Wednesday, January 9, 2013

Từ chối lời khen của Thủ tướng

image
Nghệ sĩ Kim Chi (trái) và các văn công.

Nghệ sĩ Kim Chi, người từng tham gia nhiều phim lớn của điện ảnh cách mạng Việt Nam, vừa từ chối làm hồ sơ khen thưởng nghệ sĩ của Thủ tướng Việt Nam vì cho rằng ông Nguyễn Tấn Dũng “đang làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân”.
Bà nói với BBC Tiếng Việt, “để được thủ tướng khen thì tôi không muốn điều đó”.

image
Trước đó, bà Kim Chi được Hội Điện ảnh Việt Nam gợi ý làm hồ sơ để đề nghị Thủ tướng khen thưởng, tuy nhiên bà đã gửi một lá thư cảm ơn tới Hội, đồng thời ghi rõ lý do từ chối.
“Tôi không muốn trong nhà tôi có chữ ký của một kẻ đang làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân. Với tôi, đó là một điều rất tổn thương vì cảm giác của mình bị xúc phạm....Được các đồng nghiệp có tâm, có tài khen ngợi mới thật là điều vinh dự,” bà viết trong lá thư gửi Hội Điện ảnh.

image
Tôi không muốn trong nhà tôi có chữ ký của một kẻ đang làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân. Với tôi, đó là một điều rất tổn thương vì cảm giác của mình bị xúc phạm."


‘Làm khổ dân là có tội’
Diễn viên điện ảnh Kim Chi nói thủ tướng đã làm bà mất lòng tin, và là công dân thì "có quyền thích hay không thích, mà không thích thì không nhận".

image
Giải thích về những điều thủ tướng làm khiến bà không hài lòng, bà nói, “thế giới và mọi nơi đều phản đối một số việc và cách thủ tướng điều hành”.
“Đối với tôi, ai làm lãnh đạo mà làm cho đất nước giàu, nhân dân sung sướng thì tôi quý trọng, còn ai không làm được điều đó thì tôi không thích, không quý trọng, khen tôi tôi thấy không sung sướng.”

image
Khi được hỏi liệu bà có sợ bị ảnh hưởng tới bản thân khi đưa ra lá thư này, nghệ sĩ nói, thậm chí cả khi người ta tạo ra những tai nạn để bà "chết" đi nữa, thì điều đó cũng không đáng sợ vì “tôi sống ngay thẳng, sống cho tử tế”.
“Cuộc đời này bao giờ sống cho ngay thẳng cũng rất khó khăn, sống cho tử tế, cho thật với lòng mình thì không phải ai cũng ủng hộ.”
“Tôi có thể không tin cá nhân ông thủ tướng nhưng mà tôi tin cái chung, còn nhiều cái điều tốt đẹp.”

Bà Kim Chi nói có biết được nhiều trường hợp bị bắt, bị tù khi “nói tiếng nói khác”, “nhưng đó là những tiếng nói bảo vệ chính nghĩa”, mà đã là nghệ sĩ dù làm gì cũng nên hướng về điều thiện.
"Là người có chức, có quyền thì lại càng phải sống ngay thẳng, mẫu mực, chứ làm khổ dân là người có tội."

Nghệ sĩ ‘cộng sản’

image
Diễn viên của Biệt Động Sài Gòn nói từng đi chiến trường 10 năm, “không sợ chết với bom đạn” thì bây giờ coi mọi cái “nhẹ như lông hồng”.
Sau khi học xong lớp điện ảnh khóa đầu tiên ở miền Bắc, bà Kim Chi làm đơn xin vào chiến trường ngay vì lúc đó cuộc chiến đấu đang tới lúc căng thẳng, lúc đó bà nghĩ rằng những nơi rừng núi Trường Sơn cần tiếng hát, cần văn nghệ “để tin cách mạng còn sống”.
“Tôi cũng nói thẳng, tôi là nghệ sĩ cộng sản chính hiệu, và cho tới bây giờ, trái tim tôi là tim của một người cộng sản mong cái đất nước này sẽ hòa nhập được với thế giới, tốt đẹp hơn, giàu có hơn, và dân không khổ nữa.”
image
Bày tỏ tư tưởng về sự nổi tiếng trong nghiệp diễn xuất, bà Kim Chi cho rằng, sự nổi tiếng cũng là “phù du hết”, “tôi thế này là may mắn lắm rồi, đồng đội tôi có người còn đi mãi không về."
“...Có người mà cho tới giờ hài cốt còn chẳng được đưa về, điều này làm tôi khắc khoải đau buồn lắm. Người ta cũng như mình, tuổi trẻ tất cả người ta đã hiến dâng mà không được gì.”
“Tuổi trẻ của chúng tôi thì mang cả xương máu của mình ra để mà giành lại đất nước, cho tới giờ tôi vẫn tự hào là tôi sống đẹp."
“Còn lớp trẻ bây giờ, một số em làm những việc mà không còn kể tới cả lòng tự trọng nữa, thì tôi thấy rất là dại, dại lắm.”
“Nhưng truyền thông cũng phải có trách nhiệm,” diễn viên điện ảnh Kim Chi cho rằng, một phần là vì truyền thông thấy những chuyện không hay mà cũng đưa lên, nên “họ lầm tưởng đó là cách để nổi tiếng”.
image
Bà Kim Chi cho rằng một số việc thủ tướng điều hành đang bị 'thế giới phản đối'

