Nhân
vụ cưỡng hiếp tập thể gây chết người gây chấn động đất nước Ấn Độ,
BBC tìm hiểu những hoàn cảnh tương tự của phụ nữ trên khắp thế giới.
Từ
Việt Nam, một nạn nhân từng bị cưỡng bức tập thể như thế đã đồng ý
thuật lại câu chuyện đau thương và đáng sợ của cô.
Cô
nêu tên giả là Phương, 32 tuổi, hiện cư trú và ‘làm việc’ tại huyện
Sóc Sơn, ngoại thành Hà Nội.
Phương
hiện là một gái bán dâm và đã có hơn 10 năm ‘làm nghề’, theo như cô
nói.
Nỗi
kinh hoàng
Do
hoàn cảnh đưa đẩy - bố mất sớm, mẹ đi tù, bản thân lại là chị cả
trong một gia đình ba chị em - Phương buộc phải ra đời kiếm miếng ăn
nuôi miệng và các em. Cô đi làm cho một nhà hàng và trở thành gái
bán dâm.
“Em
vào làm nhà hàng thì chủ nghiện thuốc phiện,” cô kể, “Một đêm em
tiếp rất nhiều khách. Sáng ra thấy chủ chơi thì mình chơi.”
“Thấy
chơi không mệt và có thể tiếp nhiều khách và cứ như thế thì mình
nghiện thế nào không biết.”.
Trong
mười mấy năm hành nghề đấy, Phương cho biết ‘cái gì cũng từng trải
qua rồi’, như ‘đánh đập, khách khứa, công an, bị cướp tiền, ăn chia
với chủ, vay nặng lãi...’.
Cô
kể lại nỗi kinh hoàng của mình khi một lần bị đến 12 khách làng
chơi cưỡng bức tập thể mà mỗi lần nghĩ lại cô lại cảm thấy ‘nỗi
sợ tột cùng’.
“Họ
bắt mình đi chơi. Có một người đứng bên cạnh cầm con dao lam. Nếu
mình không chiều, không nhiệt tình thì họ có thể rạch mặt mình bất
cứ lúc nào,” cô nói.
“Cứ
thế mình cứ tiếp lần lượt tất cả đám khách đấy.”
Lúc
đó, Phương cho biết không có ai dám can thiệp để giải cứu cho cô vì
‘trong nhà nghỉ ai cũng sợ’ mặc dù ‘chúng rất ngang nhiên để cửa
phòng toang hoang’ nhưng không ai dám vào.
Sau
lần đó, Phương cũng nhiều lần rơi vào hoàn cảnh tương tự, lúc thì
5-6 người, lúc thì 3-4 người, cô nói.
“Khi
họ rủ mình đi thì rất nhẹ nhàng. Nhưng vào đến nơi thì họ trói tay
mình vào giường và thay phiên nhau. Có lúc họ vừa đi vừa đánh mình,”
cô kể.
Những
người này, cô nói, thường là ‘đi tù về, không có tiền’.
“Năm
bảy người chơi chất kích thích rồi họ muốn một cô gái để mua vui.
Không có tiền thì họ sẵn sàng ra đường bắt,” cô nói.
‘Thay
đổi rất nhiều’
Dần
dần Phương rút ra ‘bài học nghề nghiệp’ là đi với những người quen,
đến bãi đáp quen thuộc hoặc ‘nhìn khách xem có lịch sự hay không’.
Tuy
nhiên trong hoàn cảnh lúc đó của cô nếu không có tiền thì ‘chết đói’
và ‘đói thuốc’ nên cô đành phải đi khách với bất cứ ai và ‘chỉ mong
là số mình may mắn, người này sẽ không sao’.
Phương
chia sẻ cảm giác của cô trong những ngày tháng đấy: “Mình cảm thấy
đấy là số phận của mình rồi và mình phải chấp nhận ngoài ra không
biết làm gì khác.”
“Số
mình sinh ra là bị người khác chà đạp, để làm quà cho người khác
mua vui,” cô nói thêm.
Hiện
nay, mặc dù vẫn ‘làm nghề’ nhưng Phương cho biết cuộc sống cô ‘đã thay
đổi rất nhiều’ kể từ ngày cô tham gia vào một nhóm công tác xã hội
có tên là ‘Tự lực’.
Công
việc của cô hiện nay là ‘hỗ trợ trẻ em hành nghề mại dâm ở Hà Nội,
hỗ trợ chị em bán dâm ngoài đường phố và các ở các cơ sở’.
