Monday, January 21, 2013

Khi thiện và ác đổi ngôi

image


Lời dẫn của GS Nguyễn đăng Hưng:

Tôi vừa nhận được e-mail từ báo Pháp Luật Tp:
“Bài phỏng vấn GS đã đăng trên số chủ nhật. GS trả lời thật thấm thía!".
Đây là bài phỏng vấn đột xuất và chớp nhoáng do nhà báo Yên Trang, Báo Pháp Luật thực hiện tại sân bay Tân Sơn Nhất trung tuần tháng 11 vừa qua, ngày tôi lấy máy bay trở sang Bỉ. Bài đã được biên tập lại. Có lẻ vì sự hạn hẹp của báo giấy, nhiều đoạn đã không thấy xuất hiện. Nay trên sổ tay cá nhân này, xin xuất bản nguyên văn.

Khi thiện và ác đổi ngôi

image
Phóng Viên:
Thưa ông, điều gì khiến ông cho rằng xã hội hiện nay biến loạn đến mức trầm trọng?

GS.TSKH Nguyễn Đăng Hưng,
    Hằng ngày trên các trang thông tin đại chúng, đâu đâu cũng có những chuyện cướp của, giết người, vô nhân tính. Cái ác hoành hành khắp nơi, khắp chốn một cách ngang nhiên. Điều đó cho thấy kháng thể của xã hội trong cuộc chiến chống cái xấu cái ác đang bị xuống cấp trầm trọng.

 Chính bản thân tôi cũng có kinh nghiệm chẳng lành. Một lần khi đi rút tiền từ ngân hàng, trên đường về bằng xe gắn máy có người cố tình ép sát tôi làm tôi té ngả. Họ là một đám chuyên trấn lột người đi đường gồm 4 thành viên. Người thứ tư thừa lúc tôi đôi co với kẻ gây tai nạn lặng lẽ làm động tác móc ví. Những kẻ côn đồ này đã hành động nhanh chóng trên một đoạn đường đông đúc người đi qua lại. Đó là đoạn đường giữa ngã tư Nguyễn Đình Chiểu và Cách mạng tháng 8 vào lúc hơn 2 giờ chiều chứ không phải đêm hôm khuya khoắt. Rất nhiều bạn bè tôi cũng từng bị như vậy.

Một vị giáo sư Bỉ qua đây dạy, ngày nghỉ ông tranh thủ đi chụp hình kỷ niệm tại sân Tao Đàn. Khi chiếc  camera vừa đặt xuống để mở túi, ông bị giật luôn. Kẻ cướp hành xử ngay chốn đông người, còn vị giáo sự nọ cũng không kịp than vãn và phỉ bác. Ông tự an ủi với tôi rằng “thôi thì cái máy của tôi cũ quá rồi, đây là dịp để mua cái mới”. Một người bạn khác, ra chợ Bến Thành bị móc ví. Ông ấy hớt ha hớt hải vì mất hộ chiếu và giấy tờ tùy thân. Được một lúc sau có người vỗ vai nói nhỏ bằng tiếng Anh hẳn hoi, rằng ví của ông đang ở góc bên kia đường. Ông đi đến và thấy ví của mình đó, tiền mất nhưng may mắn là còn giấy tờ. Ông ấy hài hước: “đám ăn cướp Việt Nam văn minh đấy”.

Phóng Viên:
Nhưng ở đất nước nào cũng có những chuyện tương tự như vậy thưa ông?

GS.TSKH Nguyễn Đăng Hưng,
        Ở Châu Âu những năm 1960, 1970 dường như rất ít tệ nạn. Cho tới khi bức tường Berlin sụp đổ, dân Đông Ấu có thể tràn qua các nước Châu Âu và từ đó tệ nạn xuất hiện nhiều hơn. Bởi tệ nạn xã hội thường xuất phát nhiều ở các nước Đông Âu. Các quốc gia ở Đông Âu kinh tế kém phát triển, nền giáo dục cũng chưa cao. Khi sang Tây Âu họ thấy ở đây giàu quá, dân hiền quá, xe đạp để ngoài đường không cần khóa nên họ lấy.

 Nhưng vấn đề của chúng ta lại khác, tình trạng đến mức trầm trọng khi người ta sẵn sàng giết cha mẹ vì vài trăm ngàn. Hay những hành động côn đồ xảy ra giữa chợ mà không ai phản đối… đó là sự băng hoại về đạo đức.

image
Phóng Viên:
Vậy thưa ông, cái ác bắt đầu đến từ đâu?

