Sau hàng loạt vụ việc diễn ra trên các con phố ở Anh, Mỹ, Úc và Canada, cảnh sát đã vào cuộc điều tra và gia đình các nạn nhân cũng đang cố gắng tìm ra thủ phạm.
Lừa đảo ban phước là một vở kịch tội phạm công phu được thực hiện trên các con phố.
Một nhóm thường có ba phụ nữ. Họ diễn theo một kịch bản đã được tập dượt kỹ lưỡng bằng tiếng Quảng Đông cho chỉ một khán giả - một nạn nhân lòng không hoài nghi.
Bà Mungnee là một người Malaysia gốc Trung cộng hơn 60 tuổi sống ở London.
Khi bà đang đi trên đường Harrow (Harrow Road) ở Tây London để tới lớp học yoga, một người phụ nữ tiếp cận bà với khuôn mặt đẫm lệ.
Người phụ nữ nói tiếng Quảng Đông, hỏi bà Mungee đường tới chỗ một vị thầy lang y học cổ truyền người Trung cộng để chữa bệnh cho người chồng bị ốm.
Rất nhanh, một người phụ nữ khác, cũng nói tiếng Quảng Đông, xuất hiện và nói rằng mình biết ông thầy lang đó và ngỏ ý muốn dẫn đường.
Bà Mungnee bị cuốn theo sự việc, với mong muốn có thể giúp đỡ người phụ nữ đang lo âu.
Tại một con phố yên tĩnh hơn, họ gặp người phụ nữ thứ ba. Người này nói mình có quan hệ với vị thầy lang và sẽ đi hỏi xem ông ta có giúp được không.
15 phút sau, người phụ này quay lại với tin xấu. Bằng sức mạnh siêu nhiên của mình, vị thầy lang dường như đã nhận ra rằng bà Mungee cũng đang gặp nguy hiểm.
Một cách thần kỳ, ông ta có vẻ biết rõ những vấn đề trong đời sống hôn nhân của bà Mungee, hay cả cơn đau nhói ở chân phải của bà – điều mà bà chưa từng kể cho ai nghe.
Nhưng điều được tiết lộ sau đó mới là thứ khiến bà Mungee sửng sốt.
“Con trai bà sẽ gặp tai nạn sau ba ngày nữa và rồi sẽ mất mạng.”
Người phụ nữ này nói thêm với bà Mungee rằng vị thầy lang có thể làm phép giúp bảo vệ con trai bà.
Những người phụ nữ này dặn bà Mungee: “Bà cần cho một nắm gạo vào trong một cái túi, sau đó cho càng nhiều vàng và tiền mặt vào đó càng tốt”.
Họ sẽ làm phép lên những món đồ có giá trị đó.
Bà Mungee kể rằng bà thấy yên tâm với lời hứa những món đồ sẽ được trả lại sau buổi làm phép.
Một người phụ nữ đã dẫn bà Mungee nhanh chóng quay về nhà để lấy đồ trang sức, rồi sau đó tới ngân hàng để rút khoảng 4.000 bảng Anh tiền tiết kiệm.
Những món có giá trị này được cho vào trong một chiếc túi nhựa.
Bà Mungee nghĩ rằng đó hẳn là lúc chiếc túi đã bị đánh tráo.
“Nhanh như điện vậy – tay bà ta cứ thoăn thoắt. Tôi chẳng kịp nhìn thấy gì cả.”
Khi về nhà, bà Mungee đã bị sốc khi thấy trong chiếc túi đen chỉ có một cục gạch, một miếng bánh và hai chai nước.
Bà nói: “Đó là lúc tôi thấy lạnh cả sống lưng… và tôi kể chuyện cho con trai nghe. Tôi nghĩ mình vừa mới bị lừa. Tôi đã bị lừa.”
Một số món đồ bị đánh cắp là đồ gia truyền nhiều đời mà bà Mungee được mẹ bà trao lại.
Trải nghiệm của bà Mungee là một ví dụ điển hình của lừa đảo ban phước.
Nói chuyện với nhiều nạn nhân khác, câu chuyện khá tương đồng – từ một người lạ hoảng hốt, tới lời phán rằng linh hồn ma quỷ đang đe dọa người thân.
Ngay cả tên của vị thầy thuốc giả tưởng cũng giống nhau trong nhiều vụ - “Thầy Koh”.
Tất cả các nạn nhân đều bị lừa chỉ trong vòng vài giờ đồng hồ. Trong trường hợp bà Mungee, từ đầu tới cuối sự việc chỉ khoảng 3 tiếng.
Angela Shen là giáo sư luật ở Đại học Northumbria và từng là cựu sĩ quan cảnh sát ở Trung cộng.
Bà tin rằng lừa đảo ban phước là biến thể mới nhất của hàng thế kỷ lịch sử của lừa đảo đường phố nhắm vào việc lợi dụng niềm tin tâm linh.
“Người Trung cộng thường giữ [trong nhà] một vài món đồ trang sức có giá trị, đặc biệt các món làm từ vàng, bạc, ngọc bích, với niềm tin rằng chúng có sức mạnh bảo vệ,” bà Shen giải thích.
Bà nói rằng các nạn nhân hoàn toàn có thể tin rằng sau khi các món đồ được làm phép, chúng sẽ có sức mạnh bảo vệ còn lớn hơn.
Bà Tuyết Vân Huỳnh đã phát động một chiến dịch trên mạng xã hội để nâng cao nhận thức về dạng lừa đảo làm phép này, sau khi mẹ của bà bị lừa mất hàng chục ngàn bảng Anh vào tháng Năm.
