Pages

Friday, September 30, 2011

Bỗng dưng đi Cát Bà

 image

Cafe đầu tuần, chẳng hiểu sao Tuấn Anh (Boy) bỗng dưng nổi hứng rủ mọi người đi câu biển Cát Bà. Cứ tưởng lão ấy đùa nhưng nhìn mặt thấy rất “nghiêm trọng” tuyên bố “Cát Bà dạo này nhiều tráp với song lắm, nhất là giữa tuần này đổi con nước”. 2 cánh tay mạnh dạn giơ lên, đã có Đức Anh và Hoang Anh (Alala). Thư (Coden) rụt rè “Để xem đã”

Hai hôm sau, bỗng dưng anh Đức ở Cát Bà gọi điện lên bảo “Mấy cha Hàn Quốc câu một đêm được hơn 30kg tráp đen, không to nhưng đều đều 0.8-1.2kg, thời tiết đang rất thuận”.
Lại thêm anh Nguyễn Tiến Thắng và Nghĩa “Hòn Dáu” không chịu được đã ra Cát Bà ngay tối thứ 3, gọi điện lên nói tráp và dìa nhiều lắm, giật mỏi tay. Thật quá lắm, chịu thế đếch nào được nữa.

Bốc máy gọi điện cho Boy “Tao đi với” rồi ra xin trưởng phòng nghỉ phép 2 hôm thứ 5 và thứ 6 để đi thăm người nhà đang ốm rất nặng dưới Cát Bà.

Café giữa tuần chốt lại được 5 tên, Boy, Alala, Đức Anh, Coden và TamTom.

Tối hôm đó về hối hả rang xay nguyên liệu làm thính để kịp sáng mai đi sớm. Cả đêm không ngủ, lăn bên nọ bên kia cuối cùng cũng đến 4h45 sáng. 5h10 đã có mặt tại bến xe Lương Yên. Tất cả đã có mặt đầy đủ, cùng ăn xôi lót dạ, uống trà nóng, bỗng dưng Tamtom tuyên bố “em đi Bạch Long Vĩ”. Cả nhóm há hốc mồm, tay này kinh thật.

Đến Hải Phòng chia đôi ngả, Tamtom lên tàu hải quân ra Bạch Long Vĩ thật. Nhóm còn lại lên xe đi tiếp ra Cát Bà.

Tuyến Hà Nội – Cát Bà của Hoàng Long thật hoàn hảo, xe đến bến là có xe khác chở ra bến phà Đình Vũ. Đến nơi đã có tàu cao tốc chờ sẵn, trên tàu chỉ có độc 4 thằng “giời đày” và 2 nhân viên nhà tàu với 1 nhân viên Hoàng Long. Sau 20 phút trên biển là đến Bến Viềng, một chiếc xe Hoàng Long khác trờ tới, đúng 9h20 sáng đã có mặt tai nhà anh Đức sau 4h đồng hồ trên đường.
image

Mọi thứ anh Đức đã tự tay chuẩn bị sẵn sàng, gỏi mực, mực nhúng, bề bề luộc… góp vui vói chúng tôi ngoài chủ nhà còn có anh Thanh (Tranthanhcb), anh Trung… thiếu anh Cường anh Thiết và Văn vì trúng đám cỗ cưới.

Trong bữa cơm trưa, chuyện nổ như pháo rang mặc dù chỉ là chuyện câu cá, nào tráp đen tráp vàng, nào dìa nào hói, nào vược nào vòn… làm chúng tôi lòng nóng như lửa đốt, nhấp nha nhấp nhổm, chỉ muốn bay ngay ra ghềnh đá.
image

Các anh bảo ngoài này ghềnh nhiều vô kể, có mà lang thang câu cả năm cũng không hết ghềnh.
image

Đấy là chưa kể còn rất nhiều bè, mà ở những bè này cá nhiều lắm, nhất là cá dìa vì chúng tụ lại để hóng hớt thức ăn thừa từ các bè nuôi cá.

Cuộc nhậu kéo dài đã đến trưa, chợ Cát Bà trước nhà anh Đức vắng dần, không còn đông đúc như lúc chúng tôi đến, chợ đã vãn người mua bán.
image

Quán cơm cũng vãn người ăn.
image

Chỉ có bến đò còn đông đúc tàu thuyền chờ khách du lịch và có thể còn chờ khách đi câu ?
image

Hối hả lên thuyền và thậm chí tranh thủ ngủ lấy sức vì ai cũng không ngủ được đêm trước, chỉ vì lâu không gặp lại anh em Cát Bà, chỉ vì ghềnh đá, chỉ vì tráp…
image

Cuối cùng, ghềnh đá dần hiện ra, những khối đá đen có thớ ngoằn ngoèo, vằn vện cứ như đã từng được nấu chảy ra rồi đùn lên từ lòng đất :
image


Cạnh đó, một dải ghềnh đá hiện ra, khô khan, sững sững nhưng lai đẹp đến mê hoặc, một cái đẹp theo kiểu “dân câu” :
image

Không chậm trễ, tất cả vào trận :
image

Gặp con nước đầy nên không có cà phốc, chúng tôi câu bằng mồi tôm sống, cá nhâm và gan sam. Mồi tôm sống Nghĩa và thầy Thắng đã chuẩn bị sẵn cho cả nhóm, gan sam và cá nhâm anh Đức mang theo. Anh Đức nói cái con cà phốc khi dưới biển, dưới những tảng đá luôn khua càng, búng càng tanh tách rất khiêu khích, thậm chí, cá tráp tới gần chúng còn vả đánh bốp vào mồm tráp nên lũ tráp cay bọn này lắm, thấy là đớp liền nên mồi cà phốc ở đây là nhạy nhất.

Chỉ 15 phút sau là một lũ gầu gai, mú nhẻm lần lượt lên bờ, chúng không to, con nào lớn cũng chỉ khoảng 3 ngón tay, kích thước loài của chúng chỉ có vậy. Nhưng không sao, ngọt nước.

Lát sau đến lượt tráp vàng lên bờ, một chú khoảng 0.4kg, tráp vây vàng nhưng người lại có vằn rất lạ. Cả lũ hí hửng, tráp đã vào. Ngay sau đó, Thanh dòng một tráp rất lớn lên gần đến nơi thì bỗng dưng bong mất. Cả lũ kêu, thôi hỏng rồi. Mà hỏng thật, đàn đó đã chuồn mất, đến chiều tối mới lên tiếp được vài tráp vàng nhỏ.

Cần của Đức Anh bỗng cong vút rồi khựng lại, một chú song đã kịp chạy vào hang mặc cho hắn ghì, giật các kiểu. Áp dụng chiêu vỗ cần như ở Dáu, song ta đau không chịu nổi, hét ầm lên ở dưới hang “Không phải vỗ nữa, để bố mày tự lên”

Nói rồi, một chú song khoảng 0.4kg ngoan ngoãn bơi lên và tự chui vào vợt chờ sẵn của Đức Anh. Một song, một tráp đã nằm gọn trong vũng nước trên bờ :
image
Bữa chiều trên đảo thật ngon, cũng có lẩu, có cá luộc, có mực, toàn những món tự kiếm được dưới biển, ngon thật là ngon vì buổi trưa mải hàn huyên, uống nhiều hơn ăn :
image
Quyết định câu đêm một chuyến, gió nồm ngày càng mạnh, sóng ngày càng lớn. Như ở Dáu, sóng to như thế này hay câu được cá. Một đống hy vọng cồn cào trong bụng. Ấy vậy mà chẳng hiểu sao, chẳng con ma nào cắn, suốt từ 7h tối cho đến 1h sáng. Anh Đức giải thích, những ngày như thế này cá đi ăn mạnh lắm, nhưng hôm nay bỗng dưng nồm nổi lên mạnh quá nên sóng to làm đục ngầu nước lên nên cá không đi ăn, chúng trốn hết. Bính thường ở đây ít sóng lắm. Hóa ra vậy, quả thật mỗi nơi tập quán đi ăn của cá cũng có khác.

