Ảnh
ngày cưới Trung Úy Nguyễn Diếu 1968
Vào
ngày thứ ba của cuộc hành quân 719 Lam Sơn (10 tháng 2, 1971,) có một trực
thăng UH-1 Huey của VNCH bị bắn rơi tại Hạ Lào. Tất cả những người có mặt trên
chuyến bay này đều bị tử nạn, đó là :
Hình minh họa: UH-1 tại Hạ Lào 1971
Ðại
Tá Cao Khắc Nhật trưởng phòng 3,
Trung
Tá Phạm Vi, trưởng phòng 4 thuộc Bộ Tư Lệnh QÐ 1,
Hai
phi công là:
Trung
Úy Nguyễn Diếu,
Trung
Úy Tạ Hòa
Hai
nhân viên phi hành đoàn là:
TS
Cơ Khí Nguyễn Hoàng Anh,
HS
Xạ Thủ Trần Công Minh, thuộc Không Ðoàn 41-Phi Ðoàn 213- SÐ1KQ đóng tại Ðà
Nẵng.
Photo by Larry Burrows
Trên
chuyến bay này còn có 4 phóng viên Mỹ là:
Larry
Burrows của tờ Life,
Henri
Huet của AP,
Kent
Potter của UPI
và
phóng viên người Nhật Keisaburo Shirnamoto của tờ Newsweek.
Vào
năm 2008 trưởng phòng thông tấn AP tại Saigon
ngày xưa là Richard Pyle đã đến Hạ Lào tìm xác các phóng viên tử nạn. Sau nhiều
ngày cùng dân địa phương đào xới nơi máy bay bị bắn rơi, Richard Pyle đã tìm
thấy hài cốt của tất cả những người tử nạn, nhưng qua thời gian 37 năm, tất cả
di hài đã tan nát trộn lẫn với nhau, và sau đó tro cốt này đã được đem về để
tại Newseum ở thủ đô Hoa Thịnh Ðốn. Vào tháng 4 năm 2008, Newseum đã cử hành
một lễ tưởng niệm cho bốn phóng viên Mỹ tử nạn trong chuyến bay này, nhưng về
phía Việt Nam không có một bảng tên nào được ghi dấu.
Tin
tức này đã đến với bà quả phụ cố trung úy phi công Nguyễn Diếu là bà Trương Thị
Sen, hiện ở An Cựu, Huế từ năm 2008, nhưng vì không có phương tiện để sang Mỹ
viếng nơi để tro cốt của chồng, nên mãi đến 4 năm sau (2012) người quả phụ này
mới có cơ hội đến Mỹ và đi thăm nơi để di cốt của chồng.
Bà Trương Thị Sen tại Newseum ở thủ đô Hoa Thịnh
Ðốn.
Nhờ
sự giúp đỡ của Bảo Tàng Viện Việt Nam ở San José, các thân hữu trong các binh
chủng, bạn bè và họ hàng thân quyến, tháng 5 năm 2012, bà quả phụ Nguyễn Diếu,
đã từ Huế, vào Saigon, đến San Jose, Illinois, North Carolina và cuối cùng đã
được đến thăm nơi lưu giữ tro cốt của chồng tại Hoa Thịnh Ðốn. Chúng tôi đã
được gặp gỡ bà Trương thị Sen trong một cuộc họp mặt của nhóm cựu nữ sinh Bồ
Ðề, Huế tại Little Saigon, tại đây bà Sen đã không dấu được giọt lệ trong khóe
mắt, khi đã hơn 50 năm qua, bạn bè, có người nhớ kẻ không, nhưng ai cũng đối
với bà trong tình thân ái, nhất là khi được biết bà Sen là một quả phụ của VNCH,
đã ở vậy nuôi con trong suốt 41 năm dài, qua bao nhiêu biến cố của đất nước.
