Bộ
Chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam phân công ông Nguyễn Bá Thanh giữ
chức Trưởng ban Nội chính, cơ quan được thành lập lại và giao các nhiệm
vụ mới.
Thành
lập lần đầu ngày 5/1/1966 (với tên gọi ban đầu là Ban Pháp chế Trung ương),
40 năm qua, Ban Nội chính đã có nhiều đóng góp vào sự nghiệp cách mạng của đất
nước như kiên quyết đưa vụ Năm Cam và một số vụ tham nhũng lớn ra ánh sáng pháp
luật.
Vụ án Năm Cam (chuyên án Z5.01) là vụ án lớn, phức tạp, liên quan đến nhiều cán bộ cao cấp ở Trung ương và ngành công an, cùng một số bộ, ban, ngành, nhưng Ban Nội chính Trung ương quyết tâm cao, kiên quyết, vẫn làm được (phát hiện 1995, phá án 5-2001, xét xử 2-2003).
Cách
đây hơn 20 năm, Ban Nội chính lại được giao chức năng, nhiệm vụ mới theo Quyết
định số 17-QĐ/TW ngày 23-12-1991, do ông Đào Duy Tùng ký.
Theo quyết định này, Ban Nội chính là cơ quan tham mưu giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực xây dựng pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa; nắm tình hình bảo vệ pháp luật, chống và phòng ngừa tội phạm.
"Đặc
biệt, đối với một số vụ án quan trọng có ảnh hưởng chính trị rộng hoặc có liên
quan đến cán bộ cao cấp mà Bộ Chính trị, Ban Bí thư cần cho phương hướng chỉ
đạo thì Ban Nội chính Trung ương có trách nhiệm theo dõi, chuẩn bị ý kiến đề
xuất; đồng thời giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng ở
các ngành: kiểm sát, toà án, tư pháp, thanh tra, hải quan, trọng tài kinh tế
nhà nước, Hội luật gia…"
Những
năm đầu trong công cuộc Đổi Mới đất nước, Ban này đã có nhiều đóng góp to lớn:
tham mưu, nghiên cứu, trình Bộ Chính trị và Ban Bí thư ban hành các Nghị quyết,
chỉ thị quan trọng, như Nghị quyết 08-2/1/2002 “Về một số nhiệm vụ trọng tâm
trong công tác tư pháp”; Chỉ thị 09-6/3/2002 “Về một số việc cần thực hiện
trong giải quyết khiếu nại, tố cáo hiện nay”; Nghị quyết 49-2/6/2005 “Về một số
nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới".
Chức
năng, nhiệm vụ
Ban
Nội chính đã có nhiều đóng góp vào sự nghiệp cách mạng của đất nước như kiên
quyết đưa vụ Năm Cam và một số vụ tham nhũng lớn ra ánh sáng "
Ngày
15-7-2002, Bộ Chính trị lại ra Quyết định số 40-QĐ/TW quy định lại chức năng,
nhiệm vụ của Ban Nội chính Trung ương, do ông Phan Diễn ký. Theo quyết định
này, Ban bị thu hẹp bớt một số nhiệm vụ và một số quyền, nhưng nghiêng về tham
mưu, phối hợp, giúp việc, đề xuất ý kiến, hướng dẫn những chủ trương chính sách
rất chung chung, nhất là các quyền về pháp chế không còn như Quyết định số
17-QĐ/TW ngày 23-12-1991, do ông Đào Duy Tùng ký.
Từ
đầu năm 2002, Ban Nội chính Trung ương đã ký với Thụy Điển “Dự án Nghiên cứu
đấu tranh chống tham nhũng”. Vào thời điểm tham nhũng bắt đầu mọc lên như nấm
sau mưa, mọi người đang đặt nhiều kỳ vọng vào “Dự án Nghiên cứu đấu tranh chống
tham nhũng” đã ký kết giữa Việt Nam - Thụy Điển thì xảy ra thực trạng ngay từ
Đại hội IX và X người ta đã buông lơi cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng.
Đến ngày 11-4-2007, Ban Nội chính được hợp nhất cùng Ban Kinh tế, Ban tài chính-quản trị thành Văn phòng Trung ương Đảng. Như vậy, từ một Ban có nhiều quyền lực và nhiệm vụ trọng yếu thể hiện vai trò khá quan trọng ở Trung ương Đảng, Ban Nội chính coi như bị giải thể chỉ bằng sự “gộp lại”, trở thành bộ phận thuộc Văn phòng Trung ương Đảng.
Dư
luận (đây chỉ là dư luận – để tham khảo) cho rằng khi đó (tháng 4-2007) ông
Trương Tấn Sang làm Thường trực Ban bí thư, phải chăng có ý định chuyển quyền
từ Đảng sang Chính phủ.
Không
biết đằng sau đó có hướng ông Sang sẽ làm Thủ tướng chăng, vì đến 26-7, ông
Nguyễn Tấn Dũng mới nhậm chức Thủ tướng do Quốc hội nhất trí?
Chuyện
đó thuộc "bí mật cung đình", không ai muốn lạm bàn nhiều.