Tamtom gọi điện về từ Bạch Long Vĩ “Sóng to kinh khủng anh ơi, bỗng dưng nồm nam mạnh quá, em kẹt ngoài này rồi vì mai tàu không thể cập cảng được mà câu cũng không câu nổi”. Cả bọn cười rộ lên, kiểu này lại “tan cửa nát nhà” mất thôi !

Alala và Boy cùng anh Đức, Thành leo sang sau đảo câu thử, Coden và Đức Anh bám trụ. Alala ngồi trên thuyền tròng trành câu bát mãi không sao, đến lúc leo lên đảo lại say bí tỉ, nằm vắt vẻo như cái dải khoai nướng trên tảng đá. Chẳng thêm được gì ngoài một mớ mú nhẻm, gầu gai.

Sáng hôm sau chuyển hướng ra bè. Chủ bè nhìn thấy nhóm chúng tôi liền oánh đòn phủ đầu : “Hỏng rồi các chú, bỗng dưng nồm mạnh quá, nước đục ngầu nên cá không cắn đâu” Kệ, đã là dân câu thì kiểu gì cũng phải thả câu phát, không thả sao chịu nổi ? vẫn buông câu như không có chuyện gì xảy ra.
image

Lát sau, bỗng dưng Đức Anh lên ngay được một em tráp vàng, là con tráp đầu đời của hắn, lẩm bẩm trong miệng “Cô không giận nữa rồi”
image

Nhưng đúng là ít cá cắn thật, đến trưa ngoài một chú tráp thì còn được thêm một mớ cá dìa khoảng 2kg, đủ để có một bữa trưa tơi bời.
image

Trưa, anh Đức lại trổ tài nấu nướng đống chiến lợi phầm rồi tất cả lại ngồi nhậu chung với nhau cho đến tận 15h. Đến giờ trở về, chia tay các anh, hẹn ngày gần nhất sẽ gặp lại.

Nửa đêm vào HFC xem tin tức vì mấy ngày qua không online, Tranthanhcb viết trong chatbox “Rủ các anh xuống tận đây câu không được nhiều cá, em buồn lắm”

Thanh ơi, tất nhiên, đã là dân câu thì ai cũng mong được nhiều cá to, nhưng điều đó không phải là quan trọng nhất. Được gặp gỡ anh em, được uống với nhau ly rượu, được cùng nhau câu cá, cùng nhau trò chuyện mới là điều lớn nhất. Chúng ta đâu dễ gặp nhau, phải không Thanh ?

Một mùa câu biển mới sắp bắt đầu.

Coden

 
 

Hoa Kỳ Quyết Định Để Cho Miền Bắc Xâm Lăng Miền Nam

image


Người Trung Hoa có một câu châm ngôn: “Thất trận rồi người ta mới đếm xác chết và mới đi tìm người trách nhiệm.” Phản ứng của người dân, thường hay trút hết trách nhiệm cho người lãnh đạo hoặc cho người lính chiến. Tại Việt Nam thì cả hai đều có phần trách nhiệm của mình, nhưng cả hai đều không thể làm gì hơn được với hai bàn tay trắng vì đã bị người ta tước hết khí giới từ lâu!
Việt Nam là một nước nông nghiệp nên không thể sản xuất vũ khí được, do đó trong cuộc chiến, cả hai bên miền Nam và miền Bắc đều bắt buộc phải nhận sự viện trợ quân sự từ bên ngoài. Do vậy, người ta thường nói rằng chỉ cần chấm dứt viện trợ ngoại quốc cho cả hai bên Nam và Bắc thì ngọn lửa chiến tranh ở Việt Nam sẽ yếu dần và đi đến chỗ tàn lụi ngay, cuộc chiến đương nhiên phải chấm dứt. Nhưng cũng có người chỉ đứng về một phía, đã khẳng định quá đơn phương, và khiếm diện rằng chỉ cần người Mỹ, hay đúng hơn là đế quốc Mỹ như người ta đã cáo buộc, chấm dứt mọi viện trợ kinh tế và quân sự cho miền Nam Việt Nam, là miền Bắc sẽ chấm dứt cuộc chiến tranh nầy trong chiến thắng. Và đó là những điều đã xảy ra trên thật tế.
Người ta đã từng cho rằng chiến tranh ở Việt Nam không phải là một cuộc nội chiến giữa miền Nam và miền Bắc, vì nếu giữa người Việt với nhau thì không chóng thì chầy họ đã có thể đạt được một sự thỏa thuận nào đó với nhau rồi. “Nhưng đây là một cuộc chiến tranh giữa các siêu cường”
Nhưng đây là một cuộc chiến tranh giữa các siêu cường quốc, mượn tay người Việt Nam (hay sinh mạng người Việt Nam cũng thế) và ngay trên lãnh thổ Việt Nam, để so tài hơn thua cao thấp với nhau, ngăn chặn nhau không cho bên nào bành trướng thêm ra hơn nữa, vì hai bên không thể trực tiếp đối đầu với nhau được, tránh bị tổn thất nặng có thể đi đến chỗ tiêu diệt lẫn nhau. Có điều là cả hai bên đều nuôi dưỡng một mối thù hằn mà nguyên nhân không phải xuất phát từ nước Việt Nam và nước Việt Nam cũng không có gì để mà thiết tha quan tâm đến.
Hoa Kỳ thì “ngăn chận”
Khối Cộng Sản thì “xâm chiếm, bành trướng”

