương trình khéo léo dắt mọi người đi từ những ngày đầu của âm nhạc Việt Nam với tác phẩm Dạ Cổ Hoài Lang của nhạc sư Cao Văn Lầu. Trải qua những tác phẩm con người (Chiều Làng Tôi, Mừng Xuân), dẫn đến những đề tài thời sự Đừng Đứng Bên Mộ Tôi Mà Khóc, Hòn Vọng Phu…) và cuối cùng cái kết là sự dâng trào mãnh liệt trong tâm thức người Việt nghĩ, nhớ về cội nguồn, là ca khúc Việt Nam, Việt Nam của nhạc sĩ Phạm Duy, với sự trình bày bởi dàn nhạc  Allen Philharmonic và dàn hợp xướng Allen Symphony Chorus- được hát nguyên bản với tiếng Việt (cùng tiếng Anh) bởi các nghệ sĩ Mỹ cùng những tiếng vỗ tay, hát theo của các khán giả.

BM
Ông Ianbui, dịch giả của các ca khúc cũng như là người giúp phiên âm và luyện tập cho các nghệ sĩ trong dàn hợp xướng người Mỹ, kể rằng quá trình để hát được toàn vẹn tiếng Việt là một câu chuyện vô cùng khó với những người không quen âm vị tiếng Việt. “Khởi đầu tôi phải phiên âm quốc tế toàn bộ các chữ tiếng Việt để phía các người Mỹ hiểu là phát âm như thế nào, rồi tự mình ghi âm, hát lại bài hát một cách chậm chạp bằng âm tiếng Việt, để họ nghe, tập hát theo, rồi sau đó đến buổi tập của họ điều chỉnh từng đoạn để có thể gần với ngôn ngữ Việt nhất, ” ông Ianbui nói. Thời gian để luyện tập thực chất của dàn nhạc với dàn hợp xướng không nhiều trong một tháng, nhưng những nghệ sĩ này đã hoàn thành công việc của mình xuất sắc đến mức những khán giả phải ngạc nhiên.


Ngược lại, hiền thê của của giáo sư nhạc sĩ Lê Văn Khoa, là ca sĩ Ngọc Hà, cũng trình bày một vài phân khúc trong bài Hòn Vọng Phu của Lê Thương bằng tiếng Anh (cũng được chuyển ngữ bởi Ianbui) để khán giả người Mỹ có thể hiểu được câu chuyện của một giai đoạn lịch sử Việt Nam những năm chinh chiến và hỗn loạn.


BM

Điểm nổi bật của chương trình, có lẽ đó là phần song ca của hai giọng ca đoạt giải Grammy là Teresa Mai (nghệ danh quốc tế là Sangeetar Kaur) và Hila Plitmann với bài Diễm Xưa của Trịnh Công Sơn qua hòa âm và đệm piano của Duy Trần. Thật sự cách trình diễn đẳng cấp thế giới cùng nền hòa âm phương Tây đã đem lại một cảm giác kinh ngạc cho người nghe. Cả cách mà hai nghệ sĩ này nương nhau một cách điệu nghệ qua phần bè và hát đuổi, như dắt khán giả vào một con suối âm nhạc trong vắt.


BM

Ở ngoài đời, Teresa Mai và Hila Plitmann là hai người bạn thân thiết, sống gần nhau và cùng chia sẻ đam mê âm nhạc. Và đó có thể là lý do khi trình bày ca khúc Việt Nam quen thuộc này, Teresa Mai đã nhường cho Hila Plitmann hát chính và hỗ trợ cho bạn mình hát hoàn toàn bằng tiếng Việt. Diễm xưa trong đêm 6 Tháng Tư 2024 ở Dallas, có lẽ là phiên bản đẹp và hút hồn chưa từng có trong nhạc Việt.


