Pages

Friday, January 18, 2013

Cuộc sống của các cựu Tổng thống Mỹ

image
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama chụp ảnh chung với các vị cựu tổng thống trong Phòng Bầu Dục, Tòa Bạch Ốc. Từ trái: Cựu TT Goerge H. W. Bush, Tổng thống Barack Obama, cựu TT George W. Bush, cựu TT Bill Clinton, cựu TT Jimmy Carter


Gần như mọi vị tổng thống Hoa Kỳ đều nhận thấy mình ở vị trí suy tính xem cuộc sống mình sẽ ra sao sau khi hết nhiệm kỳ. Các vị cựu tổng thống đã cho thấy nhiều cách để thích nghi với cuộc sống bên ngoài thủ đô Washington và văn phòng Bầu dục, và từ “về hưu” không thực sự được áp dụng.

George W. Bush: “Phục vụ thầm lặng”

Khi cựu tổng thống George W. Bush rời Tòa Bạch Ốc vào năm 2009, chủ yếu ông đã bước ra khỏi ánh sáng sân khấu.

Nhưng năm ngoái, ông đã làm việc cùng với các thiện nguyện viên ở Zambia để tân trang một chẩn y viện chuyên chữa trị ung thư cổ tử cung.


image
Cựu tổng thống George W. Bush viện mồ côi ở Zambia
Cũng như các vị cựu tổng thống khác, ông Bush dùng tiếng tăm của mình để thu hút sự chú ý đến các vấn đề, nhưng ông nói ông không muốn mọi người chú ý đến việc làm của chính ông.

“Tôi hy vọng quý vị không thấy nhiều, bởi vì tôi không muốn tên mình trong tin tức,” ông Bush nói như thế vào lúc dừng tay vẽ tranh. “Nói cách khác, tôi tin rằng phục vụ một cách thầm lặng là cách phục vụ hay nhất.”

Sứ mạng cấp thiết' cho các vị cựu tổng thống

image
Cựu tổng thống Bill Clinton và cựu tổng thống George W Bush nói về việc trợ giúp cho Haiti sau trận động đất.
Nhưng các vị cựu tổng thống có khả năng quy tụ sự chú ý và thiện chí của công chúng. Tổng thống Barack Obama đã nhờ ông Bush và cựu Tổng thống Bill Clinton đứng đầu một nỗ lực gây quỹ vào năm 2010 sau vụ động đất ở Haiti.

Khi đó, khi đứng cạnh hai vị cựu tổng thống bên ngoài Tòa Bạch Ốc, ông Obama nói:

“Nhân danh người dân Mỹ, tôi muốn cảm tạ cả hai vị đã cống hiến dịch vụ này và dẫn đầu sứ mạng cấp thiết này.”

Những người từng lãnh đạo quốc gia có thể nhận thấy mình không nắm một vai trò rõ ràng nào khi rời chức.

Sử gia chuyên về các tổng thống, ông Richard Norton Smith nhận xét:

“Khi đã từng làm tổng thống, thì ta biết vai trò của một cựu tổng thống về mặt cơ chế là hạn hẹp đến mức nào. Có những vị tổng thống kêu gọi sự trợ giúp của các vị cựu tổng thống dưới mọi hình thức.”

Ông Clinton và cựu tổng thống George H.W. Bush đã đi thăm Indonesia sau vụ sóng thần gây thiệt hại nặng nề vào năm 2004, và họ đã gây quỹ và nâng cao nhận thức sau khi cơn bão Katrina gây tàn phá nhiều nơi ở nam bộ Hoa Kỳ vào năm 2005.

Ông Clinton và “các thách thức lớn toàn cầu”

Ông Clinton vẫn còn được công chúng chú ý sau khi thôi làm tổng thống, và đảm nhận chức đặc sứ Liên Hiệp Quốc về Haiti, thúc đẩy Bắc Triều Tiên phóng thích các tù nhân Mỹ, và vận động tranh cử cho vợ ông là bà Hillary Clinton khi bà ra ứng cử năm 2008.

Ông Clinton còn sáng lập Quỹ Toàn cầu Clinton, mà ông nói là “nhắm mục đích giải quyết các thách thức toàn cầu bằng những biện pháp nhỏ.”

George H.W. Bush: một vị cựu tổng thống và là thân phụ của một tổng thống

image
Cựu tổng thống George H. W. Bush và con cựu tổng thống George W. Bush
Nhưng ông Bush cha không quan tâm mấy đến việc theo đuổi công tác được nhiều người chú ý như vậy, mà chọn các mục đích cá nhân, theo nhận định của Marck Updegrove, giám đốc Thư viện Tổng thống Lyndon Baines Johnson.

Ông Updegrove nói: “Ðó là một thời kỳ hậu-tổng thống tương đối ít hoạt động. Dĩ nhiên, chương đáng kể nhất trong thời kỳ hậu-tổng thống của ông là khi ông trở thành thân phụ của tổng thống Hoa Kỳ.”

Các sử gia nói cuộc sống sau thời kỳ làm tổng thống đã có những chuyển biến. Trước năm 1958, các vị cựu tổng thống không được lãnh hưu bổng - chứ đừng nói tới có chỗ làm văn phòng, nhân viên và các quyền lợi khác đem lại cho họ một mức độ tự do để theo đuổi các lợi ích khác nhau.