image

Người ta có thể thấy được rất rõ là Nga và Trung Quốc vẫn không bao giờ che dấu tham vọng xâm chiếm toàn cầu của họ theo đúng hướng chiến lược đã hoạch định trước rất rõ ràng, và nếu Hoa Thịnh Đốn chỉ bo bo theo sách lược “tạo uy tín và bành trướng kinh tế” thì chiến lược đó của Hoa Kỳ hoàn toàn nằm trong thế thủ, bị động. Đặc biệt là ở Á Châu, Hoa kỳ nhất nhất theo thuyết “ngăn chận” các bước tiến của Cộng Sản. Do vậy mà trên mảnh đất đầy hình ảnh đau thương và tàn khốc của cuộc chiến, người ta đã “đóng khuôn” cho miền Nam Việt Nam trong nhiệm vụ phòng thủ thụ động, và các đồng minh lớn của họ không bao giờ muốn cho họ đi ra ngoài khuôn khổ nhiệm vụ đó, trong khi bộ đội Bắc Việt thì được tung ra trên khắp cả 3 nước Đông Dương, từ Lào, Cam Bốt đến Miền Nam Việt Nam, ẩn hình dưới danh nghĩa của lực lượng cách mạng Pathet Lào, Khmer đỏ, và Việt Cộng, để rồi cuối cùng họ cũng phải bỏ cái mặt nạ của họ ra, hiện “nguyên hình” là quân xăm lăng Bắc Việt, là kẻ chiến thắng, để tiến vào Sài Gòn.
Tuy trận tấn công vào tỉnh lỵ Phước Long vào tháng 1-75 của bộ đội Bắc Việt là một cuộc tấn công có giới hạn (mà phía Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa một phần vì sợ bị nhử vào bẫy có thể bị hao quân và mất thêm chiến cụ, một phần cũng không có đủ lực lượng để đối phó được với một loại tấn công qui mô như vậy, nên không có phản ứng đối kháng mạnh, nhưng họ cũng thu lượm được quá đủ bằng cớ để chứng minh với những ai còn chút nghi ngờ, là “Hoa Kỳ không còn can thiệp vào chiến cuộc nữa”. Và như vậy là Bắc Việt cho tiến hành ngay cuộc tổng tấn công mùa xuân với đầy đủ bảo đảm trong một sự an toàn tuyệt đối.
Rõ ràng là Hoa Kỳ đã khuyến khích Bắc Việt bằng thái độ im lặng và quá thụ động của họ sau vụ tấn công quan trọng vi phạm rất nặng và rất trắng trợn “Hiệp Định Paris 1973 về Ngừng Bắn và Tái Lập Hòa Bình ở Việt Nam”. Thật ra, Chánh Phủ Việt Nam Cộng Hòa đã được báo động về thái độ “bất can thiệp” nầy của Hoa Kỳ từ lâu rồi. Trong những tháng 1, 2, và 3-75, đã có nhiều nghị sĩ dân biểu Hoa Kỳ đến thăm Việt Nam và đã từng xác nhận với Tổng Thống Thiệu là “viện trợ của Hoa Kỳ cho Việt Nam Cộng Hòa trong những ngày sắp tới sẽ rất là mong manh trong may rủi”. Mỉa mai thay, viện trợ nầy trước đó đã được Tổng Thống Hoa Kỳ là ông Nixon long trọng tuyên hứa với Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa!!!
Những cuộc vận động của Hoa Kỳ

image

Tại Guam, Tổng Thống Nixon đã công bố kế hoạch 5 điểm trong sách lược yểm trợ Thế Giới Tự Do của Hoa Kỳ, chính yếu là “cây dù nguyên tử” và viện trợ đầy đủ vô điều kiện cho tất cả mọi quốc gia dân tộc nào chứng minh có quyết tâm bảo vệ nền độc lập tự do của mình.
Hiệp Định Paris 1973, cuối cùng rồi cũng được Tổng Thống Thiệu bằng lòng ký tên vào, vì ông không còn có khả năng từ chối thêm lần thứ hai, dù đó chỉ là trong cung cách ngoại giao thôi, nhưng với những lý lẽ vững chắc mà ông đưa ra trước khi ký, Tổng Thống Nixon đã phải đích thân nhận chịu trách nhiệm chẳng những bằng lời nói mà còn cả trên giấy trắng mực đen nữa:
“Hoa Kỳ sẽ cung cấp viện trợ kinh tế và quân sự cho Việt Nam Cộng Hòa để giúp Việt Nam Cộng Hòa đương đầu với mọi biến cố mà vì không có thiện ý, Bắc Việt sẽ có thể không ngớt tạo ra sau nầy.”
Nếu trước kia Tổng Thống Nixon đã thật lòng đưa ra lời hứa chắc chắn như vậy, không có một hậu ý quanh co ngoằn ngoèo nào, thì sau đó với một anh chàng Kissinger mà ông chưa từng quen biết nhưng vì áp lực từ sự vận động của cánh Do Thái sau khi ông đắc cử, ông đã trở nên bớt nhiệt tình hơn nhiều đối với những gì mà ông đã long trọng cam kết với ông Thiệu.
Nhiều cuộc tranh luận gay gắt đã xảy ra trong những cuộc thăm viếng sau đó, và ông Thiệu đã phải can thiệp thẳng với Nixon để cho thơ từ công văn của ông, thường không được hồi âm, nay phải được tới tay ông Nixon mà không đi qua sự kiểm duyệt của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Dã tâm của Kissinger, một con người mà ai cũng cho là “bạn”, là “tri kỷ”, sau đó được phát giác tiết lộ ra là: xuyên qua một đệ tam nhân, ông đã có những lời hứa hẹn cũng như thi hành những cam kết không đồng nhứt với từng nhân vật cùng có trách nhiệm trong công tác ngăn chận bước tiến của Cộng Sản Bắc Việt trên bán đảo Đông Dương, như Hoàng Thân Souphana Phouma, Thống Chế Lon Nol và Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu.
Thế nhưng, vụ việc gây nhiều tai tiếng “Watergate” đã đưa Nixon ra khỏi Nhà Trắng đồng thời giết chết cả thân thế và sự nghiệp chính trị của ông ta, dẫn đến hậu quả tai hại là những gì ông Nixon đã cam kết, dù là trên giấy trắng mực đen, đã không còn một chút giá trị nào nửa. Và sau đó, vào tháng 8-1973, Thượng Viện Hoa Kỳ đã bỏ phiếu thuận cho tu chính án “Case-Church” nhằm cắt hết ngân khoản dành cho mọi viện trợ quân sự cho các quốc gia Đông Nam Á.
Cộng Sản tiến chiếm miền Nam qua hai cửa ngỏ chính: Cam Bốt và Lào

