Wednesday, September 18, 2024

Vu oan giá họa

 BM

Và họ đem bò cùng tràng hoa ra ngoài tam quan để cúng tế. Phaolô và người bạn là Ba-na-ba thấy thế xé áo ra, nhảy vào giữa dân chúng kêu lên rằng: Này các ông làm gì thế ? Chúng tôi cũng là người như các ông mà! Chúng tôi đến đây chính là để rao giảng cho các ông phải bỏ những sự cúng bái huyễn hoặc đó mà trở lại nhìn nhận và thờ phượng Thiên Chúa chân thật và hằng sống, Đấng Tạo dựng trời đất và biển cả cùng muôn loài muôn vật.


Phải vất vả lắm, Phaolô mới làm cho dân bỏ ý định cúng tế các ông. Ấy vậy mà mới đó là thế, nay vừa có mấy người Do thái từ đâu kéo đến, dèm pha, nói xấu, vu oan cho Phaolô, thì đã làm dân chúng thay lòng đổi dạ. Dân chúng quay ra ném đá Phaolô và tưởng ông đã chết, họ lôi ra bỏ ngoài thành. Môn đồ hay tin, đã đến cứu chữa, và ông đã chỗi dậy được. Hôm sau, ông ra đi khỏi đó, tiếp tục rao giảng nơi các thành khác.


* Đó là Lời Chúa ! - Tạ ơn Chúa !


Suy niệm Lời Chúa


BM
Ghê gớm thay những lời dèm pha, vu khống độc địa. Chỉ cần vài lời là từ chỗ muốn tôn lên làm thần linh để cúng tế, loài người đã thay lòng đổi dạ, coi người ấy như kẻ thù phải giết đi. Lời nói tốt, khó khăn lắm mới đem lại chút vinh dự, lời nói xấu, dễ dàng phá tan danh dự và hủy diệt mạng sống người ta. Vì thế, hôm nay ta phải vạch ra các lỗi phạm đến danh dự để tránh xa.


Điều trước tiên:  Mọi tội bắt nguồn từ lòng mà ra: Chúa cũng dạy thế: “Những điều bởi miệng ra, mới làm cho người ta ra nhơ uế... Vì những điều bởi miệng ra, thì xuất từ lòng..., từ lòng xuất ra những suy tính xấu xa: nào là giết người, ngoại tình, dân bôn, trộm cắp, chứng dối, dèm pha: đó là những điều làm người ta ra nhơ uế” (Mt 15.11,18-20).


BM

Người đời cũng có câu: “Thiện căn là tự lòng ta”. Vậy, tội lỗi phạm danh dự người khác cũng xuất phát từ trong tư tưởng: đó là khi do trí khôn ta xét đoán liều, giải thích bất lợi cho đồng loại, hoặc vô cớ ta tỏ ra nghi kỵ, xa lánh. Rồi sau đó, miệng ta sẽ dễ dàng nói ra lời chỉ trích, chê bai, dèm pha, nói xấu... Ngay chỉ khi các ý nghĩ xấu có ở trong trí ta, thì người đó đã bị hạ giá, bị khinh bỉ, bị từ rẫy trước mắt ta rồi. Đó là ta bắt đầu xúc phạm đến danh dự họ rồi đó.


Bao ví dụ xảy ra cho Đức Giêsu trong Tin Mừng cho thấy điều đó. Một lần kia, người ta khiêng đến trước Đức Giêsu một người bất toại. Thấy lòng tin của họ, Đức Giêsu bảo người ấy: “Hãy vững lòng, tội lỗi con đã được tha (và tha tội, tức sẽ được khỏi bệnh)”. Có mấy ký lục ở đó nghĩ trong lòng: “Y nói phạm thượng !”. Nhưng biết được ý nghĩ của họ, Đức Giêsu bảo: “Vì sao các ông nghĩ những điều ngang trái cho tôi trong lòng vậy ?” (Mt 9.1-8).


Lần khác, Đức Giêsu được mời đến ăn cơm tại nhà ông Biệt phái. Có cô gái đàng điếm trong thành ấy, nghe biết, thì đến xức dầu, khóc lóc thống hối tội mình. Thấy vậy, ông Biệt phái nghĩ xấu trong lòng: “Ông Giêsu này chắc chẳng phải tiên tri hoặc đạo đức gì ráo trọi, nếu không, sao ông ta để người con gái rờ đến mình, mà không biết đó là gái làng chơi ư ?” (Lc 7.36tt). Sau đó, ĐY cho ông Biệt phái một bài học, đến khi ông ta thấy cô gái được tha tội và tâm hồn bình an, ông mới sáng mắt ra.


