Cuộc đời ca sĩ Lộc Vàng sẽ được hé mở trong hồi ký Cung đàn số phận do tác giả Kim Dung chấp bút. Cuốn sách viết về cuộc đời của danh ca Lộc Vàng – người cả đời say mê, cống hiến và theo đuổi dòng nhạc vàng và cũng vì dòng nhạc này mà khiến ông từng rơi vào cảnh lao tù.
Tác giả Kim Dung kể về cơ duyên viết cuốn sách: “Đó là một chiều cuối đông. Tôi và hai người bạn thân hẹn nhau đến quán Lộc Vàng, quán cà phê từ lâu thành nổi tiếng, bởi ông chủ quán Lộc Vàng là người mê hát nhạc vàng đến nỗi bị đi tù. Xưa nay, chỉ nghe nói tr.ộm c.ắp, giết người, tham nhũng, hối lộ… những tội tày đình mới phải đi tù.
Có ai chỉ vì mê hát mà lại bị đi tù? Tôi có chút tò mò… Rồi Lộc Vàng xuất hiện.
8 năm sau, năm 1976, ông được trả tự do. “Tôi sướng quá, đi bộ đường rừng 30 km từ trại giam ra đến TX.Lào Cai. Lúc ra đến ga Lào Cai, trời đã sẩm tối, tôi ngớ người ra vì các quán cà phê, hàng nước ở đó đều mở băng cối nhạc “vàng” do người miền Nam hát.
Tôi vào quán ngồi mà không dám ngồi cạnh cái đài vì trước đây cũng vì hát những bản nhạc này mà tôi bị tù. Ra đến Hà Nội thấy ngạc nhiên vô cùng vì quán cà phê nào cũng mở dòng nhạc này”, ông nhớ lại. Tuy vậy, dòng nhạc này chỉ thực sự được nhìn nhận đúng giá trị bắt đầu từ năm 1987, khi có chính sách khôi phục lại các tác phẩm văn học nghệ thuật trước năm 1954 và được gọi là nhạc tiền chiến.
Mỗi lần nhắc đến người vợ quá cố, ông Lộc Vàng đều rơm rớm nước mắt vì thương bà. “Có những ngày nhìn trời mưa, tôi lại nhớ bà ấy. Khi biểu diễn những ca khúc mà bà ấy thích tôi cũng lại nhớ bà”, ông nói. Ông kể, khi nhạc “vàng” đã được khôi phục, ông được mời đi hát.
Cứ mỗi lần như vậy vợ ông lại đưa cả con đi theo. Người bạn của Lộc Vàng mới hỏi: “Trời mưa gió rét mướt thế này, mày bế con đi làm gì, ở nhà nghe thằng Lộc hát suốt rồi không biết chán à? Nó có giai gái gì đâu mà theo nó?”. Vợ ông bảo: “Anh ạ, không phải em đi theo để nghe nhà em hát đâu, mà sợ chẳng may nhà em bị bắt một lần nữa thì em còn biết đường đi tiếp tế”.
Sau năm 1987, người ta hát nhạc tiền chiến ở khắp nơi, trong quán cà phê, trong các chương trình ca nhạc. Ngay như tại “ngôi nhà” của giới văn nghệ sĩ số 51 Trần Hưng Đạo, chương trình biểu diễn ca khúc trữ tình cũng được tổ chức thường xuyên.
Nghệ sĩ Khắc Huề – người chỉ đạo nghệ thuật chương trình đã tìm ông Lộc Vàng – lúc đó đã là giọng ca quen thuộc ở nhiều quán cà phê để mời hát. Ông Lộc cho biết dù vậy ông không đi hát để kiếm tiền, ông làm đủ thứ việc từ bán bánh mì, quét vôi, thầu xây dựng… để nuôi gia đình. Ông hát chỉ vì thích được hát cho mọi người nghe.
https://www.youtube.com/watch?
Có lần, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn đến nghe chương trình có Lộc Vàng hát. Lúc kết thúc phần biểu diễn, nhạc sĩ lên tặng hoa, ôm lấy Lộc Vàng đôi chân như khuỵu xuống. Ngày hôm sau gặp lại, Đoàn Chuẩn mới nói: “Hôm qua anh sướng lắm! Chú có biết vì sao không? Anh đã cho chú mấy bài hát nhưng chú không khai. Điều đó anh rất quý, rất trân trọng chú. Không giá trị nào bằng tiếng hát của chú vang lên bản nhạc của anh”.
Có những người nghệ sĩ như thế, cả cuộc đời dành tình yêu cho âm nhạc mà không đòi hỏi, vụ lợi cho bản thân!
Cậu Bảy (Bài thơ do một nick tên Việt cộng Hà Nội gửi)
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.