image

Do vậy, việc Mỹ chánh thức hứa giúp thành lập và trang bị quân đội Cam Bốt với quân số 205,000 người phải được hủy bỏ. Hình thành được việc nầy sẽ giúp cho Cam Bốt chẳng những có thừa khả năng dẹp được lực lượng Khmer Đỏ (tất cả cán bộ khung đều là bộ đội Bắc Việt) mà còn lập lại được trật tự trong nước, đuổi các sư đoàn Bắc Việt ra khỏi lãnh thổ Cam Bốt nữa, vì chính các đơn vị xăm lăng Bắc Việt nầy đã tạo ra không khí cách mạng bất ổn ở nông thôn Cam Bốt, sau đó Hoàng Thân Shianouk đã phải thoái vị và nước Cộng Hòa Khmer ra đời.
Điều đáng tiếc là ở Cam Bốt cao trào của giới trẻ mà người ta gọi là “những anh lính chiến giờ thứ 24” đang lên vùn vụt, trong số nầy có những sinh viên và học sinh lớp 5 lớp 6, tình nguyện ra mặt trận, chiến đấu rất anh dũng bằng vũ khí tịch thu được của quân ngoại xâm Bắc Việt. Những người “Khmer Tự Do” nầy (Khmer Krom) đã học và tiêm nhiễm lịch sử Pháp, rất tự tin và đặt hết lòng tin vào lời hứa của Hoa Kỳ, đã nhất tề đứng dậy khi tổ quốc lâm nguy, y như người Pháp chúng ta trong những biến cố cách mạng trong lịch sử vậy. Trong lúc đó tại Thượng Viện Hoa Kỳ, nghị sĩ Fulright lại tuyên bố là cuộc chiến ở Cam Bốt là một “cuộc chiến vô đạo đức!” Với một ít ngân khoản vụn vặt du di được đâu đó, chánh phủ Hoa Kỳ “nhỏ từng giọt” giúp cho Cam Bốt, trong khi những sư đoàn Bắc Việt ồ ạt viện trợ đúng mức cho các đơn vị “Khmer Đỏ” đang thành lập, càng ngày càng lớn mạnh thêm lên. Do đó quân lực Cộng Hòa Khmer bị tiêu hao lần lần để đi đến sụp đổ, và ngày 1-4-75, Thống Chế Lon Nol phải “chạy” khỏi thủ đô Cam Bốt, sau đó Phnom Penh bị thất thủ vào ngày 10-4-75. Cũng trong thời gian nầy, nỗ lực thành lập một chánh phủ “liên hiệp 3 thành phần” tại Vương Quốc Lào bị thất bại và Cộng Sản Pathet Lào lên nắm chánh quyền, tuyên bố không chấp nhận sự có mặt của người Mỹ tại đây.
Người ta thường hay nói chiến tranh ở Việt Nam chỉ là một cuộc nội chiến, rất hạn chế giữa người Việt và người Việt mà thôi. Nhưng đến cuối cùng sự thật cho thấy không phải như vậy. Cam Bốt là mục tiêu chủ yếu, là bàn đạp quan trọng hàng đầu để từ đó Cộng Sản tiến chiếm miền Nam Việt Nam, và theo quan điểm từ đầu của Hà Nội thì mục tiêu không phải chỉ có miền Nam Việt Nam mà phải là toàn bộ bán đảo Đông Dương, vì đó mới là giấc mơ thật sự từ lâu của Hồ Chí Minh.
Việc chiếm giữ các tỉnh miền Đông của cả hai quốc gia Lào và Cam Bốt là chỉ nhằm dọn đường cho công tác tiếp vận của quân đội Bắc Việt. Sau khi Hiệp Định Paris 1973 được ký kết, trong thời gian hơn một tháng, hệ thống đường mòn thường gọi là “đường mòn Hồ Chí Minh” được họ cải tiến, mở rộng và trải đá suốt cả tuyến đường, để từ Hà Nội, Bắc Việt có thể đưa quân lính, chiến cụ, đạn dược cũng như xăng nhớt, đến một nơi chỉ còn cách Sài Gòn dưới 100 cây số (Lộc Ninh) mà chỉ mất trên dưới có 5 ngày đường. Các sư đoàn Bắc Việt đóng quân thường xuyên dọc theo biên giới Lào và Cam Bốt, trên các cao điểm từ Bắc xuống Nam, từ đó lúc nào cũng sẵn sàng tấn công xuống Miền Nam Việt Nam, một lãnh thổ quá dài mà bề ngang quá hẹp, có đoạn dưới 100 cây số tính từ miền núi xuống đến biển, nên thủ đô Việt Nam Cộng Hòa luôn bị đe dọa vì Sài Gòn chỉ cách biên giới Lào-Khmer không quá 100 cây số ngàn, cũng giống y như hiệp ước đình chiến 1919 của nước Pháp chúng ta đã “bị” để cho các đơn vị Đức đóng quân ở vùng Aisne và La Marne vậy.
Ngày 10-4 thủ đô Phnom Penh bị thất thủ, ở Vientiane thì một chánh phủ Cộng Sản đã lên cầm quyền, trong khi Vùng I và Vùng II của Việt Nam Cộng Hòa cũng đã bị rơi vào tay Bắc Việt, như vậy Hà Nội được quá rảnh tay để sẵn sàng đưa quân tràn xuống vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Hoa Kỳ sẽ không can thiệp nữa

image

Nhưng vẫn còn một yếu tố chưa biết rõ được: đó là phản ứng của Hoa Kỳ. Trước đó, ngày 21-3-75, chánh phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (Bắc Việt), trong một bản tuyên bố, đã yêu cầu chánh phủ Hoa Kỳ chấm dứt tất cả mọi dính líu quân sự và mọi hành động can thiệp vào việc nội bộ của Miền Nam Việt Nam. Ngày 25-3-75, Tổng Thống Ford gởi đến Sài Gòn tướng Weyand, Tham Mưu Trưởng Lục Quân Hoa Kỳ. Tướng Weyand có vẻ thuận cho một hành động tiếp ứng tuy hơi muộn nhưng hữu hiệu bằng cách cho lệnh thiết lập hai cầu không vận Bangkok-Saigon và Manila-Saigon, để kịp tiếp vận cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Ngày 3-4-75, trong một cuộc họp báo, Tổng Thống Ford tuyên bố là ông sẽ không bỏ rơi Đông Nam Á. Ông nói không nhất thiết ông Thiệu phải rời khỏi chánh quyền, nhưng ông cũng bảo đảm thêm rằng cho dù có một sự thay đổi nào đó của cấp lãnh đạo Việt Nam Cộng Hòa thì sự việc đó cũng không thay đổi được nỗ lực của Hoa Kỳ tại Sài Gòn.
Ngày 10-4-75, ngay lúc Phnom Penh thất thủ, trong bài diễn văn đọc trước Quốc Hội, Ông cho biết là ông có ý định tiếp tục cuộc chiến ở Việt Nam, và tiếp tục ủng hộ chánh phủ Thiệu. Ông đề nghị với Quốc Hội một ngân khoản viện trợ quân sự 722 triệu đô la, và một ngân khoản viện trợ kinh tế là 250 triệu. Các nghị sĩ Stevenson, Humphrey, Jackson, Mc Govern và Kennedy đều chống lại đề nghị nầy. Gần như Quốc Hội Hoa Kỳ đã mặc nhiên bỏ rơi cả ông Ford. Thế là hết! Hoa Kỳ sẽ không can thiệp, và những quốc gia đã từng ký tên bảo đảm cho việc thi hành Hiệp Định Paris 1973 cũng giữ một sự im lặng hoàn toàn! Còn nước Pháp thì xuyên qua lời tuyên bố của Tổng Trưởng Ngoại Giao tại Dublin, trước một số ngoại trưởng phần đông đều không muốn chen sâu vào việc nội bộ của một nước khác, thì lại tỏ ý muốn thấy Tướng Thiệu rút lui, một điều rất trùng hợp với sự mong muốn của Cộng Sản Bắc Việt, vì dưới con mắt của họ Tướng Thiệu là biểu tượng của một tinh thần chống Cộng cực đoan, chống đến giọt máu cuối cùng.
Như vậy là thật sự Bắc Việt nay đã được rảnh tay trong hành động rồi. Họ đã được bảo đảm là Hoa Kỳ sẽ không còn can thiệp được nữa. Họ cũng đã thấy một sự tán thành ngấm ngầm của các nước khác, không những trong khối Cộng Sản mà còn có cả các quốc gia cấp tiến, tự do nữa, trong đó dĩ nhiên là có cả nước Pháp. Với tất cả mọi điều kiện thuận lợi chánh trị và quân sự như thế, Bắc Việt quyết định cho tiến hành ngay “chiến dịch Hồ Chí Minh”, không cần phải mất thêm thời gian chờ thành lập một “chánh phủ ba thành phần”, để nhanh chóng thôn tính cả bán đảo Đông Dương trên cả hai phương diện quân sự và chánh trị.
Đúng như họ tuyên bố đây là một cơ hội ngàn năm mới chỉ có một lần !

