Palestine từng bị cai trị bởi người Do thái, Ai cập, La mã, Byzantine, Ả rập và Thổ nhĩ kỳ.
· Thiên niên kỷ 4 millennium 4 Trước Tây Lịch (TTL), cư dân Palestine chỉ là những người chăn nuôi và trồng trọt. Sang TNK 3 TTL mới mọc lên các đô thị, nơi trao đổi hàng hóa của Ai cập và Babylon.
· Tới TNK 2 TTL, Palestine bị người Hyksos và Ai cập cai trị. Cuối thời kỳ này, Moses đưa dân Do thái bị Ai cập bắt làm nô lệ ra khỏi Ai cập, vượt Sinai vào Palestine.
· Vào khoảng 1200 TTL, người Philistines xâm lăng Palestine và thành lập nơi đây một vương quốc hùng mạnh.
· Năm 1000 TTL, Saul lãnh đạo dân Do thái giành độc lập và thành lập vương quốc Do thái. David kế vị Saul và tiếp theo là Solomon kế vị David.
· Năm 720 TTL, Assyria chinh phục Israel và Babylon chinh phục Judah. Đền thờ Do thái bị tàn phá năm 586 TTL.
· Năm 539 TTL, Ba tư chinh phục Babylon, đền thờ Do thái được xây cất lại. Dưới sự cai trị của Ba tư, Do thái được tự trị rộng rãi.
· Năm 333 TTL, Alexander đại đế chinh phục Do thái.
· Năm 142 TTL, Dân Do thái nổi dậy thành lập quốc gia mới, cho tới năm 63 TTL thì bị La mã chinh phục.
Năm 66 Tây lịch, dân Do thái nổi dậy nhưng bị La mã đàn áp và thành Jerusalem bị tàn phá. Những năm 132-135 dân Do thái lại nổi loạn nhưng cũng bị La mã đàn áp; thêm thành phố Jericho và Bethlehem bị tàn phá. Ngoài ra dân Do thái còn bị cấm vào thành Jerusalem.
Khi Constantine đại đế của La mã cải đạo theo Thiên chúa giáo, Palestine trở thành trung tâm hành hương của Thiên chúa giáo khiến phần lớn dân Do thái bỏ nước ra đi. Vài thế kỷ sau đó, Palestine được hưởng hòa bình thịnh vượng cho tới khi bị Ba tư Perse chinh phục. Tuy nhiên ngay sau đó La mã lấy lại quyền cai trị Palestine.
Cho tới năm 640, người Hồi giáo dưới triều Caliph Umar chinh phục Palestine và biến nơi đây thành Thánh địa của Hồi giáo. Năm 691 đền thờ Dome of The Rock được xây trên nền đền thờ của Do thái. Người Hồi giáo tin rằng đây là nơi Mohamad lên Thiên đàng. Kế bên Dome là đền Aqsa xây năm 750.
Tới TK 9, Palestine bị Fatimid chinh phục. Triều đại này nổi lên từ Bắc châu Phi. Fatimid có nhiều kẻ thù nên Palestine trở thành bãi chiến trường.
Năm 1099 Đoàn quân Thánh chiến - gồm những tín hữu Thiên chúa giáo ở châu Âu - đánh chiếm Palestine và thành lập vương quốc La tinh Jerusalem.
Năm 1187, Saladin - lãnh tụ Hồi giáo của Syria và Ai cập - đánh bại quân Thánh chiến. Vương quốc La tinh chấm dứt. Cuối cùng, năm 1291, quân Thánh chiến bị Mamluk loại khỏi Palestine.
Thổ Nhĩ Kỳ cai trị
Trong 3 thế kỷ đầu do Ottoman cai trị, Palestine bị cô lập với thế giới bên ngoài.
Năm 1831 Phó vương Ai cập là Muhammad Ali - chư hầu của Ottoman Sultan - đánh chiếm Palestine.
Dưới quyền Ali và con, Palestine được tiếp xúc với các nước châu Âu.
Năm 1882, lần đầu tiên trên đất Palestine, những khu định cư của di dân Do thái và người Nga gốc Do thái xuất hiện.
Cuối thế kỷ 19 , phong trào Zionism do người Do thái chủ trương nhằm vận động thành lập quốc gia Do thái trong Palestine.
Cư dân ở vùng quê phần lớn là nông dân Ả Rập theo đạo Hồi. Ở thành thị có người theo Thiên chúa giáo như ở Nazareth, Bethlehem và Jerusalem; có người theo Do thái giáo như ở Zefat, Tiberias, Jerusalem, Jericho, Hebron.
Cùng thời này, chủ nghĩa quốc gia Ả rập được khai triển ở Trung đông để chống lại sự thống trị của Thổ nhĩ kỳ.
Trong bản tuyên bố Balfour năm 1917, Anh hứa với các nhà lãnh đạo Zionist rằng sẽ giúp thành lập nước Do thái trong Palestine nhưng quyền của những người không phải Do thái trong Palestine phải được quan tâm. Anh cũng hứa sẽ yểm trợ việc thành lập các quốc gia Ả rập độc lập. Khối Ả rập tin rằng lời hứa đó bao gồm cả Palestine. Nhưng suy diễn này bị nước Anh phủ nhận sau đó.
Tính đến năm 1919, Palestine có 568,000 người Hồi giáo, 74,000 Thiên chúa giáo và 58,000 Do thái giáo.
