Saturday, September 14, 2024

Thời đại đồ Sắt đồ Đồng

 BM

Trước khi văn minh thời đại đồ đồng tan rã, người xưa đã tìm ra được cách luyện sắt từ quặng.


Sắt tuy không bền bằng hợp kim của đồng nhưng quặng sắt có sẵn ở nhiều nơi.


Tuy nhiên bước đầu của thời đại đồ sắt  không được hanh thông.


Sắt Thiên Tạo


BM

Đồ sắt xưa nhất được tìm thấy ở khu nghĩa địa vùng Gerzeh thuộc Hạ Ai cập Lower Egypt là 9 viên sắt tròn nhỏ bead . Có lẽ những viên sắt này là thành phần của một chuỗi hạt đeo cổ; chúng có tuổi 3200 TTL. 


Những viên này được tạo thành từ sắt thiên thạch meteoric iron. Thành phần của sắt thiên thạch gồm sắt và niken.


Vì là vật liệu từ không gian rơi xuống trái đất nguyên chất native metallic state nên không đòi hỏi phải luyện như quặng.


Tuổi của 9 viên sắt này cùng thời với thời đại đồ đá. Như vậy những viên này đã được tạo thành do những dụng cụ bằng đá, đòi hỏi tài năng khéo léo và tỉ mỉ.


Khám phá phương pháp luyện Sắt


BM

Đồ sắt xưa nhất được tìm thấy ở Ai cập là một dao găm có tuổi 1350 TTL. Con dao này được tạo thành bằng cách nung chảy sắt melting và đập búa hammering.


Tuy được tìm thấy ở Ai cập nhưng dao găm do người Hittite tạo ra.


Hittite là giống người Ấn-Âu Indo-European sống ở Anatolia phần lãnh thổ nằm ở Á châu của Thổ nhĩ kỳ ngày nay và Bắc Syria vào khoảng 2000 TTL-1200 TTL. Hittite còn là một đế quốc từng trấn áp một vùng phía tây sông Euphrates và thường gây chiến với Ai cập.


Tuy nhiên phát minh ra phương pháp luyện sắt không phải người Hittite mà là một bộ tộc sống trong dãy núi Armenia và là chư hầu của đế quốc Hittite.


Để đồ sắt được lâu bền, người Chalybea phát minh ra cách tôi sắt tempering.


Người Chalybea sống ở bờ biển Hắc hải, rất giỏi về nghề rèn và buôn bán đồ sắt.


Từ năm 1900 TTL tới 1400 TTL, đồ sắt chỉ thông dụng những đồ trang trí và vũ khí bằng sắt dùng trong nghi lễ.


Có thể rằng các triều vua Hittite giữ bí mật phương pháp luyện sắt và hạn chế sự xuất cảng vũ khí bằng sắt.


Cho tới năm 1200 TTL, khi đế quốc Hittite sụp đổ, phương pháp luyện sắt mới được lan truyền rộng rãi và mau lẹ.


Cuộc lan truyền phương pháp luyện Sắt


BM

Theo sau sự sụp đổ của đế quốc Hittite, một cuộc di cư ồ ạt sang Trung đông và Nam Âu châu. Công nghệ sắt iron technology đã theo chân những người di cư lan truyền rộng rãi và mau lẹ sang quê hương mới.


Cuộc lan truyền công nghệ sắt sang châu Âu gồm 2 thời kỳ:


Thời kỳ đầu gọi là Hallstatt, từ năm 800 TTL tới 500 TTL, lan truyền sang Trung Âu, Bắc Ý, Hy lạp và Balkan.


Thời kỳ sau gọi là La Tène, từ TK5 TTL, theo chân cuộc di cư của người Celtic, lan truyền tới Tây Âu và các đảo Anh quốc.


Bắc Âu và Nam Á chỉ nhận được công nghệ sắt sau châu Âu.


Nền văn minh thời đại đồ Sắt


BM

Trong thời đại đồ sắt , người châu Âu canh tân và phát triển nền kinh tế căn bản của thời đại đồ đồng.


Về nông nghiệp, người châu Âu phỏng theo mùa màng và vật gia súc của người Trung đông.