image
Vậy liệu người ta có nghi ngờ là người Mỹ đã phản bội đồng minh ? Nhân vật chính yếu liên can trong nội vụ là Tổng Thống Thiệu, người biết rõ nhiều về những lời hứa hẹn, cam kết, và thi hành. Ông đã công khai nêu rõ trước dư luận mà Hoa Kỳ không dám có một tiếng trả lời, có chăng chỉ là những lời an ủi cam kết quá muộn màng của một mối tình bạn bè, một mối tình loại “qua đường!”
Ông Thiệu là người không muốn chơi trò người hùng, cũng không thích biểu tình hoan hô rầm rộ, nhưng rất nhạy cảm với lòng tin tưởng sâu đậm của đồng bào miền Nam, bây giờ ván bài đã ngã ngũ, ông đã thua cả về chánh trị lẫn quân sự, nên ông quyết định phải rời quê hương mà ông đã từng hiến dâng tất cả. Với một tâm hồn chết lặng ông nói lên những lời từ biệt cuối cùng. Những lời lẽ thật cảm động của ông được truyền đi trên đài phát thanh làm cho những người dù cứng lòng đến đâu cũng phải nhỏ lệ, ngay những người đã từng muốn ông phải từ chức cũng vậy. Ông ra đi, mang theo sự tin yêu và lòng mến phục của dân chúng miền Nam mà từ đây không có ông, họ sẽ cảm thấy mất mát một cái gì …
Đối với người Mỹ, ông đã có những sỉ vả thật dữ dội và nặng nề:
-Tôi đã nói với họ (Hoa Kỳ) rằng: Các ông muốn rút chân ra khỏi cuộc chiến ở Việt Nam trong danh dự, mà các ông đòi hỏi chúng tôi những điều thật vô lý không thể làm được chút nào. Đánh giặc mà viện trợ quân sự cứ nay bị cắt mai bị xén mốt bị cúp mãi như thế, thì có khác nào chỉ cho tôi mỗi ngày có 3 đồng mà bảo tôi phải ăn tiêu như một ông hoàng hay một người khách du lịch sang trọng! Các ông muốn chúng tôi hôm nay với một “xu ăn mày” phải làm được những gì mà ngày hôm qua các ông không sao làm được với ngân khoản 6 tỷ đô la …! Tôi đã nói với họ rằng câu hỏi duy nhất hiện giờ là liệu Hoa Kỳ có quyết định giữ những gì mà Hoa Kỳ đã cam kết với Việt Nam Cộng Hòa hay không? Và liệu những lời nói và chữ ký của Tổng Thống Hoa Kỳ còn có chút giá trị gì nữa hay không!
Thế là quá rõ, Hoa Kỳ thật sự đã phản bội…..
Ngạo mạn và ngu xuẩn, lưỡng viện Hoa Kỳ đã nói lên sự vui mừng của họ về sự từ chức của ông Thiệu, vì họ nghĩ nhờ đó sẽ có khả năng “đạt được một nền hòa bình nào đó trong thương lượng” với Cộng Sản, trong giới hạn một thời gian nào đó, “với đường lối chánh trị mềm dẻo hơn, để làm giảm đi những chết chóc vô ích, và nhất là để bảo vệ cho những người Mỹ hiện còn tại miền Nam Việt Nam”. Nước Pháp cũng có một thái độ tương tự, vì hoàn toàn không nắm vững được tình hình và cũng vì quyền lợi của chính nước Pháp. Đối với Hoa Kỳ, trên thế giới nầy tất cả đều có thể bị mất hết, chỉ riêng có người công dân Mỹ, được coi như thần thánh, là không thể mất được.
Ngũ Giác Đài không chấp nhận như vậy.
Các cấp chỉ huy quân sự của Ngũ Giác Đài cũng như các cấp quân nhân đã từng tham chiến bên cạnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa không đồng ý về những hành động của Hoa Kỳ, vì tình cảm gắn bó với người chiến hữu Việt Nam cũng như gắn bó với quốc gia nầy, giống như người Pháp chúng ta vậy. Họ có cố gắng thử giúp đỡ cho Việt Nam một cái gì đó, nhưng người ta đã ngăn cấm họ. Họ chỉ còn có một cách là càu nhàu, và sự hằn thù trong căm lặng nầy mãi mãi sẽ là một yếu tố của tình trạng phân hóa tại Hoa Kỳ.
Bốn năm trước đó, dựa theo bản tuyên ngôn Guam của Tổng Thống Nixon, Ngũ Giác Đài đã soạn thảo một quan niệm mới cho chiến lược ở Á Châu. Bây giờ thì bắt buộc họ phải duyệt xét lại để giảm bớt khả năng tiềm lực quân sự của Hoa Kỳ: đó là bỏ cả các căn cứ ở lục địa Á Châu và các quốc gia đồng minh “nhược tiểu”, dùng Nhật Bản và Úc Châu như những pháo đài phòng thủ cho lục địa Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương. Dầu sao, theo họ nói, đó là một quyết định cấp quốc gia mà họ là những người chịu trách nhiệm, không thể cưỡng lại được: “quân nhân chúng tôi trước quyết định như vậy không thể làm gì hơn là phải thi hành, dù dư luận Mỹ có cho rằng Hoa Kỳ không nên sửa đổi chiến lược như vậy.”
Hoa Kỳ đã không làm đúng lời hứa của họ. Họ đã phản bội những người mà chính họ đã đưa vào cuộc chiến, một cuộc chiến mà họ chẳng những phải tốn quá nhiều đô la mà còn phải hy sinh gần 60 ngàn quân nhân các cấp (chưa tính thương binh) để chỉ đem về một “con số không” to tướng. Nói như thế có gì quá đáng lắm không?

image
Tướng Westmoreland, cựu chỉ huy trưởng lực lượng Mỹ tại Việt Nam thì phát biểu có phần nào nhẹ lời hơn cho Hoa Kỳ, nhưng cũng đã quy trách nặng nề cho giới chánh trị về hành động làm mất hết danh dự của Mỹ: “Miền Nam Việt Nam phải chăng không thể tránh được một sự chiến bại? Vâng, đúng như vậy. Nhưng chúng ta phải xét lại tình hình: Bắc Việt đã vi phạm hoàn toàn Hiệp Định Paris 1973, Hoa Kỳ hoàn toàn bất lực trên phương diện chánh trị, và các quốc gia có nhiệm vụ bảo đảm việc thi hành Hiệp Định thì hoàn toàn im lặng không nhúc nhích.”
Người ta phải nhìn những cảnh cướp xe, hôi của, dọn sạch nhà cửa, phòng ốc hay kho tàng của người Mỹ tại Sài Gòn, thì mới thật sự thấy được mức độ thù ghét Hoa Kỳ của cả một dân tộc. Người ta phải nhìn cảnh ông Martin, Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam lúc rời khỏi Việt Nam sau khi cho di tản xong xuôi người Mỹ cuối cùng, thì mới thấy được cả một sự thẹn thùng nhục nhã của Hoa Kỳ trên nét mặt xanh xao như người chết của ông. Và người ta cũng phải nhìn thấy cảnh một người Việt Nam kéo lê bằng hai ngón tay lá cờ Mỹ to lớn của tòa Đại Sứ Mỹ để dìm xuống rạch những “50 sao và 13 vạch” mà người Mỹ thường hãnh diện.
Tổng Thống Hoa Kỳ, Ông Ford, đã từng nói: “Chúng tôi không thể bỏ được những người bạn của chúng tôi.”
Nhưng nói là nói như vậy, mà họ lại không làm đúng như vậy!