Mẹ của bà, khi đó đang đi mua sắm tại Upton ở Đông London, đã bị ba người phụ nữ đóng các vai giống như trường hợp của bà Mungee thuyết phục rằng con trai bà đang bị linh hồn ma quỷ đe dọa.
Vài năm qua, cảnh sát ở Mỹ, Canada và Úc đã đưa ra nhiều lời cảnh báo về chiêu trò lừa đảo làm phép này.
Ở Anh, bà Mungee và mẹ của Tuyết đều đã trình báo vụ việc với cảnh sát Anh. Lực lượng này cũng cho biết họ đang điều tra một số vụ việc tương tự ở khu Islington của London.
Bà Tuyết đã nhận được thông tin về các vụ việc khác xảy ra ở Lewisham, Romford, Liverpool và Manchester.
Bà đã bắt đầu điều tra xem chuyện gì đã xảy ra với mẹ của mình bằng cách thu thập các đoạn ghi hình từ camera an ninh ở khu vực bà bị tiếp cận.
Tuyết nói rằng các đoạn phim cho thấy mẹ bà “răm rắp làm theo chỉ dẫn của những kẻ lừa đảo như một cái xác sống”.
Mẹ của Tuyết không thể giải thích làm sao bà lại bị lừa bởi câu chuyện của vị thầy lang, dù bà không hề mê tín, cũng chẳng có niềm tin tâm linh.
Tuyết băn khoăn liệu có còn uẩn khúc nào khác trong câu chuyện này không.
Bà bắt đầu nghiên cứu xem có loại thuốc nào có thể khiến mẹ của bà chịu sự kiểm soát của người khác trong khi vẫn còn đủ tỉnh táo để đi gom những món đồ có giá trị mà bà giấu quanh nhà.
Bà Tuyết có một giả thuyết: “Có khả năng là loại thuốc có tên Hơi thở của quỷ (Devil’s Breath) đã được sử dụng.”
Scopolamine, cách gọi dân dã là Hơi thở của Quỷ, có tác dụng chống say tàu xe.
Với liều lượng phù hợp, nó được cho là có thể khiến người uống dễ bị dao động - do ý chí tự do khi đó đã bị làm suy yếu.
Loại thuốc này có thể được sử dụng lên các nạn nhân ở ngoài đường mà họ không hề nhận ra mình đã bị đánh thuốc.
Bà Tuyết không có bằng chứng chứng minh rằng loại thuốc này đã được sử dụng trong vụ việc của mẹ mình hay của những người khác.
Đây là một trong số ít những loại thuốc có thể tác động tới sự minh mẫn như vậy, và nó đã được sử dụng trong các vụ cướp ở Ecuador, Pháp và Việt Nam, cũng như trong những vụ giết người và tấn công tình dục ở Colombia.
Hiện chưa rõ loại thuốc này có liên quan tới các vụ lừa đảo làm phép ở Anh hay không, nhưng kể cả là có, việc xác định sẽ khó khăn.
Cơ thể đào thải loại thuốc này tương đối nhanh, do đó, khi bà Tuyết đưa mẹ mình đi xét nghiệm loại thuốc này vào ngày hôm sau, lúc ấy đã là quá muộn.
Bà Lisa Mills, một chuyên gia về lừa đảo từ tổ chức từ thiện Hỗ trợ Nạn nhân (Victim Support), nói rằng có thể có những lý do khác khiến phương thức lừa đảo này hữu hiệu, và cách sắp đặt cũng được thiết kế để dụ dỗ nạn nhân một cách nhanh chóng.
“Bạn sẽ gặp những người có vẻ ngoài giống bạn. Họ là phụ nữ, cùng tuổi bạn và nói ngôn ngữ của bạn,” bà giải thích.
Hiện tại, những kẻ lừa đảo vẫn chưa bị bắt, nhưng gia đình của một số nạn nhân vẫn đang kiên quyết tìm ra chúng.
Bà Mungee nói: “Tôi đã trình báo với cảnh sát, tôi sẵn sàng làm bất kỳ điều gì để tóm được những kẻ đó.”
Một điều cũng khiến bà bức xúc là việc những kẻ lừa đảo là người Trung cộng: “Họ đang lừa chính đồng bào của họ”.
***
Người Mỹ đang bị lừa đả bằng những cách tinh vi hơn bao giờ hết
Ngày hôm sau, sau một cuộc gọi khẩn cấp khác, người bảo lãnh tại ngoại này đến nhà cô một lần nữa, tìm cách thu thêm 10,000 USD tiền “bảo lãnh.”
https://baomai.blogspot.com/
***
Tại sao có quá nhiều người Mỹ bị lừa đảo?
“Cứ mỗi phút lại có một kẻ khờ khạo ra đời.” Một trăm bảy mươi năm sau, những lời này có thể có hoặc có thể không phải là do ông P.T. Barnum nói ra vẫn còn rất ư là đúng đặc biệt là ở Hoa Kỳ.
https://baomai.blogspot.com/
Những chiêu lừa tiền qua Facebook _ điện thoại _ online thời Covid
Vài tuần qua, tôi nhận được một số tin nhắn bất ngờ qua điện thoại.
Trong đó, có một tin nhắn trông như thể từ ngân hàng gửi đến, cảnh báo tôi về trò lừa đảo sắp xảy ra.
https://baomai.blogspot.com/
***
Deepfake _ Tại sao có thể giả giọng, mặt người thân để lừa đảo?
Gần đây mạng xã hội đang lan truyền thủ đoạn gọi video giả và giả giọng người thân để lừa đảo. Thủ đoạn này được gọi là Deepfake. Vậy, Deepfake là gì? Tại sao có thể giả giọng, mặt người thân để lừa đảo?
https://baomai.blogspot.com/
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.