BM
Vậy, Kitô hữu hãy kiểm soát và tự chủ tâm tư mình, làm chủ những khó chịu mơ hồ, những nghi kỵ vô căn cớ và quá đáng. Hãy lấy chân lý soi rọi vào chúng mà làm tan rã chúng đi. Đành rằng một sự khôn ngoan dè dặt tối đa sẽ giữ ta khỏi nhiều vỡ mộng, hoặc tỉnh ngộ đau đớn, giúp ta tránh khỏi bị mắc lừa, khỏi nhiều thiệt hại; song ngược lại, quá khôn ngoan, quá dè dặt và nghi kỵ cũng đóng kín cửa lòng, không làm cho người khác phát triển nhiều khả năng, không cho đua nở bao niềm vui sáng tạo do một tình yêu cởi mở và đôi chút liều lĩnh. Sự quá dè dặt, nghi kỵ giống như khí lạnh mùa đông, làm co rúm người ta lại, làm cho không khí gia đình và cộng đoàn nên khô khan, tẻ lạnh...


Điều thứ hai: Về nói xấu nói hành: Đó là tội nói điều xấu của người khác, dù điều ấy đã có phạm thật, hoặc tính xấu người ấy có thật. Những kẻ thèo lẻo, lắm miệng, những kẻ có tính bất cẩn, hoặc muốn khoe mình biết nhiều chuyện... thường hay phạm tội này. Đó là những sự truyền miệng, rỉ tai lỗi kín ẩn, hoặc hành động tư riêng, kín đáo của người khác... Rồi người ta dễ dàng vẽ rắn, thêm chân, ít xít ra nhiều, đi từ cái mới chỉ có vẻ là tội, thành ra đã chắc chắn phạm rồi, hoặc nói về kẻ mới lỡ nói dối một lần, thành kẻ chuyên môn nói dối...


Chúa dạy: “Giữa anh em là Kitô hữu, đừng để có sự nói hành, nói xấu nhau” (Gc 4.11). “Kẻ che phủ lỗi lầm người ta, sẽ gây tình bằng hữu, còn kẻ thèo lẻo, chia rẽ cả bạn thân tình” (Cn 17.9; 16.28).


BM

Lưu ý: Nói lỗi của người khác khi không cần thiết là có tội nói xấu, nói hành. Nhưng khi cần thiết thì không, mà đôi khi còn cần nữa: đó là khi vì ích lợi cho đương sự, hay ích chung trong cộng đồng. Chính Chúa còn bảo phải có bổn phận nói ra nữa. Nhưng nói thế nào, cách nào ? Hãy nghe Chúa dạy: “Nếu trong anh em, có ai trót phạm tội gì đó, mà ngươi biết được, thì ngươi hãy đến cùng người đó, nhẹ nhàng, khéo léo tìm cách sửa lỗi nó, riêng ngươi và nó thôi. Nếu nó nghe ngươi, thế là ngươi đã lợi được anh em ngươi, tức là đã cứu được họ, đã làm ích lợi cho họ. Nếu nó không nghe, hãy đi mời thêm một hai người nữa, để có lời thuyết phục mạnh mẽ hơn. Còn cuối cùng, nếu nó vẫn không nghe, lúc ấy mới trình thưa lên các đấng có quyền trong cộng đoàn...” (Mt 18.15tt).


BM

Điều thứ ba: Lời vu oan giá họa: Đó là nói những điều người ta không có, không làm, không phạm. Nhiều khi những lời này đã đi đến chỗ giết người.


Người ta kể chuyện rằng có anh thanh niên không mấy đàng hoàng kia phải lòng một cô thiếu nữ, và đến xin cưới nàng làm vợ. Dĩ nhiên, chàng ta nhận được một câu từ chối đích đáng. Để trả thù, hắn bịa ra một chuyện hết sức bỉ ổi và phao tin ấy ra. Tin đồn lan ra nhanh chóng, có những cái tai dễ dàng đón nghe và tin ngay, rồi đem truyền ra khắp thành, đến nỗi chẳng bao lâu, cô gái không còn dám thò mặt ra đến đâu nữa. Càng ngày, nghĩ đến thân phận mình bị oan ức, cô càng tủi phận, hổ ngươi, càng bị cô lập và thần kinh cô đâm rối loạn; nhục nhã đã đưa cô đến chỗ nhảy xuống nước tự vận.


Hậu quả của một lời vu khống có thể là thế đấy: giá của một mạng người! Xem thế, kẻ bị mất thanh danh, đó là kẻ đã chết. Kẻ làm mất thanh danh thật là kẻ sát nhân. Do đó, cả Thiên Chúa lẫn loài người đều ghét! Kinh Thánh nói: “Có sáu điều Thiên Chúa gớm ghét, đó là kẻ làm chứng gian, vu oan giá họa, đặt điều, dối trá” (Cn 6.16,19). Cũng giống hạng này là kẻ phóng đại lỗi lầm kẻ khác, hoặc trình bày lỗi lầm dưới màu sắc đầy đen tối. Cho tất cả các hạng trên, Kinh Thánh kết án: “Đồ khốn kiếp cái lưỡi mách lẻo, vì nó hại biết bao nhiêu người... Nó phá hủy cả thành trì kiên cố, đã lật nhào bao lâu đài người lớn, đã đuổi đi những người vợ hiền thục... Nhiều người chết gục vì gươm, nhưng cũng chẳng bằng chết vì đầu lưỡi !”. Rồi Kinh Thánh kết luận: “Nơi miệng con hãy có cửa đóng then cài ! Hãy đề phòng kẻo sa ngã về đầu lưỡi !” (Hc 28.13-18,25b-26; x. Gc 3.1tt).