Bà Trương Thị Sen năm nay đã trên 70 tuổi. Bà kết hôn với Thiếu Úy
Nguyễn Diếu năm 1968 tại Huế và hai ông bà sinh hạ được một trai một gái, hiện
nay cô con gái là công nhân hãng dệt và con trai làm nghề thợ may, sống tại An
Cựu, thành phố Huế. Sau khi có tin trực thăng của chồng rơi tại Hạ Lào, và trên
máy bay không còn ai sống sót, bà được Phi Ðoàn 213 bố trí cho một công việc
dọn dẹp trong phi trường để có sinh kế nuôi con. Sau khi Ðà Nẵng mất vào tháng
3 năm 1975, bà Sen bắt đầu bươn chải, buôn bán ngoài chợ trời, cho mãi đến năm
1978, bà mới trở về Huế nương nhờ cha mẹ của mình.
Bà Trương Thị Sen gặp lại
bạn bè sau 50 năm xa cách.
Cộng
đồng người Việt hải ngoại mở rộng vòng tay đón người quả phụ VNCH.
Một
người bạn của cố Trung Úy Nguyễn Diêu, hiện cư ngụ tại San José, đã đem câu
chuyện này kể với cựu Ðại Tá Vũ Văn Lộc, bút hiệu Giao Chỉ, giám đốc IRCC để
nhờ ông tìm cách vận động bạn bè và chiến hữu của cố Trung Úy Nguyễn Diếu giúp
cho người vợ chờ chồng 40 năm có chút phương tiện để sang Mỹ thăm nơi để chút
tro cốt của chồng, cũng như liên lạc với ban giám đốc Newseum xem có thể giúp
đỡ gì được cho bà Sen hay không? Cuối cùng vào tháng 4 năm 2012, nhờ sự bảo trợ
của anh Nguyễn Hữu Thanh Lam và các cháu ở Illinois, chị Trương Thị Sen bắt đầu
lên đường đi Mỹ. Ðể được yên tâm hơn trên đoạn đường dài, khi 41 năm nay chị
Sen chỉ quanh quẩn ở xóm làng và không biết tiếng Anh, chị đã đến San José
trước và từ đây đi Illinois, trong khi chờ đợi ngày đi thăm Bảo Tàng Viện
Truyền Thông. Tại San José, chị Sen đã được anh Trần Thạnh mở trương mục để
quyên góp và ông Vũ Văn Lộc tổ chức cuộc họp cho những người quan tâm gặp gỡ
chị.
4
ký giả Mỹ và những di vật tìm được tại Hạ Lào năm 2008
Mãi
đến tháng 11 năm nay (2012) chị Trương Thị Sen được anh Trương Ðình Thiện,
nguyên là một sĩ quan nhẩy toán, đại diện cộng đồng Việt Nam tại Raleigh ,
North Carolina mời chị sang thăm
và đưa chị viếng Newseum. Tại Hoa Thịnh Ðốn chị Sen đã được cộng đồng người
Việt và các bạn trong “Bản Tin Hoa Thịnh Ðốn – SBTN” cũng như nhân viên viện
bảo tàng đón tiếp. Tại nơi để tro cốt của 4 ký giả và phi hành đoàn của chuyến
bay định mệnh, chị Sen đã xúc động quỳ xuống bên phiến đá cẩm thạch nói với
người đã khuất: “Sau 41 năm, không hề có một tin tức về anh. Giờ đây em đã
yên tâm. Xin anh hãy yên nghỉ.”
Trên
đường đi thăm tro cốt của chồng, từ Nam
hay Bắc Cali , Illinois ,
North Carolina , Washington D.C. ,
ở đâu những chiến hữu của chồng và đồng bào cũng tiếp đón, giúp đỡ chị Trương
Thị Sen tận tình. Sau Giáng Sinh năm nay, bà quả phụ cố Trung Úy Phạm Diếu sẽ
trở về Huế, Việt Nam ,
nơi bà hiện đang sống với hai con và bốn cháu nội ngoại.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.