Đảng
bị mờ nhạt
Ban
Nội chính Trung ương 'tham mưu cho Đảng về các vụ tố tụng'
Theo
quy định thì Văn phòng Trung ương sẽ có 20 đơn vị trực thuộc trong đó có vụ
Pháp luật và vụ Nội chính.
Hơn
10 ngày sau, ngày 24/01/2007, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số
13/2007/CT-TTg quy định về thành lập, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức
và Quy chế hoạt động của Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham
nhũng (sau đây gọi là Văn phòng Ban Chỉ đạo).
Văn phòng Ban Chỉ đạo là cơ quan hoạt động chuyên trách, giúp việc của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo) và Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (sau đây gọi tắt là Trưởng Ban Chỉ đạo); có chức năng tham mưu, tổ chức phục vụ các hoạt động của Ban Chỉ đạo và Trưởng Ban Chỉ đạo.
Theo
Quyết định số 79-QĐ/TƯ ngày 21/8/2007 của Bộ Chính trị do ông Trương Tấn Sang
ký về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Văn phòng Trung ương Đảng, có 14
Vụ, 5 Cục, trong đó có Vụ Nội chính, Vụ Pháp luật và cải cách tư pháp - Vụ Quản
lí đầu tư và xây dựng.
Nhưng
đến ngày 10-4-2012, sau Hội nghị Trung ương 4 được hơn ba tháng, Bộ Chính trị
lại ban hành Quyết định số 80-QĐ/ về Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của
Văn phòng Trung ương Đảng.
Không hiểu lý do gì mà cùng là quyết định của Bộ Chính trị, nhưng quyết định này do ông Lê Hồng Anh ký lại trùng số với QĐ 80-QĐ/TƯ do ông Trương Tấn Sang ký ngày 28-8-2007 về Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của ban Tuyên giáo Trung ương.
Quyết
định 80 –QĐ/TW quy định lại nhiệm vụ Văn phòng Trung ương Đảng biên chế tổ chức
còn 11 Vụ, bỏ bớt đi hai Vụ Quản lý đầu tư - xây dựng và Vụ Thư từ - tiếp dân.
Hai nhiệm vụ này của Vụ Nội chính còn gắn với kinh tế-xã hội bị lược bỏ luôn.
Tại
Hội nghị Trung ương 5 (bế mạc ngày 15 tháng 5 năm 2012) đã quyết định lập lại
Ban Nội chính Trung ương có chức năng một ban Đảng và là cơ quan thường trực
phòng chống tham nhũng trên cơ sở Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng
chống tham nhũng.
Ban
Nội chính Trung ương đã trải qua nhiều bước thăng trầm, biên chế đi, tổ chức
lại, sau gần 5 năm bị sáp nhập vào Văn phòng Chính phủ, cơ quan nội chính của
đảng lại có cơ hội để khẳng định vị trí độc lập tương đối của mình.
Hơn lúc nào hết, đảng cần đến Ban Nội chính, không phải chỉ với tư cách tham mưu như trước đây, mà cùng với Ban Chỉ đạo Phòng chống Tham nhũng, đây là những vũ khí sắc bén còn lại cho cơ hội để đẩy mạnh nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI).
Tái
lập rồi ra sao?
Ông
Nguyễn Tấn Dũng vẫn chỉ đạo các hướng đi chủ chốt như "cứu" thị
trường bất động sản.
Theo
ông Trần Đại Hưng, nguyên Phó trưởng Ban thường trực Ban Nội chính Trung ương:
“Qua kinh nghiệm công tác cho thấy hoạt động tố tụng thường rất phức tạp, quá
trình điều tra, truy tố, xét xử thuộc chức năng của các cơ quan khác nhau tùy
theo từng công đoạn cụ thể. Nếu các cơ quan đó hoạt động trong điều kiện có Ban
NCTW thì ban này sẽ tham mưu cho Đảng để nắm tình hình hoạt động của các cơ
quan tố tụng, đồng thời phát hiện, đề xuất sự phối hợp khi cần thiết.”
Nhưng
ông Hưng cũng cho rằng không thể giữ nguyên mô hình của Ban Nội chính trước
đây, cần phải có sự đổi mới, phát triển. Trước hết phải làm rõ chức năng, nhiệm
vụ của Ban Nội chính lần này là gì, tổ chức ra sao và họ phải có thực quyền,
chịu trách nhiệm trước nguyên tắc điều lệ Đảng và pháp luật Nhà nước.
Trước đây cũng có lúc này lúc khác Ban Nội chính làm chưa đúng chức năng, can thiệp quá sâu vào công việc của các cơ quan chuyên môn. Ban Nội chính được tái lập lần này phải đi vào nghiên cứu, tham mưu cho Đảng những quyết sách lớn về xây dựng pháp luật, thực thi pháp luật cũng như hoạt động của các cơ quan tư pháp.
Ban Nội chính lần này vừa kế thừa được những chức năng quan trọng trước đây, đồng thời đảm bảo không làm thay cơ quan nhà nước, nhưng phải được giao quyền rõ ràng.