Cày do bò kéo và xe có bánh được cải tiến.


Quan trọng hơn cả là người ta đặt nền tảng pháp lý cho chế độ nông nô.


Lần đầu tiên người ta khai thác hiệu quả rừng ôn đới temperate forest.


Làng mạc được tăng cường hệ thống tự vệ fortified.


Người lính chiến đấu trên lưng ngựa và trên chiến xa chariot do ngựa kéo.


Chữ viết theo mẫu tự alphabet của người Phoenician được phổ thông khắp châu Âu.


Phoenicia là một quốc gia được thành lập từ 1250 TTL, gồm những thành phố dọc theo bờ biển phía đông của Địa trung hải, nay là Syria và Lebanon.


Ngựa và Roi Sắt của Phù Đổng Thiên Vương


BM

Việt nam sử lược của Trần Trọng Kim có chép truyện cổ tích Phù Đổng thiên vương như sau.


Đời vua Hùng vương thứ sáu có giặc Ân nổi lên rất tàn ác. Vua cho sứ đi rao tìm tướng giỏi để dẹp giặc.


Một đứa nhỏ mới 3 tuổi ở làng Phù đổng tục gọi là làng Gióng nay thuộc Bắc ninh xin vua đúc cho một con ngựa và một cái roi bằng sắt, nó sẽ đánh tan giặc Ân. Khi được trao ngựa và roi sắt, đứa trẻ vươn vai thành người cao lớn, phóng ngựa giết giặc bằng roi sắt. Khi giặc tan, chiến sĩ phóng ngựa lên núi Sóc sơn rồi biến mất.


Sử gia họ Trần cho là chuyện khó tin. Có thể rằng thời ấy xuất hiện một dũng tướng có công dẹp giặc cứu dân nên dân nhớ ơn lập đền thờ. Nhân đó có kẻ bịa đặt ra những điều quái dị cho thêm phần linh thiêng.


Theo chúng tôi, một trong những điều khó tin là đời Hùng vương thứ sáu chỉ tương ứng với thời đại đồ đồng.


Họ Hồng bàng trị vì 2,622 năm, từ năm 2879 TTL tới 258 TTL, trải qua 20 triều vua Kinh dương vương+Lạc long quân+18 Hùng vương. Tính ra trung bình mỗi vua trị vì 130 năm.


Như vậy chúng ta có thể phỏng định vua Hùng vương thứ sáu lên ngôi khoảng 2,000 TTL. Thời đó chỉ mới là giữa thời đại đồ đồng, không thể có ngựa và roi sắt.


Một sự kiện lịch sử khác chứng minh đời Hùng vương thứ sáu chưa có đồ sắt.


Năm 207 TTL Triệu Đà đánh bại An dương vương rồi sát nhập Âu lạc vào quận Nam hải thành nước Nam Việt.


BM

Cùng thời ấy ở bên Tàu, Lưu Bang dẹp được nước Tần và Sở rồi xưng là Hán Cao tổ. Khi Cao tổ chết, vợ là Lữ Hậu lộng hành.


Vì Triệu Đà không chịu thần phục nhà Hán nên Lữ Hậu cấm người Hán buôn bán đồ vàng, đồ sắt và điền khí với người Nam Việt. Để trả đũa, Triệu Đà đem quân sang đánh phá Tràng sa Hồ nam ngày nay.


Như vậy 1,800 năm sau vua Hùng vương thứ sáu, nước ta vẫn chưa có đồ sắt, phải mua của nước Tàu.


Thời đại đồ Đồng


BM

Kế tiếp thời đại đồ đá là thời đại đồ đồng. Theo tiếng Anh, thời đại này là "Bronze Age". Bronze là hợp kim của đồng, đồng nguyên chất là copper.


Tiếng Pháp cũng gọi thời đại này là "l'Age du bronze", đồng nguyên chất là cuivre.


Vì dụng cụ và vũ khí ngày xưa làm bằng hợp kim của đồng nên gọi là bronze age, nhưng khi dịch sang tiếng Việt người mình chỉ dịch là thời đại đồ đồng.


Thật ra đồ đồng ngày xưa có vài loại hợp kim khác nhau.


