0h00 ngày 7/9 của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, vị trí tâm bão YAGI khoảng 20.3 độ Vĩ Bắc; 109.4 độ Kinh Đông, cách Quảng Ninh khoảng 260km. Sức gió mạnh nhất cấp 14 (150-166km/h), giật cấp 17. Dự báo trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ khoảng 15-20km/h.
- Bão Yagi đang mạnh cấp siêu bão 16, sức gió cao nhất có lúc lên đến 201 km/h.
- Dự kiến, bão đổ bộ khu vực từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa.
- Thời gian bão Yagi đổ bộ đất liền ngày 7/9, vào khoảng 9-16h, mạnh từ cấp 9-12.
- Tâm bão đi qua các tỉnh, thành: Quảng Ninh - Hải Phòng - Hải Dương - Bắc Ninh - Bắc Giang - Vĩnh Phúc - Phú Thọ - Thái Nguyên - Tuyên Quang.
Thành phố Bắc Giang bắt đầu mưa và gió to
Theo ghi nhận của phóng viên báo Tiền Phong, khoảng 14h chiều 6/9, tại thành phố Bắc Giang, cơn mưa dông bắt đầu kéo đến, trời tối đen. Sau đó, trời mưa và gió to khiến việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn.
Sau đó, lượng mưa giảm. Tranh thủ lúc lượng mưa giảm, phụ huynh ở thành phố Bắc Giang đến nhiều trường học đón con. Hiện tại trời mưa và gió. Trước đó, trên một số tuyến đường phố ở thành phố Bắc Giang, cơ quan chức năng đã cắt tỉa cây xanh để tránh nguy hiểm cho người dân khi trời mưa bão.
Theo tìm hiểu của phóng viên, sáng 6/9, tại một số chợ truyền thống ở thành phố Bắc Giang, nhiều người dân mua tích trữ lương thực, thực phẩm (thịt lợn, gà, rau xanh, gạo) và một số mặt hàng khác để sử dụng những ngày mưa bão.
Theo dự báo, tại tỉnh Bắc Giang dự báo từ sáng 7/9, khu vực thành phố Bắc Giang, thị xã Việt Yên và các huyện Hiệp Hòa, Tân Yên, Yên Thế, Lạng Giang, Yên Dũng, Lục Nam, Sơn Động, Lục Ngạn có gió mạnh cấp 5, cấp 6, giật cấp 8. Dự báo tác động của gió có thể gây tốc mái, hư hại nhà cửa, làm gãy đổ cây cối, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và cơ sở hạ tầng. Cấp độ rủi ro thiên tai do bão cấp 3.
Từ đêm ngày 6 đến hết 8/9, các nơi trong tỉnh Bắc Giang khả năng xảy ra đợt mưa to đến rất to và dông. Thời gian mưa lượng lớn tập trung từ trưa ngày 7 đến trưa ngày 8/9. Lượng mưa các nơi phổ biến từ 150-250 mm/đợt.
Bão YAGI áp sát đảo Hải Nam
Dự báo trong những giờ tới, bão di chuyển với tốc độ khá nhanh, đi vào đảo Hải Nam trong chiều nay, vào vịnh Bắc Bộ trong tối nay.
Đến 1h ngày 7/9, tâm bão trên vùng biển phía đông của khu vực vịnh Bắc Bộ, cách Quảng Ninh khoảng 230 km về phía đông đông nam. Thời điểm này, bão vẫn duy trì sức mạnh cấp 14, giật cấp 17. Đây là một trong những trận bão mạnh nhất từng ghi nhận trên vịnh Bắc Bộ.
Đến trưa mai, bão áp sát đất liền các tỉnh Quảng Ninh - Hải Phòng nước ta với cường độ cấp 11-12, giật cấp 14. Trong chiều và tối mai, bão sẽ quét qua các tỉnh miền Bắc nước ta, từ Đông Bắc Bộ sang Tây Bắc Bộ và tan dần khi đến biên giới Việt Lào.
Do ảnh hưởng của bão, trong chiều và đêm nay, vùng biển phía tây bắc của khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 11-14, vùng gần tâm siêu bão đi qua cấp 15-16, giật trên cấp 17, biển động dữ dội, sóng biển cao 7-0m, vùng gần tâm siêu bão 10-12m.
Từ tối và đêm 6/9, khu vực vịnh Bắc Bộ (bao gồm huyện đảo Bạch Long Vỹ, Cô Tô) gió mạnh dần lên cấp 8-9, sau tăng lên cấp 10-11, vùng gần tâm bão đi qua cấp 12-14, giật cấp 17, biển động dữ dội, sóng biển cao 2-4m, sau tăng lên 3-0m, vùng gần tâm bão đi qua 6-8m.
Từ đêm 6/9 và gần sáng ngày 7/9, vùng biển ven bờ từ Quảng Ninh đến Thanh Hoá sóng cao 2-3m, sau tăng lên 2-4m, vùng gần tâm bão 3-5m.
Trên đất liền, từ đêm 6/9 và gần sáng ngày 7/9, vùng ven biển từ Quảng Ninh đến Thanh Hoá có gió mạnh dần lên cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8-9, vùng gần tâm bão cấp 10-12, giật cấp 14. Khu vực sâu trong đất liền phía Đông Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6-8, giật cấp 9-11. Thời điểm gió mạnh nhất trong khoảng từ sáng đến chiều tối 7/9.