Đến đây, tạm ngưng, lần sau sẽ nói tiếp bài học.


http://baomai.blogspot.com/
Vừa nghe Lời Chúa dạy và suy niệm, gia đình ta phải thú nhận với lòng khiêm nhường rằng: mỗi người từ lớn chí bé đã phạm tội này, và phạm dễ dàng như một thói quen, không còn mấy khi để ý mà sửa, cho dù bao lần đi xưng tội rồi, và bao lần đọc câu: “Con sẽ dốc lòng chừa cải và làm việc đền tội cho xứng”. Vậy gia đình ta hãy làm việc đền tội cho xứng như thế này: là từ nay, không để tai nghe nói xấu, nói vu oan..., là từ nay dốc lòng luôn nói tốt cho người khác. Hễ không có gì tốt để nói về người khác, thì đừng nói gì cả. Nói chuyện trời mưa, trời gió, chuyện chợ búa, quần áo, chuyện đá banh, cờ tướng...


Tích truyện


Thời Tam Quốc bên Tàu, có hai tên nghịch tặc, may mắn cướp được quyền cao chức trọng trong triều đình, một tên là Lý Thôi, tên kia là Quách Dĩ. Chúng lộng quyền đến nỗi bức bách Vua phải nghe lời chúng sai khiến. Vua buồn lắm, muốn giết hai đứa. Có người hiến kế: Thần nghe nói vợ Quách Dĩ rất hay ghen, nay sai người đến dèm pha chồng nó gian dâm với vợ Lý Thôi, hai đứa tất sẽ giết lẫn nhau.


Vua khen phải, sai quan Dương Bưu thi hành kế ấy. Bưu về sai vợ vào thăm vợ Quách Dĩ mà nói: Tôi nghe chồng chị thường vào phủ Lý Thôi, nói là mưu việc lớn, kỳ thực là tư tình với vợ ông ấy. Chị nên giữ gìn đừng cho đi lại nữa !


Vợ Quách Dĩ tin ngay, đem lòng ngờ vực chồng: Thảo nào, mấy đêm nay nhà tôi không về, hóa ra đi làm việc vô liêm sỉ ấy. Xin cám ơn chị đã cho tôi biết, để tôi cản chồng tôi.


Từ đó, vợ Quách Dĩ cản chồng. Lý Thôi mời sang uống rượu, bà không cho đi. Lý Thôi đem biếu một mâm rượu thịt, bà bỏ thuốc độc vào rồi cho chó ăn thử. Chó ăn chết liền. Từ đó, Quách Dĩ tin vợ và có bụng nghi ngờ Lý Thôi... Cứ thế, dần dà hai tên nghịch thần ấy từ chỗ nghi kỵ, đâm ra chém giết lẫn nhau. Cũng chỉ do một lời vu khống !




Lm.  Hoàng Minh Tuấn

***

Quyền lực của cái lưỡi

 BM
Trong bài báo của ‘CON CÁI MẸ MỄ DU’ tháng rồi có đăng một câu chuyện như sau:

http://baomai.blogspot.com/
Vì sao ngành điện gió ngoài khơi Việt Nam 'thoi thóp'?
Vũ khí chống hạm của Mỹ chống lại Trung cộng
Nguyệt thực đêm Trung thu 2024
Chết cũng không nhắm mắt!
Tiếng đàn cho Mẹ
Nghi phạm mưu sát ông Trump bị truy tố
Vì sao ông Trump tuyên bố rằng người nhập cư ăn thịt thú cưng?
Sầu riêng Việt Nam làm tăng giá ly cà phê của bạn như thế nào?
Nghi phạm ám sát ông Trump là người như thế nào?
Jerusalem _ Thánh địa của 3 Tôn Giáo cùng chung tổ phụ Abraham
Thế kỷ phai tàn trí nhớ
Tội Ai làm Người đó chịu
Trump hay Harris đang dẫn trước?
Hiếp dâm tập thể chấn động nước Pháp
Thời đại đồ Sắt đồ Đồng
Kamala hay Chameleon?
Thua cũng ‘vô địch’
Tiếng bấc tiếng chì
Món ăn côn trùng kinh dị hay sơn hào hải vị?
Câu chuyện Thằng Cu Tí và Thằng Cu Tèo

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.