Các hợp kim của Đồng


Đồng nguyên chất không đủ cứng để tạo thành dụng cụ và vũ khí nên người xưa đã biết pha đồng nguyên chất với vài kim loại khác để có mấy hợp kim có đặc tính khác nhau.


Đồng pha với thiếc cho thau. Hợp kim này có màu vàng gần giống vàng thật nên có tục ngữ: "vàng thau lẫn lộn."


Đồng pha với kẽm cho đồng điếu. Ca dao có câu:


BM

Đồng pha với chì cho đồng đen nên có ca dao:


BM

Đồng pha với vàng cho đồng thòa. Bài ca Lý ngựa ô có nhắc đến cả đồng đen và đồng thoà:


BM

Khp con nga ô

Nga ô anh khp, anh khp cái kiu vàng (ư...)

Anh tra khp bc, lc lc đng đen

Búp sen lá dm, dây cương nhum thm

Cáng roi anh bt đng thòa

Là đưý a đưa nàng

Anh đưa nàng v dinh


Sự phát triển không đồng đều của thời đại đồ Đồng


Đồ đồng xưa nhất được tìm thấy ở nam Iran, Thổ nhĩ kỳ và Mesopotamia (Iraq ngày nay). Những đồ đồng này có tuổi từ thế kỷ thứ tư trước tây lịch.


Ở Ai cập đồ đồng xưa nhất có tuổi vào cuối thế kỷ thứ tư TTL 


Đồ đồng ở cuối thế kỷ thứ ba TTL được tìm thấy ở Ấn độ.


Ở bên Tàu, đồ đồng xưa nhất có tuổi từ giữa thế kỷ thứ nhì TTL.


Đồ đồng xưa nhất ở châu Âu có tuổi từ thế kỷ thứ nhì TTL.


Như vậy đồ đồng khởi đầu xuất hiện ở Cận đông, dần dần sang Viễn đông, sau đó mới xuất hiện ở châu Âu  Nguyên nhân có lẽ do loài người thuở sơ khai từ châu Phi di cư sang châu Á trước rồi sau đó mới tới châu Âu.


Ở châu Phi, vì các cuộc sưu tầm không đủ yếu tố để xác định đồ đồng xưa nhất, nhưng sự xuất hiện đồ đồng ở châu này không thể trễ hơn thế kỷ thứ nhất TTL.


Những tiến bộ của thời đại đồ Đồng


BM

Cuối thời đại đồ đá người ta đã biết luyện đồng nguyên chất từ quặng đồng, nhưng thực hiện lén lút vì bị coi là bất hợp pháp.


Vì đồng nguyên chất không đủ cứng để tạo thành vũ khí và dụng cụ nên hợp kim đồng với thiếc và hàn the ra đời. Sản phẩm đầu tiên có lẽ là một vũ khí được đúc từ khuôn mẫu bằng đất sét.


Kỹ thuật đúc đồng mỗi ngày thêm tinh xảo. Ngoài vũ khí và dụng cụ cần thiết, người ta còn tạo ra nữ trang, tượng người và vật rất mỹ thuật.


Thời bấy giờ ngoài quặng đồng người ta cũng biết quặng sắt, nhưng không thể tinh luyện được. Sắt nóng chảy ở 1.538°C (2.800°F) ngoài tầm tay của người đương thời.


Cuối thời kỳ đồ đá người ta đã đạt được nhiệt độ lớn hơn 900°C trong lò gốm. Để tinh luyện đồng, người ta chỉ cần đạt tới 1.095°C. Độ nóng chảy của thiếc còn thấp hơn nữa: 232 °C (450 °F).


Quặng đồng và thiếc ở Tây châu Á rất hiếm trong khi ấy ở miền Trung châu Âu rất nhiều, sự kiện này đưa tới 2 hệ quả:


* Kích thích sự thương mại giữa cung và cầu.

* Phát sinh ra các cuộc chinh phục lãnh thổ mới và thực dân hóa.

* Hai hệ quả này lại đưa tới sự phát triển các đô thị cũ và thành hình các đô thị mới.