Một
quán bar ở Hà Nội - hình chỉ có tính minh họa cho chủ đề sinh hoạt
về đêm ở Việt Nam thời nay
Dần
dần Phương rút ra ‘bài học nghề nghiệp’ là đi với những người quen,
đến bãi đáp quen thuộc hoặc ‘nhìn khách xem có lịch sự hay không’.
Tuy
nhiên trong hoàn cảnh lúc đó của cô nếu không có tiền thì ‘chết đói’
và ‘đói thuốc’nên cô đành phải đi khách với bất cứ ai và ‘chỉ mong
là số mình may mắn, người này sẽ không sao’.
Phương
chia sẻ cảm giác của cô trong những ngày tháng đấy: “Mình cảm thấy
đấy là số phận của mình rồi và mình phải chấp nhận ngoài ra không
biết làm gì khác.”
“Số
mình sinh ra là bị người khác chà đạp, để làm quà cho người khác
mua vui,” cô nói thêm.
Hiện
nay, mặc dù vẫn ‘làm nghề’ nhưng Phương cho biết cuộc sống cô ‘đã thay
đổi rất nhiều’ kể từ ngày cô tham gia vào một nhóm công tác xã hội
có tên là ‘Tự lực’.
Công
việc của cô hiện nay là ‘hỗ trợ trẻ em hành nghề mại dâm ở Hà Nội,
hỗ trợ chị em bán dâm ngoài đường phố và các ở các cơ sở’.
“Bản
thân em từng đi làm từng trải qua bao nhiêu thứ rủi ro nên em muốn đem
kinh nghiệm của mình chia sẻ với các bạn khác để những người mới
vào nghề hoặc những người chưa từng trải qua có thể tránh được,” cô
giải thích về công việc.
“Khi
biết trường hợp nào đó thì em sẽ đến động viên tinh thần và hỏi
các chi tiết nhận dạng như độ tuổi, hình dáng, đầu tóc, cách ăn
mặc, xe đi, đánh máy, in ra và mang đến tất cả các tụ điểm có chị
em làm nghề để mọi người có thể tránh,” cô nói thêm.
Cô
cho biết kể từ khi tham gia vào nhóm ‘Tự lực’ cô đã được tập huấn
các khả năng tự bảo vệ bản thân mình.
“Em
đã bỏ không còn nghiện ma túy nữa. Em cũng có thêm công việc, có thu
nhập ổn định và có quyền chọn lựa khách,” cô nói.
“Bây
giờ ít ra một tháng có hơn triệu tiền lương. Mình không sử dụng ma
túy thì cũng không tiêu nhiều tiền nữa.”
“Vài
năm nay em không còn bị ai đánh đập nữa,” cô nói thêm.
‘Cần
sự cảm thông’
Tuy
nhiên số tiền ‘hơn một triệu đến gần hai triệu một tháng’ mà cô kiếm
được từ công việc xã hội ‘không đủ trang trải cuộc sống’, cô cho
biết. Đó là lý do mà cô vẫn phải đi ‘làm nghề’.
“Em
không có nghề nghiệp, không có trình độ nên tìm một công việc phù
hợp với bản thân thì không có.”
Ngoài
công việc mới, thu nhập ổn định, bỏ được thuốc phiện, hiện nay Phương
cũng ‘đã có chồng’. Chồng của cô cũng là người nghiện ngập, hiểu
về quá khứ của cô và chấp nhận cô.
“Em
hy vọng có cuộc sống bình thường như những người phụ nữ khác, có
chồng có con,” cô bày tỏ.
Công
việc hiện tại cô đang làm ‘rất phù hợp’ mà cô ‘rất thích’ và mong
muốn của cô là công việc này ‘không chỉ ở mức độ nhóm lẻ loi mà sẽ
phát triển thành một mạng lưới cấp quốc gia để mọi người hỗ trợ
lẫn nhau và tránh những gì em đã trải qua’.
Cô
cho biết trong những lần bị tổn thương ngày trước cô ‘chẳng có bên
nào hỗ trợ cả’.
“Thật
ra chị em cũng không dám nhờ đến ai cả,” cô giải thích, “Nói ra thì
mình bị thiệt vì mình có thể bị bắt hoặc có thể không làm được ở
chỗ đó nữa.”
“Nếu
ra báo công an thì công an sẽ nói rằng ‘Đã đi làm mà còn già mồm’,”
cô nói.
Mong
ước lớn nhất của cô là ‘cần phải có sự cởi mở, cảm thông từ cộng
đồng, từ xã hội’ cho những người có hoàn cảnh như cô.
“Nếu như xã hội có cởi mở thân thiện thì chị em đi làm nghề
mới dám nói ra vấn đề của mình mà không bị kỳ thị, bắt bớ,” cô
nói, “Có nói ra thì mới giải quyết được vấn đề.”
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.