Về lá thư gửi tới hội Điện ảnh Việt Nam từ chối làm hồ sơ nhận bằng khen của thủ tướng, nghệ sĩ Kim Chi nói không hề muốn đưa lên mạng hay nhằm kích động bất kỳ ai, mà do một người bạn thân của gia đình ngỏ ý muốn xin để đưa lên Facebook, và bà cũng không ái ngại chuyện đó.


image
Mai Phương và ba, NSND Hồng Sến.
Nghệ sĩ Kim Chi gần đây tham gia bộ phim nhiều tập Những đứa con của Biệt động Sài Gòn và còn được biết đến là vợ của đạo diễn Hồng Sến, nổi tiếng với những bộ phim như Nước về Bắc Hưng Hải, Mùa Gió Chướng, Cánh Đồng Hoang.


Giới điện ảnh nói về bà Kim Chi

image
Việc diễn viên, nghệ sĩ Kim Chi từ chối làm hồ sơ xét khen thưởng của thủ tướng gây ra phản ứng nhiều chiều trong giới điện ảnh Việt Nam.
Đạo diễn Phan Huyền Thư nói có thể hiểu và đồng cảm được với nghệ sĩ Kim Chi dưới góc độ của người làm nghệ thuật, tuy nhiên nếu không khéo, nó lại hướng câu chuyện theo cách “cá nhân với cá nhân”.

Tuy nhiên, bản thân Phan Huyền Thư cũng từng từ chối nhận giải thưởng của nhà nước, vì “không dám nhận, chưa thấy mình xứng đáng với giải thưởng đó”, và nhận xét cách trao giải còn cứng nhắc, cơ chế khen thưởng còn theo kiểu “xin-cho”, “trịnh thượng”.
Trong khi đó, bà Nguyễn thị Hồng Ngát, Phó chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam thì cho rằng, việc nghệ sĩ Kim Chi phát biểu trên mạng như vậy là “thiếu nguyên tắc”, còn đó là ý kiến riêng của nghệ sĩ, “chị ấy muốn nói gì chả được”.

Còn đạo diễn Lê Hoàng cho biết không theo dõi sự việc trên, vì “chỉ đọc báo chính thống trong nước, không đọc báo mạng bên ngoài,” tuy nhiên, “xưa nay cũng đã có nhiều nghệ sĩ từ chối chứ chẳng phải riêng gì cô Kim Chi, và mỗi người có một lý do của mình”.
“Có người từ chối vì không bằng lòng với cách xét, có người từ chối vì cảm thấy mình không xứng đáng, có người cũng từ chối vì cho rằng mình phải dành cơ hội này cho những người khác.”

Trong nhà chưa tỏ ngoài ngõ đã tường’
Đại diện của Hội Điện ảnh Việt Nam cho BBC biết “không hài lòng lắm khi công việc chưa đâu vào đâu”.
“Tôi thấy như thế là không ổn,” theo bà Hồng Ngát, “việc nội bộ mà chứ đã trình đâu mà lại bảo là không thích của thủ tướng”.

image
Bà Nguyễn Thị Hồng Ngát
Bà Nguyễn Thị Hồng Ngát nói đã đọc đơn của bà Kim Chi, nhưng về “nguyên tắc thì như thế là không đúng lắm”, vì đơn gửi cho Hội thì phải để Hội xem xét giải quyết, “chứ Hội chưa có ý kiến gì mà đã tung hết cả lên mạng, trả lời cả BBC”.
“Tôi chả hiểu là nhân cái đơn này thì để làm cái gì, chỉ vì một việc rất nhỏ thế này mà nói một vấn đề rất là lớn.”