Tác giả: Vanuxem, cựu Trung Tướng Quân Lực Pháp.

Phỏng dịch: Cựu Đại Tá Dương Hiếu Nghĩa.


 
 

Wednesday, September 28, 2011

Visit to Google Headquarters

Do you think sometimes you work in the wrong place???!!!

There are also poles available ... they  are similar to the ones used in fire stations


image

Moving around: A slide allows quick access from  different floors ...

image

Food. Employees can eat all they want from a vast choice of food and drink

image

Work Station: Each employee has at least two large screens. There are 4-6 'Zooglers' per office.

image

INNOVATION:  Large boards are available just about everywhere because 'ideas don't always come when seated in the office' says one of Googles managers.

image

LEISURE. Pool tables, video games etc. are  available in many areas.

image

Communication... On each floor, there are private cabin areas where employees can attend to personal  affairs.

image

Technical Support: Problem with your computer ?  No problem ...Bring it to this area where drinks are available while it is being fixed ...

image

Health: Professional masseurs (eusses)  available.

image

REST ... This room provides massage chairs that you control .... while you view relaxing aquariums ... !!!

image

Ambiance ... There are many books in this  library .. even some about programming !!!


"Chồng gà vợ nail" tiền vào như nước

https://baomai.blogspot.com/

Lượng thịt gà to lớn của nước Mỹ cung cấp cho thị trường nội địa cũng như xuất khẩu ra thị trường thế giới là nhờ sự đóng góp của những trại nuôi gà gia công ở khắp những vùng nặng về nông nghiệp, như bang Georgia, Texas , Maryland chẳng hạn. Trong thời buổi mà giá lương thực tăng cao trên toàn thế giới, các nhà kinh tế đang cổ vũ cho chuyện quay trở lại với nghề nông, một số khá đông người Mỹ gốc Việt tại bang Georgia đã tham gia vào hoạt động kinh tế này từ 5, 7 có khi đến 10 năm rồi. Câu Chuyện nước Mỹ hôm nay mời quí vị nghe một số các chủ trại gốc Việt tại bang Georgia trò chuyện về sinh hoạt và lợi nhuận trong ngành nuôi gà gia công tại Hoa Kỳ và nhận xét của một mục sư gốc Việt tại địa phận Tifton, bang Georgia.

https://baomai.blogspot.com/
Note: hình trong bài này là minh họa

Người Việt ở Mỹ vẫn được biết đến nhiều với nghề làm móng tay nhưng một ngành nghề khác, đem lại nhiều lợi tức hơn, tự do hơn nhưng lại ít nghe nói đến là nghề nuôi gà gia công cho các công ty nổi tiếng cung cấp gà thịt và gà trứng như Tyson, Sanderson của Hoa Kỳ, mặc dù ở bang Georgia rất đông người Việt tham gia vào ngành nghề này.

Muốn bước vào nghề này trong thời buổi hiện nay, trước hết phải có một số vốn khá để trả một phần cho chuồng trại, trước khi được ngân hàng xét đơn xin vay số còn lại. Ông Cao Văn Nam, đến Mỹ năm 1990, sinh sống bằng nghề làm móng tay và từng là chủ tiệm nail tại miền đông bắc Hoa kỳ, sau đổi nghề, nuôi gà gia công cho công ty Tyson, một công ty tầm cỡ quốc tế của Hoa Kỳ, từ 6 năm nay. Ông có 2 trại nuôi gà thịt, mỗi trại gồm 8 chuồng, ở Rupert bang Georgia.

Ông cho biết về công việc kinh doanh của ông:

“Hãng bỏ gà con cho mình, bỏ thức ăn cho mình, mình chỉ nuôi gà thôi, chuồng trại của mình, mình săn sóc con gà, tiền điện tiền ga mình chịu, sau 47 hay 50 ngày họ tới họ bắt, rồi họ trả tiền cho mình, từ 4,9 tới 5 cents một pound ( gần nửa kilogram ) tùy phẩm chất của trại gà của mình.”

Cứ mỗi một lứa khoảng từ 47 đến 50 ngày, hãng giao cho ông khoảng trên dưới 200.000 gà con cho mỗi trại, tính gộp cả 2 trại trung bình ông nuôi khoảng 400.000 con, và mỗi năm ông nuôi 6 lứa như vậy. Sau khi gà đã lớn, hãng đến lấy đi, chủ trại mới dọn dẹp chuồng cho sạch, tẩy trùng, bỏ thức ăn vào, để máy sưởi nếu mùa đông , và điều hòa không khí nếu mùa hè trời nóng, rồi hãng Tyson mới đem lứa gà con mới đến giao cho nông trại.

Ông Nam cho biết, lúc đầu công ty Tyson chỉ dẫn cách thức, và có một danh sách số điện thoại các nhân viên của hãng để trong trường hợp gặp khó khăn hay trục trặc, ông có thể liên lạc để được giúp giải quyết.

Việc nuôi gà đều do hệ thống tự động điều khiển, từ cho ăn đến điều hòa nhiệt độ trong chuồng trại. Tuy nhiên ngành nghề nào cũng có những khó khăn, như máy móc, điện không phải lúc nào cũng suôn sẻ, có khi mưa bão lớn, sét đánh làm mất điện, trong trường hợp đó thì máy phát điện phòng hờ phải chạy, nhưng nếu nó không chạy thì phải có người sửa chữa, mà sửa không kịp thì gà có thể bị toi.

 https://baomai.blogspot.com/

Trong trường hợp gà bị chết nhiều thì thiệt hại do chủ trại chịu hay công ty Tyson chịu?

Ông Nam cho biết nếu có mua bảo hiểm thì hãng bảo hiểm sẽ đền cho chủ nhân. Ông giải thích sau mỗi lứa gà giao cho công ty, trừ chi phí trả tiền vay ngân hàng, tiền thuế, tiền điện, gas và tiền trả công nhân, ông thu về từ 10 đến 15 ngàn đô la cho mỗi trại, tính ra 2 trại khoảng 20.000 đến 30.000 đô la.

https://baomai.blogspot.com/

Một người khác Ông Trần Xuân Lý, đến Mỹ năm 1995, làm thợ hàn trong mấy năm, mua được căn nhà nhỏ để ở, sau quay sang nghề nuôi gà trứng để ấp, hợp đồng với hãng IPB (International Poultry Breeder). Trại gà của ông ở thành phố Moultrie, bang Georgia, rộng trên 121 ngàn mét vuông, gồm 4 chuồng, mỗi chuồng có 10.500 gà mái và 1.000 gà trống. Ông cho biết tất cả hệ thống cho gà ăn uống, điều chỉnh nhiệt độ trong chuồng, hệ thống quạt để thông hơi và hút mùi hôi đều hoàn toàn tự động. Gà và thức ăn cho gà được công ty cung cấp. Một năm nuôi một lứa trong vòng 10 tháng. Gà đẻ trứng là loại gà đã lớn nên ít khi chết. Tính trung bình từ thời điểm gà đẻ rộ bù cho những lúc gà đã già đẻ ít hơn, mỗi ngày thu được khoảng 30 ngàn trứng. Theo ông nhặt trứng để cho hãng đến lấy mỗi ngày là công việc bận rộn nhất, và ông phải thuê người làm chuyện này. Cứ mỗi 12 trứng ông được công ty trả 44 cents. Còn nhân công nhặt trứng tại Georgia được trả khoảng 7-8 đô la một giờ, có khi được trả khoán từ 1.000 đến 1.500 đô la một tháng.

https://baomai.blogspot.com/

Trứng được hãng thu về sẽ chở sang Jamaica để ấp và bán gà con để nuôi lấy thịt tại vùng trung, nam Mỹ.