Năm 1920 Palestine xảy ra những cuộc nổi dậy của dân Ả rập chống Do thái. Cho tới 2 năm sau, nhằm ổn định tình hình, Hội Quốc liên - tiền thân của Liên hiệp quốc - mới ủy nhiệm nước Anh cai trị Palestine. Quyền ủy nhiệm gồm việc thành lập nước Do thái và việc di dân Do thái từ các nơi về Palestine.
Theo Bạch thư năm 1922, nước Anh chủ trương nước Do thái không bao gồm toàn thể Palestine và số di dân Do thái có giới hạn, tùy thuộc tình hình kinh tế.
Năm 1922 số di dân Do thái không nhiều nhưng các cộng đồng Do thái tạo được tiến bộ về kinh tế.
Năm 1925 xảy ra cuộc bạo động nghiêm trọng giữa người Do thái và Ả rập tại Bức tường phía tây Western Wall cũng gọi là Bức tường than khóc Wailing Wall ở Jerusalem.
Bức tường này là di tích đền thờ Do thái thời lập quốc nên tín đồ Do thái giáo tới đây cầu nguyện, cũng có người thương khóc.
Theo tường trình của chính quyền Anh, người Ả rập sợ hậu quả tai hại về kinh tế và chính trị do kế hoạch di dân Do thái và việc họ mua đất của người Ả rập.
Năm 1930 chủ nghĩa Quốc xã ở châu Âu nổi lên khiến số di dân Do thái gia tăng. Năm 1932 số lượng di dân được chấp thuận là 5,000 người, năm 1935 tăng lên 62,000 người.
Dân Ả rập đình công và tẩy chay. Cuộc tổng đình công năm 1936 kéo dài tới 6 tháng. Một số dân Ả rập mua súng và thành lập Lực lượng du kích.
Không thể hòa giải được người Do thái và Ả rập, nước Anh dự trù chia Palestine làm 3: nước Do thái, nước Ả rập và một khu vực ủy nhiệm do nước Anh cai trị. Do thái lưỡng lự chấp thuận nhưng Ả rập cương quyết chống lại, nhất là điều khoản quy định người Ả rập phải ra khỏi nơi dự trù thành lập nước Do thái.
Từ bỏ kế hoạch phân chia, nước Anh thông báo chính sách mới: Mỗi năm nhập cư dân Do thái 15,000 người trong vòng 5 năm, sau đó số lượng di dân Do thái phải được Ả rập chấp thuận.
Hạn chế việc mua đất
Phía Do thái choáng váng vì cho rằng Tuyên bố Balfour bị phản bội. Phía Ả rập cũng phản đối và đòi hỏi phải thành lập ngay một Palestine Ả rập, cấm di dân thêm và xét lại tình trạng pháp lý của di dân Do thái từ năm 1918.
Thế chiến 2 bùng nổ khiến kế hoạch của nước Anh bị ngăn trở, trừ việc hạn chế mua bán đất đai.
Nước Anh được Do thái và Ả rập yểm trợ suốt cuộc thế chiến. Tuy nhiên tình trạng căng thẳng trong Palestine vẫn gia tăng. Tổ chức võ trang bí mật Haganah và nhóm khủng bố Irgun của Do thái hoạt động rất mạnh. Các quan chức người Anh bị quân khủng bố giết chết.
Tình trạng thảm khốc của người Do thái ở châu Âu khiến những lực lượng gây ảnh hưởng fluential forces ở Mỳ vận động cho một nước Do thái độc lập. Tổng thống Truman đòi nước Anh cho nhập cư 100,000 người phần lớn là nạn nhân còn sống sót của Hitler .
Các quốc gia Ả rập độc lập liên kết nhau thành Liên đoàn Ả rập để tạo sức ép quốc tế chống lại chủ nghĩa Zionism.
Năm 1946 Ủy hội Anh Mỹ khuyến nghị nước Anh tiếp tục cai trị Palestine, hủy bỏ việc hạn chế mua đất, cho nhập cư 100,000 di dân và rằng các nhóm võ trang bí mật phải bị cấm đoán.
Năm 1947 Hội nghị London gồm các đại biểu Anh, Do thái và Ả rập không đạt được thỏa hiệp về kế hoạch tự trị cho Do thái và Ả rập trong Palestine. Nước Anh tuyên bố thất bại trong việc ủy nhiệm và trả lại Liên hiệp quốc vụ Palestine. Vào lúc này, Palestine có 1,091,000 người Hồi giáo, 614,000 Do thái giáo và 146,000 Thiên chúa giáo.
Theo nghiên cứu và đề nghị của Uỷ hội đặc biệt về Palestine, lãnh thổ này được chia ra thành một nước Do thái, một nước Ả rập và một vùng nhỏ gồm Jerusalem do Quốc tế cai trị.
Đầu năm 1948 quân đội Anh rút về nước, Do thái tuyên bố độc lập. Ngay sau đó Jordan và Ai cập đánh chiếm West Bank và Gaza là nơi LHQ dành riêng để lập nước Ả rập Palestine.
Năm 1967 Do thái đánh bại Jordan và Ai cập, chiếm đóng West Bank và Gaza và khởi sự định cư các cộng đồng Do thái tại 2 nơi này.
Do thỏa ước Oslo 1993-1995 người Palestine được tự trị có giới hạn trong vùng Do thái chiếm đóng.
Năm 2005 Do thái rút quân đội và các cộng đồng định cư ra khỏi Gaza nhưng vẫn dành quyền kiểm soát phần lớn West Bank mặc dù Palestine liên tục chống cự.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.