GS.TSKH Nguyễn Đăng Hưng,
     Trộm, cướp… đến từ cuộc sống khó khăn nhưng sự chiếm đoạt của cái ác lại nằm ở giáo dục và khi giá trị đạo đức bị hủy hoại, tha hóa rõ ràng. Bởi kinh tế khó khăn thì sau thời gian suy thoái sẽ vực dậy. Địa ốc đóng băng thì có ngày phục hồi. Đồng tiền mất gia' và từ giá mới sẽ vươn lên.

 Nhưng nền giáo dục của Việt Nam đang lầm đường lạc lối. Nền giáo dục không tạo được con người có nhân cách, có niềm tin đạo đức, biết sống lương thiện, biết sống thương yêu… Thay vào đó là từ ngay tấm bé trẻ con đã thấy một xã hội vị kỷ, thực dụng, chỉ thấy tiền là chính.

 Một chuyện nhỏ thế này, cô bạn tôi kể rằng, con gái mình về nhà bảo mẹ sao không mua quà bánh trung thu đến tặng cô giáo. Nếu cô giáo không tìm cách để hối thúc học sinh phụ huynh phải cung phụng mình thì tại sao đứa trẻ lại hỏi mẹ như vậy. Thay vì chúng ta đem ánh trăng vàng, là câu chuyện về chị Hằng nga, chú Cuội để con nít biết mơ mộng sáng tạo thì lại dạy cho chúng về lòng tham muốn vật chất. Đứa trẻ sẽ nghĩ gì về cô của nó và trong tương lai chắc chắn nếu có điều kiện đứa trẻ đó sẽ móc tiền của bằng địa vị và chỗ đứng của mình.

 Đây là những chuyện mà khi chúng tôi còn học phổ thông không hề có. Và chính cô giáo kia vì hoàn cảnh xã hội, vì điều kiện kinh tế đã vô tình tiếp tay phá hoại nền giáo dục quốc dân. Đây không còn là câu chuyện nhỏ mà là một vấn đề trầm trọng. Các em lớn lên trong một môi trường giáo dục như thế, xã hội biến chất, đảo điên như thế. Bởi vậy nên mới có chuyện con giết cha mẹ để có tiền chơi game. Đây là đỉnh điểm của sự bấn loạn rất khó tưởng tượng là có thể đi đến điểm nào tệ hơn nữa.
Khi con người không được bảo vệ.

image
Phóng Viên:
Vậy ông có nhận xét gì khi gần đây trên nhiều tờ báo có viết về những hành động “tự xử” của người dân thay vì báo công an?

GS.TSKH Nguyễn Đăng Hưng,
     Đó là hậu quả phải chờ đợi. Tội phạm không sợ bị trừng trị, không sợ bị lên án, Họ đánh mất lòng tự trọng nên thay vì xấu hổ và lo sợ, chúng lại quay ra thách thức xã hội, hành hung những người dám ngăn cản mình.

      Từ năm 2007 khi ấy tôi tham gia giảng dạy cho lớp Cao học khoa quốc tế của Trường đại học Bách Khoa.
Trong số đó có một sinh viên luận văn yếu quá nên không đạt điểm. Bởi vậy tôi đề nghị  các em làm lại để chấm lại.
 Tuy nhiên trong số đó có một học sinh không chịu làm mà muốn qua môn. Phụ huynh đã đến gặp nhưng tôi từ chối. Tôi bảo tôi chỉ có thể tiếp khi đã thi xong.

Nhưng cũng từ đó ngày nào tôi cũng bị mấy cuộc điện thoại dọa giết, dọa đâm xe… Sau một thời gian không chịu nổi tôi báo công an, kèm với các đoạn băng ghi âm cuộc nói chuyện dọa nạt để công an làm rõ. Nhưng kết cục công an có làm hay không tôi không biết nhưng mặc tôi cứ giải trình vụ việc vẫn không dừng lại và ngày càng nhiều cuộc điện thoại hơn. Sau mấy tháng như vậy tôi cảm thấy rất mệt mỏi và đành tự giải quyết.