Với 4 chuồng gà đẻ trứng để ấp, một năm thu nhập của ông vào khoảng 280.000 đô la, trừ chi phí thuế má, trả nợ ngân hàng và những hư hao phải sửa chữa cộng với tiền trả cho công nhân, một năm ông còn được vào khoảng 150.000 đô la. Ông nói trại gà của ông hiện có giá chừng 1 triệu 100 ngàn đô la. Ba năm nữa trả hết nợ, ông sẽ làm chủ nguyên một tài sản như vậy, chưa kể lợi tức hằng năm. Mỗi lứa gà trứng như vậy là 10 tháng, sau đó ông được nghỉ 2 tháng để dọn sạch chuồng trại và nghỉ ngơi, đi chơi, trước khi lứa gà mới được giao.

Ông đã ở với nghề này được 7 năm nay. Khi ông mua trại gà, lúc đó giá chỉ có 500 ngàn đô la. Ông dùng căn nhà ở để thế chấp, mượn được 90.000 đô la bỏ ra mua nông trại rồi đổi nghề. So sánh công việc thợ hàn với nuôi gà. ông Lý phát biểu:

“Nghe nói nuôi gà gia công thì công việc vững chắc hơn, có tiền nhiều hơn, làm ăn thì có tiền nhiều hơn, còn đi làm thợ hàn hay làm cho ai cũng chỉ là người làm thôi, còn đây mình lại có đồng vốn tích lũy nữa.”

Với hệ thống nuôi gà tự động, một chủ trại đã sống với nghề này từ 10 năm nay, ông Dương Thành Năm, mô tả một ngày làm việc của ông:

“Trại của tôi là trại gà trứng, thành ra 4 giờ sáng là phải thức dậy cho gà ăn, tới khoảng 7 giờ là xong. Rồi khoảng 9 giờ bắt đầu lượm trứng cho tới khoảng 3, 4 giờ chiều. Tuy tất cả mọi thứ đều automatic (tự động) nhưng mình vẫn phải ra coi, vì máy móc cũng có lúc trục trặc, mình phải kịp thời sửa chữa để có thực phẩm cho gà nó ăn.”

https://baomai.blogspot.com/

Ông Ninh Quyền, chủ nhân Quyền Farm ở Nashville, Georgia, chủ nhân trại gà trứng, cho biết trước đây ông ký hợp đồng với Tyson nhưng sau đổi sang làm với công ty Sanderson. Lý do là Tyson chỉ giới hạn cho ông 2 chuồng, không đủ sống, vì Tyson chỉ cần một số trứng ấp sao cho tỉ lệ với số gà thịt mà họ cần, nên cho dù ông muốn mở rộng thêm cũng không được, ông bèn bán trại nhỏ với 2 chuồng và mua trại với 4 chuồng, đổi sang ký hợp đồng với Sanderson. Ông giải thích:

“Mình phải tùy thuộc vào hãng gà. Cung cầu phải đi đôi với nhau. Nếu mà lượng trứng sản xuất ra mà không có chuồng gà thịt tiếp thu thì công ty không cho xây thêm chuồng gà trứng. Họ đã tính bao nhiêu chuồng trứng cung cấp cho chuồng thịt rồi, chỉ khi nào chuồng thịt cần hơn nữa thì chuồng trứng mới được tăng.”

https://baomai.blogspot.com/

Một phụ nữ  từng có cửa tiệm làm móng tay, hiện cùng chồng làm chủ một trại gà lớn ở Moultrie, bang Georgia, bà Kim Trần, đưa ra một nhận xét về ngành nông trại chăn nuôi đối với đời sống gia đình:

“Làm nghề nào thì cũng cực, nhưng làm nghề này đỡ hơn, gia đình gần gũi hơn, vợ  chồng con cái họp mặt nhiều hơn, thay vì làm hãng, làm nhà hàng, làm bất cứ chuyện gì, chồng một nơi, vợ một ngả, con cái ở nhà cũng tội, làm chuồng gà như vậy vợ chồng tối ngày ở nhà lo cho con cái ăn học, như vậy nó khỏe hơn.”

Còn anh Cao Thành Thái, chủ một trại gà thịt ở Rupert, bang Georgia cho biết anh  tốt nghiệp đại học về management information system, từng làm chủ nhiều tiệm làm móng tay ở bang này, nhưng sau đó anh bỏ hết , quay sang nghề nuôi gà. Sau đây là những lý do mà anh đi theo ngành nghề này:

“Cái nghề nuôi gà có tương lai hơn, (còn nghề làm móng tay) với môi trường làm với các chemicals (hóa chất) lâu ngày dễ bị nhiễm bệnh, kháng thể của mình càng ngày càng yếu. Theo tôi nghĩ thì làm nghề nail không có khỏe bằng làm trại gà. Ưu điểm của làm trại gà là mình học được những nghề nho nhỏ như plumbing (hệ thống ống nước), electrical (điện), maintenance service (dịch vụ bảo trì), những máy móc mình cũng phải đụng tới, mình biết được nhiều thứ về khoa học kỹ thuật. Tôi có một lợi điểm hơn nhiều người khác là tôi thông thạo cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt, nên làm việc với Mỹ cũng dễ dàng, làm việc họ cũng dễ chấp nhận. Vì tôi học management rồi nên nói chuyện với họ rất dễ, hoặc là tìm những thông tin để áp dụng cho trại gà cũng dễ dàng hơn.”

https://baomai.blogspot.com/

Mục sư Lê Vinh Kiệt thuộc địa phận Tifton, bang Georgia, cho biết trong vùng thôn quê của bang này, cứ 100 trại gà thì có đến 40 trại là do người gốc Việt làm chủ, chiếm một phần khá lớn sinh hoạt kinh tế của ngành nghề này.

Tại Georgia, có nhiều người đã từ ngành làm móng tay chuyển sang nuôi gà, lại có những cặp vợ làm móng tay, chồng nuôi gà gia công.  Chúng tôi đã nêu thắc mắc về sự liên hệ giữa nghề làm móng tay và nghề nuôi gà của người Việt ở Georgia, hai ngành nghề mà thoạt nhìn tưởng như không có điểm gì chung, với Mục sư Lê Vinh Kiệt và được ông giải thích:

“Ồ, nó có liên hệ chứ, thưa bà. Nó có hai sự liên hệ, thứ nhất, theo như chỗ tôi được biết, những thân hữu mà tôi thường giao tế với họ, phần đông trước khi chuyển qua nuôi gà thì  họ đã là chủ những tiệm nail rồi, có thể 1, 2 hay 3 tiệm gì đó, nói chung là họ lấy số vốn từ kinh doanh làm nail rồi chuyển qua nuôi gà, tức là họ tích lũy vốn rồi họ nuôi gà. Liên hệ thứ nhì là đôi khi họ mua trại gà rồi, và vợ con họ rảnh, họ thấy chỗ nào thuận tiện gần đấy, họ lại mở thêm một tiệm nail nữa, chồng nuôi gà, vợ làm nail, họ lấy thu nhập của tiệm nail để trả mortgage (tiền nợ ngân hàng hàng tháng) trại gà. Thành ra nó có liên hệ nhiều chứ. Dĩ nhiên có một số lớn đi từ ngành khác qua chứ không phải chỉ có ngành nail không thôi.”

https://baomai.blogspot.com/

Theo mục sư Kiệt cho biết, những người có trại nuôi gà mà ông được biết đều có đời sống kinh tế rất khả quan, vì công cuộc kinh doanh của họ trị giá bạc triệu, vốn bỏ vào phải cao. Để có số tiền lớn đầu tư, chắc chắn khả năng kinh tế của họ phải vượt lên trên mức sinh nhai, kiếm sống bình thường.