Từ đêm 6/9 đến sáng 9/9, Bắc Bộ và Thanh Hoá có khả năng xuất hiện một đợt mưa lớn với tổng lượng mưa phổ biến từ 100-350mm, có nơi trên 500mm. Mưa lớn nhất ở phía Đông Bắc Bộ tập trung trong ngày và đêm 7/9, ở Tây Bắc Bộ từ tối ngày 7/9 đến đêm 8/9.
Hà Nội mưa lớn
Cng viên Thống Nhất cưa cây sâu mục, ruỗng tránh bão
Để chủ động phòng ngừa, đối phó với ảnh hưởng của cơn bão số 3 (bão Yagi), từ 17h chiều 6/9, vườn thú không đón khách để đảm bảo an toàn cho đến khi hết bão.
Đặc biệt, các thú lớn như Voi, Hà Mã, Hổ, Sư Tử, Gấu... được nhốt vào các ngăn chuồng kiên cố, vững chắc. Các công nhân cũng đang khẩn trương gia cố, che chắn kỹ các chuồng thú nhỏ, khu chim gà. Đồng thời khơi thông hệ thống cống thoát nước, hệ thống cây xanh đã được cắt tỉa gọn tán.
Tại Công viên Thống Nhất, Công ty TNHH MTV Công viên Thống Nhất cũng đã yêu cầu các đơn vị khẩn trương kiểm tra toàn bộ hệ thống nhà làm việc, kho vật tư, vật liệu, hệ thống chiếu sáng, các thiết bị vui chơi, loa đài... Các công nhân đã nhanh chóng giải tỏa cây xanh bị sâu mục, chằng gia cố nhà xưởng, tháo các thiết bị có thể đổ gây nguy hiểm trong cơn bão.
Cây đè hai người đi đường
Di dời người dân sống ở trên sông Hồng
Quanh đó là gần chục nhà phao nổi của nhiều hộ dân sinh sống. Mái của những nhà phao được chằng bằng các sợi dây cáp, các góc được buộc dây thừng neo víu vào bến cảng, đặt rùa bê tông bên dưới để tránh nước lớn cuốn trôi.
Hầu hết hộ này đều cho biết dù rất lo lắng trước thông tin về siêu bão nhưng họ vẫn sẽ ở lại trên nhà phao nổi vì không biết đi đâu. Bà Nguyễn Thị Thu Hằng, 49 tuổi, người dân sinh sống trên nhà phao tại khu vực này cho biết gia đình bà đã trải qua 4 thế hệ sinh sống ở đây, gồm 16 người. Dù đã có thông báo từ công an, UBND quận nhưng gia đình bà Hằng chỉ gửi được 8 em nhỏ tại nhà người thân. Những người lớn vẫn sẽ ở lại để trông coi tài sản, chống bão lũ. Chiều 6/9, người lớn trên tàu đi mua áo phao, lương thực để dự trữ, để chống chọi qua mưa bão.
Tại khu vực xóm trọ gần chân cầu Long Biên, một số nhà trọ có cây xanh, cành vươn dài được cắt tỉa, tránh nguy cơ gãy đổ. Trong sân một khu trọ tại khu vực này, cây sấu có cành lá xum xuê đang được một người đàn ông hì hục chặt các cành lớn, có nguy cơ gãy đổ nếu bão đến.
Thái Bình _ bão YAGI
Theo đó, khu vực biên giới biển tỉnh Thái Bình gồm 13 xã và 1 thị trấn thuộc 2 huyện Tiền Hải và Thái Thụy. Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Thái Bình duy trì trực 100% quân số.
Ghi nhận của PV Tiền Phong ngày 6/9, lực lượng BĐBP đồn Cửa Lân đã hỗ trợ nhân dân neo đậu tàu thuyền vào nơi trú tránh an toàn, giúp các hộ dân chằng, buộc nhà cửa phòng, chống bão số 3.
Quảng Ninh ứng phó YAGI
Hà Nội tê liệt, người dân tháo chạy tìm cách về nhà
Sài Gòn đốn hạ nhiều cổ thụ già cỗi, sâu bệnh trước mưa bão
Ngày 6/9, TP_HCM đang khẩn trương cắt tỉa cành nhánh, đốn hạ những cây xanh có dấu hiệu già cỗi trên một số tuyến đường trung tâm thành phố nhằm tránh những rủi ro đáng tiếc cho người đi đường khi xảy ra mưa lớn kèm gió giật mạnh.
Trên đường Phạm Ngọc Thạch (quận 3), một cây sao đen cổ thụ đường kính gần 70cm, cao hàng chục mét có dấu hiệu già cỗi, mục ở phần gốc đã được đốn hạ.
Ngày 5/9, một cây cổ thụ tại góc đường Lê Quý Đôn - Ngô Thời Nhiệm (quận 3) cũng được chặt hạ vì thân cây có dấu hiệu mục rỗng, không đảm bảo an toàn.
Cũng trên đường Lê Quý Đôn (quận 3) và một số tuyến đường khác thuộc trung tâm TPH_CM, lực lượng chức năng cũng đang tiến hành cắt tỉa nhiều cành, nhánh cây xanh lớn (có chiều đường kính nhánh từ 20-30 cm) để hạn chế khả năng gãy, đổ, gây nguy hiểm cho người đi đường.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.