Nên
chăng phải giao cho Ban Nội chính có quyền quyết định những vụ việc nổi cộm,
cấp bách, không chỉ làm tham mưu đơn thuần rồi lại chờ “tập thể lãnh đạo”.
Khi
đã giao như vậy thì người ta phải có lực lượng và được áp dụng biện pháp tố
tụng, đụng chạm đến "cỡ bự" như Ủy viên Trung ương, Ủy viên Bộ chính
trị... Ở nước ta lâu nay chưa có một cơ quan trực tiếp làm như vậy, nhưng chúng
ta có sự lãnh đạo của Đảng ở tất cả các cấp, các ngành.
Theo
mô hình tới đây, khi Ban Nội chính tham mưu, đề xuất với Bộ Chính trị để có sự
chỉ đạo đối với các tổ chức Đảng ở các cấp, các ngành thì hoàn toàn có thể xử
lý những vấn đề đặt ra từ thực tiễn.
Điều
quan trọng ở đây là chống sự thỏa hiệp. Chẳng hạn với một vụ án phức tạp, Ban
Nội chính Trung ương xuống làm việc với ngành tòa án, giữa hai bên mà thỏa hiệp
với nhau làm sai thì cái đó rất nguy hiểm. Ở vị trí của Ban Nội chính cần phải
hết sức công tâm, trong sáng mới làm việc được.
Quyền
và hành đến đâu?
Dư
luận đang trông chờ ông Nguyễn Bá Thanh 'ghi bàn' chống tham nhũng
Trong
tình hình hiện nay, nên chăng cần mạnh dạn giao thực quyền như kiểu “Thượng
phương bảo kiếm” trao cho Ban Nội chính Trung ương, tự chịu trách nhiệm trước
nguyên tắc, điều lệ Đảng và Pháp luật Nhà nước, có quyền kịp thời tạm đình chỉ
chức vụ trong đảng từ cấp ủy trở xuống và báo cho Tổ chức, chính quyền biết để
tạm ngưng chức vụ bên phía chính quyền trong quá trình điều tra để có kết luận
đúng sai, tránh những vụ như Dương Chí Dũng và một số trường hợp khác đã xảy ra?
Về
vấn đề này, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, ông Vũ Quốc Hùng,
cho rằng đây là sự thay đổi sáng suốt và tích cực.
Nhưng có người lại cho rằng việc chống tham nhũng hiện nay đầy gay go, phức tạp, chưa hẳn Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng do ai nắm mà có thể tin vào hiệu quả được. Đảng đứng ra kiên quyết vào cuộc lãnh đạo chống tham nhũng mà như Hội nghị Trung ương 6 mới rồi thì cũng coi như "hòa cả làng".n chờ
Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII đã thảo luận Luật Phòng-chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm và chống lãng phí, cho rằng cần phải có Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, nhưng dứt khoát không phải do cơ quan hành pháp thực hiện. Nhưng đề nghị này khi đó đã không được chấp thuận.
Việc
chuyển đổi mô hình từ trực thuộc Chính phủ sang thuộc Bộ Chính trị là coi như
cuộc thay đổi "mã đáo", như chạy một vòng quanh sân vận động, nay lại
trở về chỗ cũ.
Ông
Nguyễn Bá Thanh đã được giao nhiệm vụ chính thức làm Trưởng ban Nội chính Trung
ương năm thứ 41, sau khi gián đoạn 5 năm.
Trong
bối cảnh này, ông Nguyễn Bá Thanh “xoay trở”, chí quyết, vũng lòng để hoàn
thành được “đại trọng trách” này quả là không dễ. Đã ở cương vị mới giữa thời
điểm "nước sôi lửa bỏng" của mặt trận chống tham nhũng và chỉnh đốn
Đảng, mong sao ông Thanh sẽ làm được như ông đã nói: "Vấn đề là phải có
người chịu trách nhiệm cá nhân chứ không thể cuối cùng rồi hoà cả làng... Miễn
sao biết đội xã tắc lên đầu, một lòng vì dân.”
Không biết sắp tới “xã tắc và vì dân” được ông đội trên đầu như thế nào?
Và
cái “lửa” của ông tại Ban Nội chính Trung ương "mã đáo" lần này có độ
nóng và tỏa sáng đến đâu? Nhìn xưa lựa nay thì thấy cái thực quyền trong xã hội
không thuộc người có tâm có tài, mà thực quyền nhất vẫn là túi hầu bao cá nhân,
là thủ đoạn ngang ngược, liều lĩnh đầy tội ác và sự cố kết phe nhóm bất tuân
pháp luật, coi người như rác.
Đối trận trước cả “rừng họng súng phản pháo” của "một bộ phận không nhỏ” quả là không đơn giản chút nào. Ban Nội chính “mã đáo”, nhưng thành công được bao nhiêu, phát huy vai trò, nhiệm vụ, quyền hành và hiệu quả thế nào có lẽ ai cũng phải chờ. Chờ đợi những kết quả tốt đẹp, có hứa hẹn tin cậy, được nhân dân đồng thuận.
Tức
là: "Hãy đợi đấy. Hồi sau sẽ rõ!”
Bùi
Văn Bồng
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.