Lan Phương

Nhân chuyến đi này tôi định ghé thăm trại gà của Nguyễn Văn Hiệp G29, bạn cùng khóa 29 Võ Bị. Trại gà này nằm giữa khu tam giác của ba thành phố lớn Houston, Dallas và Austin. Từ ba thành phố này lái xe đến trại chỉ ...

Bí ẩn lá đổi màu vào mùa thu

image


Bạn có bao giờ tự hỏi màu vàng, màu đỏ rực rỡ của cây lá mùa thu từ đâu mà có? Câu trả lời đang dần được các nhà nghiên cứu khám phá...
Những sắc màu quyến rũ đó chính là kết quả của quá trình nỗ lực gian nan nhằm sinh tồn của các loài cây.

image

Nhớ lại từ những kiến thức sinh học ở trường phổ thông, chúng ta đều biết rằng màu xanh của lá cây có được là do chất diệp lục tạo nên. Khi tiết trời chuyển sang thu, lá bắt đầu chuyển sang màu vàng hoặc đỏ. Điều đó hoàn toàn không chứng tỏ chúng đang chết đi mà thay vào đó là biểu hiện bên ngoài của một chuỗi những quá trình rất thông minh đang diễn ra bên trong chiếc lá.

image

Hẳn bạn sẽ không lấy làm lạ nếu biết rằng lá vàng và lá đỏ trải qua hai quá trình chuyển hóa khác nhau. Khi chất diệp lục không còn hoạt động, hầu hết các loại lá chuyển sang màu vàng. Đây là một loại màu sắc vốn đã tồn tại sẵn trong lá nhưng bị lấn át bởi sắc xanh vào các mùa sinh trưởng của cây.

image

Nhưng trong khoảng một thập kỷ qua, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một cơ chế rất khác ở lá đỏ. Khi diệp lục ngừng thực hiện chức năng của mình, lá cũng sẽ chuyển thành màu vàng nếu như không có sự sản sinh rất nhanh chóng của một loại chất tạo màu tên là Anthocyanin. Nó là một loại chất không có sẵn ở trong lá.

image

Có một giả thiết được đưa ra, cho rằng màu đỏ của lá mùa thu chính là kết quả của 35 triệu năm trong cuộc đấu tranh giữa cây cối và sâu bọ khi chúng tìm kiếm thức ăn và nơi đẻ trứng vào mùa thu. Màu lá đỏ sẽ gây khó khăn cho sâu bọ trong việc nhận biết, nên chúng có xu hướng đi tìm những cây có lá màu vàng.

image

Sự khác biệt giữa màu lá cây vào mùa thu ở Bắc Mỹ và Châu Âu có thể được xem là bằng chứng cho giả thiết này. Ở châu Âu, lá các loại cây bản địa hầu hết đều chuyển sang màu vàng. Tuy nhiên, ở Bắc Mỹ, số lượng cây lá chuyển đỏ lại nhiều tương đương với số lượng cây lá chuyển vàng.

image

Lý do để giải thích cho việc này có thể là ở Bắc Mỹ, cũng như ở Đông Á, những dãy núi chạy theo hướng Bắc – Nam, trải dài theo đó là những vùng phân bố thời tiết khác nhau. Từ đó kéo theo hệ quả là cây cối trong các khu rừng cũng thay đổi theo thời tiết nơi chúng sinh trưởng, cùng với sâu bọ và cuộc chiến hông đội trời chung với loài này.

image

Trong khi đó, ở châu Âu, các dãy núi lại chạy theo hướng Đông – Tây. Vậy nên khi thời tiết trở nên ấm áp hoặc mát mẻ, cây cối không còn sự lựa chọn nào khác là chết đi, cùng với các loài sâu bọ đang sống ký sinh trên chúng. Do đó ở châu Âu, cuộc chiến giữa cây cối và sâu bọ có lịch sử ngắn hơn rất nhiều.

image

Giả thiết này được đưa ra bởi giáo sư Simcha Lev-Yadun, hiện đang công tác tại khoa Khoa học Giáo dục - Sinh học, trường Đại học Haifa - Oranim và Jarmo Holopainen, thuộc hệ thống trường Đại học Kuopio ở Phần Lan. Giả thiết này đã được đăng trên báo New Phytologist.

image

Một giả thiết khác cho rằng sự khác biệt giữa lượng sắc tố Anthocyanin ở lá cây sống trong cùng một khu vực có thể liên quan đến độ màu mỡ của đất nơi cây sinh trưởng. Chúng phản ánh nỗ lực giữ lại lượng chất dinh dưỡng lá cây đã tổng hợp được trong vòng đời của mình.

image

Một khảo sát sơ bộ với cây phong lá đỏ và cây sweeg gum (loại cây có hình dạng lá giống lá phong đỏ nhưng màu xanh) của một sinh viên tại Charlotte, N.C đã cho thấy sự liên quan giữa màu lá cây vào mùa thu và chất lượng đất. Nơi đất thấp giàu dinh dưỡng hơn, lá cây hầu hết chuyển sang màu vàng vào mùa thu. Còn ở những vùng đất cao khô cằn, lá cây lại chuyển sang màu đỏ.

image

“Sự liên hệ được thể hiện rất rõ ràng”, nhà sinh lý học cây trồng Bill Hoch thuộc đại học MontanaBozeman cho biết. Hơn thế nữa, những khám phá này tương đồng với kết quả ông tìm được về chức năng của chất Anthocyanin kỳ diệu.

image

“Các kết quả thí nghiệm là một minh chứng rất rõ ràng cho việc Anthocyanin giúp cây lấy được lượng dinh dưỡng tối đa tổng hợp từ lá trước khi chúng lìa cành”, Hoch phát biểu với Discovery News trong một bài báo vào tháng 10/2007.

image

Hoch giải thích rằng quá trình quang hợp ánh sáng trong lá vào mùa thu càng diễn ra lâu bao nhiêu thì lượng chất dinh dưỡng được dự trữ để sử dụng trong mùa xuân càng nhiều bấy nhiêu. Vậy nên, ở nhiều nơi đất đai cằn cỗi như những quả đồi ở Bắc Carolina (Mỹ), người ta nhận ra mùa thu khi thấy lá cây dần chuyển sang sắc đỏ rực rỡ.

image

Khi mùa thu đến, chất Anthocyanin bảo vệ những lục lạp xanh còn sót lại trong lá. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với những cây sinh trưởng ở nơi điều kiện khắc nghiệt, nơi đất nghèo dinh dưỡng, vì nó cho phép chúng có thể sản xuất nhiều hơn các hợp chất hữu cơ cần thiết.