 Hôm ấy có vị giáo sư bạn từ Hà Nội vào tôi đã kể về chuyện này. Sau đó tôi nhờ ông nếu có cuộc điện thoại dọa nạt đến, ông hãy nghe dùm tôi. Ông hãy nói mình là công an từ Hà Nội vào giúp tôi giải quyết sự việc. Và xác định với đầu giây bên kia rằng ông đã ghi lại tất cả các cuộc điện thoại dọa nạt và biết tác giả là ai, địa chỉ ở đâu. Cho nên sắp tới sẽ có những cuộc thăm hỏi từ phía công an.
Sau đó bên kia cúp máy và từ đó không bao giờ tôi còn bị làm phiền và dọa giết nữa. Tuy nhiên, cũng mất ròng rã 4 tháng trời. Câu chuyện của tôi tương tự như sự việc vừa qua, người dân Nghệ An đã đốt xe tên trộm chó. Qua những điều này cho thấy công an dần dần xa rời nhiệm vụ chính của mình là bảo vệ người dân lương thiện. Hiện trạng này ngày càng nguy ngập…

Phóng Viên:
Nghĩa là lòng tin từ dân bị mất mát thưa ông?

GS.TSKH Nguyễn Đăng Hưng,
       Đúng vậy, chưa bao giờ lòng tin của người dân mất mát ghê gớm đến thế. Từ anh lái taxi, đến anh đi xe ôm hay người thợ cắt tóc… đều mang tâm trạng lo âu về cuộc sống. Người ta lo không biết mình sẽ sống thế nào đây, thu nhập thế này có đủ sống không. Họ cũng theo dõi báo đài, họ cũng đặt niềm tin vào việc chống tham nhũng của Chính Phủ. Nhưng mọi chuyện dường như lại đâu vào đó.

 Điều đó cho thấy họ chờ đợi sự thay đổi mà sự thay đổi ở đây không phải thay đổi căn cơ chế độ mà ít ra thay đổi nhân sự. Những người không kiềm chế được tham nhũng, không làm được gì với tham nhũng phải được thay thế, nhường chỗ cho những người giỏi hơn với quyết tâm cao hơn, với tinh thần vì dân tỏ rõ nét hơn…

image
Phóng Viên:
Nhưng không phải tất cả mọi câu chuyện đều giống nhau thưa ông?

GS.TSKH Nguyễn Đăng Hưng,
        Thời điểm Pháp thuộc, đất nước ta bị bóc lột, dân Việt bị bần cùng hóa. Đây là lý do chính nghĩa của cuộc đấu tranh giành độc lập, giải phóng dân tộc. Hiện thực xã hội lúc đó cũng có thể là thời điểm đen tối nhưng cũng có nhà văn phản tỉnh, trí thức tả chân.

 Cụ thể như Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố trong tác phẩm của họ tố cáo trước dư luận những tội ác của thực dân và sự cùng cực của dân tộc bị trị . Nhưng những cuốn sách ấy được xuất bản, và truyền lại cho hậu thế. Còn bây giờ tôi không thấy những cuốn sách như vậy. Không phải không có những người tài mà những cuốn sách đó khó được in ấn xuất bản một cách chính diện. Người tốt giờ đây phải co cụm lại, im lặng…

Phóng Viên:
Nghĩa giá trị và quy luật thiện thắng ác đang bị đảo ngược thưa ông? .

GS.TSKH Nguyễn Đăng Hưng,
      Đúng, nhưng cái ác hoành hành, người tốt, người có đạo đức, vốn là rường cột của xã hội họ lại phải lui về thúc thủ, bàng quan. Bởi vì nếu can thiệp họ sẽ gặp tai họa, gặp rắc rối. Chúng ta vẫn biết những câu chuyện về những nhà báo viết về chống tiêu cực phải vào tù, chúng ta biết những người viết ca khúc chống Trung Quốc bị bắt. Còn những người làm thất thoát hàng trăm tỷ đồng chẳng bị sao cả, có chăng cũng chỉ đi tù sơ sơ. Điều đó làm xã hội đang đi xuống chứ không phải đi lên.

Phóng Viên:
Nhưng tại sao nhiều người nước ngoài tới Việt Nam lại bảo an ninh ở đây tốt thưa ông?

GS.TSKH Nguyễn Đăng Hưng,
    Ở một số nước như Philippine, Indonesia, Pakistan, Thái Lan… thường hay có các phe quá khích Hồi giáo, chống phương Tây. Người có đạo Hồi giáo theo phe quá khích oán hận các nước phương Tây vì nhiều lý do lịch sử.