BM

Hoàn hảo thưởng thức và tự hào trong tâm thức của người Việt làm trọn vẹn đêm diễn. Khán giả phải ứa lệ khi nhìn thấy những thế hệ người Việt đã lớn lên, tài năng được nhìn nhận và thành công ở khắp mọi nơi trên nước Mỹ cũng như thế giới. Từ giáo sư, nhạc sĩ Lê Văn Khoa, người đã đem âm nhạc Việt Nam đến thế giới và trở thành nhân vật biểu tượng, đã có thêm những gương mặt nối tiếp, chẳng hạn như Patrick Vũ, 1998 (Giải Raymond Bock Prize 2023 của American Choral Directors Association), Dylan Trần, 1994 (đoạt nhiều giải thưởng và là nhà soạn nhạc, biểu diễn khắp thế giới), John Lê Culpepper, 1978 (Giải thưởng mới nhất 2021 American Prize, là Dale Warland trong hạng mục chỉ huy hợp xướng), Nguyễn Đức Đạt, 1970 (đoạt nhiều giải thưởng và được mời tham gia nhiều chương trình lớn, và mời biểu diễn chung với Stevie Wonder tại Universal Studio), Duy Trần (đoạt nhiều giải thưởng, và là nhà soạn nhạc cho nhiều dự án lớn của Sony, Samsung, Tetra Pak)… và còn nhiều người khác nữa, đã dựng nên bức tranh sống động của Tháng Tư, không thể nào kể hết.


Trong chuyến xe rong ruổi cùng nhạc sĩ Lê Văn Khoa, khi người điều hợp chương trình, ông Ianbui, hỏi rằng ông muốn chương trình lần sau sẽ như thế nào, ở đâu. Con người thiên tài này đã nói dứt khoát rằng “không cần như thế nào, diễn ở đâu cũng được, diễn như thế nào cũng được, miễn sao là người Việt được nghe thấy mình trong nền văn minh thế giới, và để cho thế giới được biết về một di sản cao đẹp của người Việt tự do”.


BM

Nghe Việt Nam, Việt Nam của Phạm Duy được trình diễn bởi dàn nhạc Allen Philharmonic Orchestra, với phần soạn hòa âm của nhạc sư Lê Văn Khoa, là một cảm giác xúc động lạ thường. Tất cả khán giả giả Mỹ -Việt có lẽ đều cũng mang chung một cảm giác như vậy khi không ai bảo ai, đồng bật đứng lên vỗ tay, hát theo và hưởng ứng.


Bài Việt Nam, Việt Nam là tiết mục kết thúc của chương trình phối hợp văn hóa Việt Mỹ mang tên A Legacy of Sounds (6/4/2024) trong chuỗi sinh hoạt Cultural Connections, tổ chức tại ở Performing Arts Center, TX. Thật bất ngờ khi chương trình năm nay giới thiệu nhiều gương mặt tài năng trẻ đang làm rạng danh người Việt trong môi trường âm nhạc chính mạch Hoa Kỳ và quốc tế, với các phần soạn nhạc, trình tấu… và đặc biệt với nhân vật của sự kiện mới nhất, Teresa Mai, tiếng hát đoạt giải Grammy 2022.


BM

Dàn hợp xướng Allen Symphony Chorus của Dallas, Texas đã kỳ công quyết định hát Việt Nam, Việt Nam bằng tiếng Việt cho bằng được, cho dù đã có lời đề nghị giảm khó khăn, chỉ hát với bản Anh ngữ của dịch giả Ian Nghĩa Bùi. Thời gian luyện tập phát âm, đã buộc các thành viên dàn hợp xướng làm việc gấp ba để có thể trọn vẹn trình diễn, và tạo những tràng pháo tay, và cả những giọt nước mắt của các khán giả Việt.


Nói với nghệ sĩ Hải Yến, người trình diễn nhiều tiết mục nhạc cụ dân tộc phối hợp với dàn nhạc giao hưởng, các thành viên ca đoàn ở Dallas nói “tự nhiên tôi có cảm giác rất thân thuộc với người Việt Nam, với văn hóa Việt Nam”.