Phó chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam giải thích, việc xét thưởng đang nằm ở giai đoạn hoàn thành hồ sơ, chưa trình lên thủ tướng, và nghệ sĩ Kim Chi nằm trong danh sách 50 hồ sơ được Ban chấp hành Hội Điện ảnh xét duyệt trong đợt này.
“Hội mới thấy là có nhiều quá mà tồn lại từ những khóa trước thì trong đợt này Hội mới xem xét để có thể trình lên xin,” bà Hồng Ngát nói, “những người giỏi thì người ta được huân chương độc lập hay là huân chương hạng nhất từ lâu rồi.”
“Đây là những người cũng vừa phải thôi thì Ban chấp hành nghĩ là xin bằng khen hay là huân chương lao động hạng ba gì đấy.”

Khen thưởng kiểu ‘xin-cho’

image
Trong khi đó, đạo diễn Phan Huyền Thư cho rằng, “cách mà chúng ta công nhận nhau hay là chúng ta khen thưởng, chúng ta động viên nhau đôi khi bị mang tính chất cơ chế và cứng nhắc”.
Khi bàn về việc nghệ sĩ phải làm hồ sơ xin và chờ Nhà nước xét duyệt khen thưởng có còn phù hợp với xã hội hiện đại, nữ đạo diễn phim tài liệu nói, “tôi không thể nào ép buộc Nhà nước phải đưa ra cơ chế, chính sách không tương đương với tất cả những thể chế mà họ đang thực thi trên đất nước của mình, tuy nhiên, phù hợp hay không thuộc về trách nhiệm của những người lập pháp và hành pháp và những quy định quy chế”.
“Tôi thấy là mọi sự tuyên dương, khen thưởng, động viên với nhau trong mọi thời đại thì đều cần thiết.
“...Làm thế nào để phù hợp thì thực sự là khó. Có thể cái cách, hình thức thể hiện ra bên ngoài để xã hội nhìn vào hiện nay nó đang ở cơ chế xin-cho hoặc là ở trên xét xuống, thì nó khiến cho bản chất của việc rất tốt đẹp là tôn vinh và công nhận nhau tự nhiên lại mang chiều hướng hơi bị trịch thượng,” Phan Huyền Thư nói.

image
Đạo diễn Lê Hoàng
Từ Sài Gòn, đạo diễn Lê Hoàng trả lời, “định nghĩa thế nào là xã hội hiện đại? Xã hội hiện đại ở Việt Nam thì nó khác với xã hội hiện đại của Anh và nó khác với xã hội hiện đại của Mỹ.
“...Nó còn tùy thuộc vào mỗi quốc gia mà nghệ sĩ đó sống.”
Cụ thể trường hợp của xã hội Việt Nam, ông nói cách khen thưởng đó “vẫn còn phù hợp”.
Nhưng với Phan Huyền Thư, cách thể hiện và tôn vinh phù hợp là khi đối tượng công nhận nghệ sĩ là khán giả, công chúng, là xã hội, còn về phía các nhà quản lý mà “muốn tôn vinh người ta thì phải chủ động”.
“Nên chủ động khen thưởng, tôn vinh nhau là điều sang trọng và rất nhân văn.”

‘Muốn thì mới khó’

image
Trong lá thư gửi Hội Điện ảnh, nghệ sĩ ưu tú Kim Chi viết, “Tôi không muốn trong nhà tôi có chữ ký của một kẻ đang làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân. Với tôi, đó là một điều rất tổn thương vì cảm giác của mình bị xúc phạm.
“...Được các đồng nghiệp có tâm, có tài khen ngợi mới thật là điều vinh dự.”
Trong khi đó đại diện Hội Điện ảnh, bà Hồng Ngát nói sẽ mời nghệ sĩ Kim Chi lên để hỏi xem “tình hình ra sao".
“Muốn thì mới khó chứ không muốn thì dễ không. Người từ chối thì thoải mái chứ sao đâu, chúng tôi cũng vất vả lắm. Không xét thì người này thắc mắc người kia thắc mắc, xét thì người muốn người không muốn như chị Kim Chi,” bà Hồng Ngát nói.


Nghe phỏng vấn bà Kim Chi:

image

https://www.youtube.com/watch?v=1oB9TsIQmTA



Muốn coi dĩa lậu “ây si a”
Đi tù đừng oán, công an tới nhà!

image
tê tê & tê dế

Ơ hay độc lập "tư ro”
Ba gờ (3G) coi trộm biết mo đường mò?

image
phó thường dân




image




No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.