Họ tổ chức khủng bố trên bình diện quốc tế, nhất là trong thế giới Hồi giáo. Còn ở Việt Nam chính trị ổn định, Phật giáo hiền hòa, Công giáo cũng vậy nên người nước ngoài tới đây yên tâm là không bị khủng bố. Nhưng chuyện cướp, giật đường phố, bạo lực học đường thì ngày càng trầm trọng.
Nền giáo dục tự hoại.

image
Phóng Viên:
Nhưng chúng ta không thể đổ hoàn toàn cho giáo dục. Bởi trong ca dao vẫn dạy “anh em như thể chân tay, thương người như thể thương thân…” Và vẫn còn nhiều tấm gương tốt trong xã hội?

GS.TSKH Nguyễn Đăng Hưng,
       Hồi cách mạng năm 1789 ở bên Pháp, giáo dục nằm trong tay nhà thờ. Cách mạng thành công, trường học được giải phóng, việc giáo dục trở thành lĩnh vực của thế nhân, chính quyền dân sự.
 Tuy nhiên, người Công giáo vẫn có  quyền mở lớp riêng cho họ… Những người theo đạo có quyền đi học ở mọi trường lớp và đức tin của những con chiên được nhà nước đảm bảo và tôn trọng.

Xin kể một kinh nghiệm cá nhân mà tôi đã thâu thập tại Bỉ. Tôi là người theo đạo Phật, vợ tôi là người Công Giáo. Các con tôi theo đạo bố nhưng vì trường Công giáo rất nghiêm, tôi ghi tên các con theo học tiểu và trung học tại đây. Nhưng không vì thế mà chúng bị phân biệt. Ở trường con tôi đứng đầu lớp về môn học giáo lý Công giáo, tuy chúng nó thưa với thầy cô là chúng nó theo đạo Phật. Nhưng những thầy cô ở đây nói rằng: Con tin vào điều gì hãy giữ vừng niềm tin đó.

 Đằng này chúng ta đưa chính trị vào trường học, nhồi nhét quan điểm một chiều trong trường học. Thay vì khuyến khích yêu thương nâng đỡ nhau để giải quyết các vấn đề thì có một thời ta lại khuyến khích đấu tranh để sống còn. Mà đấu tranh giai cấp là tiêu diệt kẻ thù, tiêu diệt thế lực thù địch… Thói ghen ghét, đố kỵ ở đâu cũng có, nhưng tôi có cảm nhận tại Việt Nam ngày nay, những tật xấu này có phần gay gắt một cách không bình thường.

Phóng Viên:
Nghĩa là dù thế nào con người cũng phải sống với một niềm tin thưa ông?

GS.TSKH Nguyễn Đăng Hưng,
      Vâng, tôi có cảm tưởng niềm tin ở con người, ở tổ chức xã hội bị đánh mất. Khoảng trống không có gì bồi đắp, nhất là khi lòng tin ở tâm linh bị phá vỡ hay không được vun xén nữa. Hậu quả nhãn tiền là người ta ngày càng coi trọng vật chất hơn là những giá trị tinh thần.

 Đã có một thời, không xa lắm, những giá trị tâm linh, tôn giáo bất cứ từ xu hướng nào bị bài bác. Thái độ vị kỹ, thực dụng trở thành bao trùm. Phạm trù thần linh phai mờ trong tâm thức con người và dần dần lòng tham lam của thân xác, của dục vọng sẽ không có gì ngăn cản nữa. Lương tâm con người chìm xuống, cái ác lên ngôi. Chẳng những kỷ cương xã hội bị phá vỡ mà luân thường đạo lý gia đình tan biến. Đây chính là hậu quả phải chờ đợi của việc đánh mất niềm tin, xoá bỏ đức tin…

image
Phóng Viên:
Nghĩa là vấn đề nằm từ gốc chứ không phải ngọn thưa ông?