Văn minh thời đại đồ đồng còn có đặc điểm là sự phát minh ra chữ viết tượng hình (proto writing) gồm : chữ Hán thời Phục Hy bên Tàu, chữ Cuneiform thời Cổ Cận đông và chữ Hieroglyphs thời Cổ Ai cập.


Đồ đồng Đông Sơn


BM

Đồ đồng xưa nhất của nước ta được tìm thấy ở cánh đồng làng Đông sơn cách Thanh hóa 4km.


Trong khi làm ruộng, dân làng thỉnh thoảng lượm được dụng cụ bằng đồng.


Năm 1924 Trường viễn đông bác cổ thực hiện cuộc khai quật cánh đồng Đông sơn. Kết quả thu được gần ngàn vật bằng đồng.


Ngày xưa nơi đây là nghĩa địa, những vật này được chôn theo người chết.


Ngoài những vật bằng đồng còn có một số đồ gốm nặn bằng tay và không tráng men, chỉ có vài đồ gốm được làm từ bàn xoay và có tráng men.


Đặc biệt trong số vật bằng đồng có tiền Vương Mãng của Tàu, đồng tiền này đã giúp định tuổi đồ đồng Đông sơn  Vương Mãng là người cướp ngôi nhà Tây Hán, từ năm 9 tới 23 Tây lịch.


Đồ đồng Đông sơn gồm có:


BM

Chừng 40 trống đồng đủ cỡ lớn nhỏ, chiếc lớn nhất có đường kính 33cm và cao 27,5cm. So với trống đồng Ngọc lũ (do chùa làng Ngọc lũ tỉnh Hà nam tặng Trường viễn đông bác cổ) thì trống đồng Đông sơn nhỏ hơn và những nét chạm trổ cũng kém mỹ thuật.


Vũ khí gồm 1 kiếm dài 90cm, nhiều mũi giáo và lao dài từ 25cm tới 30cm, mũi tên và dao găm đủ cỡ.


Bình và chậu đủ cỡ và kiểu.


Đồ trang sức như hoa tai, xuyến (vòng mang ở cổ tay)


BM

Tượng người. Đặc biệt có tượng 2 người cõng nhau, cùng mang mặt nạ  người được cõng đang thổi kèn, có lẽ đang biểu diễn một điệu múa hát. Một tượng khác là cán của dao găm, mình trần, đóng khố, tóc dài tới vai, tay mang xuyến, tai đeo hoa tai (đàn ông cũng mang đồ trang sức như đàn bà).


Đồ đồng Đông sơn đã cho chúng ta biết vài nét văn hóa của dân tộc trong những năm đầu của thời kỳ Bắc thuộc, khi ấy Thanh hóa là quận Cửu Chân.




Bùi Quý Chiến


http://baomai.blogspot.com/
Kamala hay Chameleon?
Thua cũng ‘vô địch’
Tiếng bấc tiếng chì
Món ăn côn trùng kinh dị hay sơn hào hải vị?
Câu chuyện Thằng Cu Tí và Thằng Cu Tèo
Làng Nủ trước và sau thảm họa do bão Yagi
Ngồi tù oan gần 10 năm _ được bồi thường 50 triệu đô
Vì sao hàng loạt cây xanh bật trơ gốc ở Hà Nội do bão Yagi?
Tranh luận Trump-Harris: Ai thắng?
Lũ quét thôn Làng Nủ tàn phá sau bão Yagi
Cuộc tranh luận dự kiến ‘nảy lửa’ giữa Trump-Harris
Bưởi Việt Nam vào thị trường Nam Hàn
Người dân miền Bắc: “Bão Yagi mạnh chưa từng thấy”
Dư luận ảnh hưởng đến chính sách Trung cộng của Canada
Tàn phá sau bão Yagi
Bão Yagi đổ bộ vùng Quảng Ninh, Hải Phòng
Siêu bão YAGI vào vịnh Bắc bộ
Học sinh & Nghệ sĩ: 'Họ bị đấu tố như thời cải cách ruộng đất'
Cảnh báo đối với công dân Mỹ tại Việt Nam về bão Yagi
Đường và chất làm ngọt nhân tạo tác động đến trí óc như thế nào?

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.