Kỹ thuật hiện đại cũng liên kết các vị tổng thống với công chúng.

Ông Smith nói: “Khi nhiệm kỳ tổng thống trở thành một phần của chu kỳ tin tức 24/7, các vị tổng thống đi vào đời sống chúng ta. Họ đi vào nhà chúng ta nhiều hơn cả bất cứ ai ngoài các thành viên ngay trong gia đình. Cho dù ta trung thành với đảng nào thì chúng ta cũng thiết lập mối quan hệ với các vị tổng thống cùng phu nhân và gia đình của họ.”

Reagan: một cuộc sống công cộng

image
Tượng đài kỷ niệm cố tổng thống Ronald Reagan ở Ba Lan
Ðó là trường hợp của người từng có thời là tài tử điện ảnh và nguyên tổng thống Ronald Reagan, rời chức vào năm 1989. Ông phổ biến một bức thư nói rằng ông đã bị chẩn đoán mắc bệnh Alzheimer.

Phu nhân của ông là bà Nancy cho biết họ coi đó là một cơ hội để nâng cao nhận thức.

Vào lúc đó, bà Reagan nêu ra rằng họ đã là “những người của công chúng gần như suốt cuộc đời sau khi kết hôn.” Bà nói thêm, “nếu chúng tôi có thể tạo được sự khác biệt qua việc tham gia, thì chúng tôi phải ra trước công chúng mà làm việc ấy.”

Các thời hậu tổng thống “suy ngẫm về cá tính của mình”

Các vị cựu tổng thống có thể cống hiến cho các lý tưởng mà họ chọn, theo ông Updegrove, tác giả nhiều cuốn sách khác nhau viết về chức vụ tổng thống.

Ông nói: “Tôi nghĩ bằng nhiều cách các sinh hoạt trong thời kỳ hậu-tổng thống của các vị tổng thống của chúng ta mang tính cách suy tưởng hơn trong những năm tại chức, là lúc mang bản chất hạn hẹp hơn. Khi làm tổng thống, không phải lúc nào mình cũng có thể định ra nghị trình. Mình phải phản ứng trước các diễn biến quanh mình, ngay trong nước hay trên trường quốc tế, do đó mình có thể nẩy sinh ra các khái niệm muốn làm gì, nhưng rồi nhiệm kỳ tổng thống của mình biến thành một điều gì khác xa.”

Thời kỳ hậu tổng thống của một vị tổng thống không qua thể thức bầu cử

image
Cựu Tổng thống Gerald Ford và phu nhân Betty Ford
Cựu tổng thống Gerald Ford thậm chí không ra vận động truớc khi làm tổng thống. Ông đang phục vụ tại Quốc hội khi tổng thống Richard Nixon bị mất tiếng đề cử ông, vào lúc vụ tai tiếng Watergate bao trùm chính quyền của vị tổng thống đương nhiệm.

Ông Ford, đã làm tổng thống từ năm 1974 đến năm 1977, nổi tiếng là coi trọng lời khuyên của vợ là bà Betty, được nể vì nhờ tính bộc trực và thẳng thắn.
Năm 1978, bà Ford đi điều trị về chứng nghiền ruợu và thuốc kê toa. 4 năm sau, bà đồng sáng lập Trung tâm Betty Ford, chuyên điều trị các bệnh nhân có các vấn đề nghiện ngập.

Sử gia Smith nói như sau về ông bà Gerald và Betty Ford: “Ông ấy rất hãnh diện về bà ấy. Ông là một người hoạt động rất tích cực cho Trung tâm Betty Ford. Mỗi năm họ đều tổ chức một cuộc họp mặt những người từng được điều trị ở trung tâm, và người ta thấy ông Ford làm món hot dog.”

Những năm phiêu lưu và bất định của ông Carter

image
Cựu tổng thống Jimmy Carter và phu nhân Rosalynn Carter
Công việc của cựu tổng thống Jimmy Carter thuờng tập trung vào vấn đề sức khỏe, nhân quyền, quảng bá dân chủ, kể cả theo dõi bầu cử. Ông nói các mối quan tâm trong đời ông không thay đổi khi ông rời chức vào năm 1981.

Bàn về ba thập niên vừa qua, ông Carter nói: “Tôi có thể nói, và tôi nghĩ vợ tôi cũng đồng ý rằng thời gian chúng tôi trải qua sau khi rời Tòa Bạch Ốc là thời gian sung sức, phiêu lưu, khó biết trước những gì sẽ xảy ra và dễ chịu nhất.”

Ông Carter và vợ là bà Rosalynn nổi tiếng về công tác làm thiện nguyện cho Habitat for Humanity, một tổ chức giúp những người đi làm có thu nhập thấp xây dựng và mua được nhà ở cho mình.

Ông nói: “Tất cả những việc đó gộp lại và hiện vẫn sống tại thị trấn nhỏ có 600 dân, nơi vợ tôi và tôi sinh ra và sở hữu mảnh đất riêng của chúng tôi từ năm 1833, tất cả những thứ đó hợp lại với nhau đã đem lại cho tôi một cuộc sống tuyệt vời sau khi rời Tòa Bạch Ốc."


image














































No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.