GS.TSKH Nguyễn Đăng Hưng,
       Đúng thế. Một  lớp học tiểu học, sự giàu nghèo thể hiện ngay trong ăn mặc, trong những tiệc sinh nhật của từng đứa trẻ. Những đứa trẻ con nhà giàu có, nếu không được dạy phải thương bạn, tôn trọng bạn, chúng sẽ ra sao khi trưởng thành?. Những đứa trẻ nghèo khó luôn tự hỏi tại sao mẹ  không mua cho con áo đẹp, tại sao mẹ không mua cho con cặp đẹp ?. Tất cả những cái đó nếu không được giải tỏa bằng các bài học thường trực hàng ngày, thì lâu dần sẽ ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách của một đời người.

      Giáo dục thường thức, giáo dục công dân đang có vấn đề. Tuổi trẻ xao nhãng học văn, ngán ngẫm học sử vì bài học, vì sách giaó khoa quá ư cứng nhắc, một chiều, không hấp dẫn, không sinh động. Giới trẻ ngày nay không biết sử ta,  nhưng khi mở Ti Vi lên, khắp mọi kênh chiếu toàn phim Trung Quốc. Tình trạng này đang dẫn đến tai hoạ trước mắt là tuổi trẻ ta hiểu biết lịch sử Trung Quốc hơn là lịch sử Việt  Nam. Đó là điều không thể chấp nhận được.

Phóng Viên:
Bởi vậy ông cho rằng xã hội hiện nay giống một câu chuyện cổ tích mà kết thúc là thảm họa?

GS.TSKH Nguyễn Đăng Hưng,
     Tôi nói có ngoa đâu. Ba tôi, những người cùng thời với ông cả đời đi theo cách mạng. Trên đôi vai của họ là những vì sao, là khát vọng về một xã hội công bằng, là dân tộc độc lập, tự do và hạnh phúc. Lý tưởng sống ngày đó là Tổ quốc trên hết, mình vì mọi người mọi người vì mình.

 Còn bây giờ mọi thứ lại dường như đi ngược lại hết. Ai có nhiều quyền người ấy có nhiều lợi ích nhất. Chứ người dân chân lấm tay bùn thì chẳng có gì để tham nhũng.

image
Cộng sản vô thần Nguyễn Thiện Nhân "giảng đạo"
Phóng Viên:
Vậy theo ông, bài học thường trực trong nhà trường phải nói về yêu thương?

GS.TSKH Nguyễn Đăng Hưng,
    Đúng vậy, ở trường hiện nay tôi thấy ít có chủ trương dạy con thương yêu cha mẹ. Chỉ thấy dạy yêu tổ quốc nhưng người Việt Nam cũng như các dân tộc khác, căn bản là gia đình.

 Trẻ con phải được dạy yêu thương cái nôi là yêu cha mẹ, yêu anh em, yêu ông bà rồi mới yêu cái cây đa, yêu cái đình làng, cánh đồng lúa chin', con sông nho nhỏ uốn quanh làng quê, con đường phố rợp bóng mát cây xanh, rồi mới đến yêu Tổ quốc với tất cả những yếu tố văn hoá, lịch sử đi theo:

Tuyên ngôn độc lập của Lý Thường Kiệt trên sông Như Nguyệt, Bình ngô Đại cáo của Nguyễn Trãi, Truyện Kiều của Nguyễn Du…. Vì với trẻ con Tổ quốc là điều gì rất mông lung. 5, 6 tuổi biết thế nào là tình yêu tổ quốc?.
Tuổi này nó cần bàn tay ấm áp của mẹ, sự vuốt ve của cha, sự nâng đỡ của anh và bài học giáo dục mỗi ngày ở nhà, ở trường cũng phải thường xuyên như vậy.

 Nhưng dường như bài học thương yêu, đề cao những tâm hồn cao thượng, tình tương thân tương ái, nhiễu điều phủ lấy giá gương, thương người như thể thương thân, đã bị làm cho mờ nhạt từ lâu. Một môi trường như vậy mà bạo lực không xuất hiện mới là điều lạ.



YÊN TRANG
Chưa đi chưa biết


Chưa đi chưa biết Bến Tre,
N
ếu đi s thy cá mè như nhau.
Toàn là m
t ln đu trâu,
C
ướp nhà, cướp đt, đè đu dân oan.

Ch
ưa đi chưa biết Bà Đen,
N
ếu đi s thy chúng hèn đáng khinh.
Tàu xâm lăng thì làm thinh,
Dân đen ph
n đi, ti hình pht ngay.

