Nếu
ai đã từng tiếp xúc với Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario thì
có thể đoan chắc rằng những gì ông thông báo vào buổi chiều hôm 22/1
ở Manila không phải là một quyết định
nông nổi.
Người
đàn ông 73 tuổi với khuôn mặt tròn và giọng nói nhỏ nhẹ này nổi
tiếng là chu đáo và cẩn thận, ngay cả với giới phóng viên.
Quyết
định mang tranh chấp quanh Bãi cạn Scarborough và Đường lưỡi bò của
Trung Quốc ra Tòa án Trọng tài quốc tế thực ra đã được các nhà
hoạch định chính sách của Philippines cân nhắc nhiều tháng nay.
Họ
cũng mời một chuyên gia hàng đầu thế giới về luật quốc tế, luật sư
Paul Reichler từ công ty Foley Hoag LLP trụ sở ở Washington D.C, tư vấn
chính cho vụ kiện.
Kế
hoạch pháp lý của Manila được các nhà
quan sát nhận xét là khá tinh vi và độc đáo.
Xét
xử vấn đề nan giải và phức tạp này là một tòa án khác, và không
thể thực hiện mà không có sự chấp thuận của Trung Quốc cũng như các
nước có tuyên bố chủ quyền liên quan.
Thay
vào đó, Manila đệ đơn lên tòa trọng tài trong khuôn khổ Công ước Liên
Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) để khiếu nại về các vi phạm của
Trung Quốc đối với vùng biển chủ quyền của Philippines, cùng các cấu
thành như thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế (EEZ)... đã được
UNCLOS quy định.
Ý
nghĩa chính trị
Giáo
sư Carlyle Thayer từ Canberra, người nhiều năm theo dõi vấn đề Biển
Đông, nhận xét rằng ý nghĩa to lớn đầu tiên của quyết định khiếu
kiện nói trên là phản kháng lại chủ trương tuyệt đối không quốc tế
hóa tranh chấp Biển Đông của Trung Quốc.
"Trung
Quốc có 30 ngày để phản hồi," - ông Thayer giải thích.
"Ngay
cả khi Trung Quốc không có phản hồi gì, thì tòa án trọng tài vẫn
có thể được thiết lập theo quy tắc của UNCLOS."
Tất
nhiên, tòa án này sẽ phải cân nhắc tất cả các yêu cầu, như khiếu
nại của Philippines
có cơ sở pháp lý hay không, UNCLOS có thẩm quyền pháp lý với các
khiếu nại đó không...
"Thế
nhưng một khi các yêu cầu trên được thỏa mãn, thì tòa có thể tiến
hành mà không cần phải có sự tham gia của Trung Quốc," theo Giáo
sư Thayer.
Hãy
tưởng tượng sự đắc thắng của một anh nhà nghèo lôi được ông hàng
xóm giàu có, quyền thế đang chiếm đất của mình ra tòa cho dù ông kia
nhất quyết không chịu đi.
Thắng
lợi của Philippines trong vụ này, nếu đạt được, sẽ là nguồn động
viên cho các nước cũng đang gặp khó trong tranh chấp chủ quyền với
Trung Quốc ở Biển Đông như Việt Nam và Malaysia tiếp tục khiếu nại lên
LHQ.
Tuy
nhiên thành công của các nước này đến đâu thì lại là một vấn đề
khác.
Giới
chuyên gia hiện còn chưa thống nhất với nhau về mức độ ràng buộc của
phán quyết mà Tòa án Trọng tài UNCLOS có thể đưa ra.
Hiện
UNCLOS không có cơ chế nào bắt buộc các bên phải tuân thủ một cách
chặt chẽ và đó là sự mạo hiểm mà Philippines phải chấp nhận.
"Cái
được lớn nhất của Philippines
trong vụ này là về tinh thần," - Tiến sỹ Ian Storey từ Viện
Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ở Singapore nhận định.
Hết
phương cách
Bản
thân Manila cũng đã chuẩn bị tinh thần
cho một tiến trình pháp lý có thể kéo dài từ 3-4 năm.
Trong
một thông cáo gửi tới các phóng viên hôm 22/1, Bộ Ngoại giao
Philippines nói họ tin tưởng họ có đủ bằng chứng và cơ sở để khiếu
nại, "tuy nhiên trong một vụ kiện thì có nhiều yếu tố phải cân
nhắc".
"Điều
quan trọng nhất là chúng tôi có thể trình bày khiếu nại của mình
đối với Trung Quốc cũng như bảo vệ quyền lợi quốc gia và chủ quyền
biển của chúng tôi tại một tòa án quốc tế độc lập."
Thông
cáo của Bộ Ngoại giao Philippines cũng gạt đi quan ngại về nguy cơ xảy
ra xung đột vũ trang vì việc khiếu kiện: "Trung Quốc là bạn.
Trọng tài phân xử là tiến trình hòa bình và hữu nghị để đạt được
dàn xếp giữa bạn bè với nhau".
Theo
Ngoại trưởng del Rosario, lý do chính để Philippines quyết định đưa
tranh chấp ra tòa quốc tế là vì nước này đã "cạn kiệt giải
pháp", khi các kênh chính trị và ngoại giao đều bế tắc trước
một Trung Quốc ngày càng mạnh bạo.
"Nếu
chúng tôi không hành động lúc này, thì chúng tôi sẽ bị đặt vào tình
thế đã rồi," - thông cáo của Bộ Ngoại giao Philippines cho
hay.
Không
ai cho rằng sẽ có một cuộc chiến tranh, hay thậm chí xung đột vũ
trang diện rộng tại Biển Đông trong thời gian trước mắt. Thế nhưng
những đụng độ lẻ tẻ hoàn toàn có thể xảy ra, kể cả những vụ gây
đổ máu và thiệt hại về nhân mạng.
Và
điều quan trọng là một status quo mới với Trung Quốc ngày càng hùng
mạnh và lộng hành trên biển.
Việt
Nam đứng ở đâu trong bàn cờ này?
Tiếng
Việt bình dân ở trong nước có cụm từ 'anh hùng núp' (xin lỗi ông Đinh
Núp!) để chỉ thái độ luôn đứng đằng sau lưng, không dám đưa ra quyết
định.
Thế
nhưng, thời bây giờ mà cứ núp mãi thì không thể trở thành anh hùng
được, nhất là trong con mắt của đồng bào mình.
Hồng
Nga
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.