Tuấn Khanh


https://baomai.blogspot.com/

Báo Mai Music_1
Báo Mai Music_2
Báo Mai Music_3
Báo Mai Music_4
Báo Mai Music_5
Báo Mai Music_6
Báo Mai Music_7
Báo Mai Music_8
Báo Mai Music_9
Báo Mai Music10
Báo Mai Music_11
Báo Mai Music_12
Báo Mai Music_13
Báo Mai Music_14
Báo Mai Music_15
Báo Mai Music_16
Báo Mai Music_17
Báo Mai Music_18
Báo Mai Music_19
Báo Mai Music_39 "You Make Me Feel Brand New" by Thanh Nga
Báo Mai Music_40 "Mộng Người"
Báo Mai Music_41 "CHỜ ĐÔNG"
Báo Mai Music_42 "Khi Đã Yêu" by Thanh Nga
Báo Mai Music_43 "Một Ngày 54 Một Ngày 75"
Báo Mai Music_44 "Cảm Ơn Tình Em"
Báo Mai Music_45 "Chờ Đông" by Thanh Nga
Báo Mai Music_20
Báo Mai Music_21 (BESAME MUCHO)
Báo Mai Music_22
Báo Mai Music_23
Báo Mai Music_24 Harmonica
Báo Mai Music_25
Báo Mai Music_26 Dino Phạm Hoàng Dũng
Báo Mai Music_27
Báo Mai Music_28
Báo Mai Music_29 By Thanh Nga
Báo Mai Music_30 Hè _ Summertime
Báo Mai Music_31 By Thanh Nga
Báo Mai Music_32 Cát Bụi
Báo Mai Music_33 "Tình" by Thanh Nga
Báo Mai Music_34 "Xin Một Ngày Mai Có Nhau" by Thanh Nga
Báo Mai Music_35 "You're My Everything"
Báo Mai Music_36 "Kinh Hòa Bình"
Báo Mai Music_37 "Mùa Hè Đẹp Nhất" by Thanh Nga
Báo Mai Music_38 "Quien Sera / Sway" by Thanh Nga
Báo Mai Music_39 "You Make Me Feel Brand New" by Thanh Nga
Báo Mai Music_40 "Mộng Người"
Báo Mai Music_41 "CHỜ ĐÔNG"
Báo Mai Music_42 "Khi Đã Yêu" by Thanh Nga
Báo Mai Music_43 "Một Ngày 54 Một Ngày 75"
Báo Mai Music_44 "Cảm Ơn Tình Em"
Báo Mai Music_45 "Chờ Đông" by Thanh Nga
Báo Mai Music_46 "Hành Khúc"
Báo Mai Music_47 "Qua Cơn Mê"
Báo Mai Music_48 "Đánh Cờ _ AVT"
Báo Mai Music_49 "Trái Tim Lầm Lỡ"
Báo Mai Music_50 "Quên Đi Tình Yêu Cũ"
Báo Mai Music_51 "Nữ Sinh Gia Long"
Báo Mai Music_52 "Qua Cơn Mê"
Báo Mai Music_53 "Một Đời Yêu Anh"
Báo Mai Music_54 "Kinh Hòa Bình"
Báo Mai Music_55 "The NAIL VOICE"
Báo Mai Music_56 " Xuân "
Báo Mai Music_57 " Trên Đầu Súng "
Báo Mai Music_58 "You Don't Bring Me Flowers Anymore"
Báo Mai Music_59 "Mùa Xuân Đầu Tiên"
Báo Mai Music_60 "TÔI MUỐN HỎI TẠI SAO"
Báo Mai Music_61 "Dalena"
Báo Mai Music_62 "I will follow him"
Báo Mai Music_63 "The Shadow of Your Smile"