Ch
ưa đi chưa biết Bình Dương,
N
ếu đi s thy đau thương vô cùng.
Th
y Tàu thì nó gp lưng,
Th
y dân thì nó li hùng h lên.

Ch
ưa đi chưa biết Cà Mau,
N
ếu đi s thy mt màu tang thương.
C
m quyn là lũ bt lương,
Th
t két, tham nhũng, mt phường lưu manh.

Ch
ưa đi chưa biết Cn Thơ,
N
ếu đi s thy xác xơ dân mình.
Ng
ười dân kh cc mưu sinh,
C
m quyn chiếm đt xây dinh, dng nhà.

Ch
ưa đi chưa biết Đ Sơn,
N
ếu đi s thy t hơn đ ti.
Trên cao m
t lũ ngu ngi,
Đ
dân khn kh mt đi lm than.

Ch
ưa đi chưa biết Huế thương,
N
ếu đi s thy dân thường th than.
L
ưu manh, trm cướp làm quan,
C
ướp sông, cướp cn, dân oan kêu tri.

Ch
ưa đi chưa biết Hi Dương,
N
ếu đi s thy chuyn thường xy ra.
Có mi
ếng đt tt dng nhà,
Lãnh đ
o nhìn thy, thế là mt toi.

Ch
ưa đi chưa biết Hòn Chng,
N
ếu đi s thy dân không còn gì.
Trên c
n b lãnh đo đì,
D
ưới bin Trung Cng nó đì mnh hơn.

Ch
ưa đi chưa biết Lâm Đng,
N
ếu đi s thy đau lòng t tiên.
Giang s
ơn mt gii cao nguyên,
Đ
Tàu khai thác nát nghin quê hương.

Ch
ưa đi chưa biết Tây Ninh,
N
ếu đi s mi biết dân tình làng quê.
Ngày x
ưa rung luá ê h,
Bây gi
xut cng làm thuê cho Tàu.

Ch
ưa đi chưa biết Qung Ninh,
N
ếu đi s thy hong kinh phn đi.
Ki
n thưa khó hơn kin tri,
Vi
ết ra s tht thì ngi tù ngay.

Ch
ưa đi chưa biết Quy Nhơn,
N
ếu đi s thy chng hơn nhà tù.
Dân đen cho đ
ến thày tu,
B
t đng ý kiến là tù mt gông.

Ch
ưa đi chưa biết Sài Gòn,
N
ếu đi s thy chng còn thân quen.
Đ
ường xá hn đn, thay tên,
Công an, c
nh sát tng tin gia trưa.

Ch
ưa đi chưa biết Sông Hương,
N
ếu đi s thy sông thường th than.
Còn đâu đ
t Vit dân Nam,
Giang s
ơn gm vóc nó mang dâng Tu.

Ch
ưa đi chưa biết Nha Trang,
N
ếu đi s thy tng hàng l rơi.
M
i ln nhìn ra bin khơi,
Giang s
ơn sao li đ trôi sang Tàu.

Ch
ưa đi chưa biết Vũng Tàu,
N
ếu đi s thy gic tàu xâm lăng.
Lãnh đ
o gc mt lng câm,
Bi
u tình, phn đi, người dân đi tù!

Ch
ưa đi chưa biết gn xa,
N
ếu đi s thy toàn là lưu manh.
T
trung ương đến tha hành,
Th
y Tàu thì s ch hành h dân

Ch
ưa đi chưa biết Cali,
N
ếu đi s thy nhng gì đúng, hay.
C
t đèn mà có chân tay,
Nó cũng v
ượt bin sang đây tc thì.

Th
ế mà cũng thy lm khi,
Bao ng
ười áo gm bay v Vit Nam.
Ho
c là nghe lũ vit gian,
Đem ti
n mà cúng nuôi đoàn lưu manh.

Chúng nó đè c dân lành,
Đ
ến c nhng bc tu hành chng tha.
M
t Hoàng Sa, mt Trường Sa,
Tây Nguyên Bauxite bán ra cho tàu.

Trí thc chng đi mt câu,
Đánh đ
p, bt b, nht sâu trong tù.
Qu
là lũ lãnh đo ngu,
Đôi tai đã đi
ếc, mt mù đã lâu.

Hi người dân Vit toàn cu,
Đoàn kết chng cng, chng tàu ngoi xâm.
Mt ngày mai s tht gn,
C vàng rc r ba phn Vit Nam.

image





































No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.