Dựa
theo chỉ số thỏa mãn khách hàng ASCI, Business Insider đưa ra danh
sách 10 công ty sẽ bị ghét nhiều nhất năm nay, trong đó có cả Facebook, Nokia,
Citigroup...
1.
JC Penney
JC
Penney bắt đầu đi từ hãng bán lẻ bình thường trở thành một trong những công ty
gặp thảm họa trong quản lý vào những năm gần đây. Cựu Giám đốc bán lẻ của
Apple, Ron Johnson nắm chức CEO của JC Penney từ tháng 11/2011 và nhanh chóng
thay đổi chính sách giá bán của hãng. Ngay sau đó, công ty nhận được những phản
ứng tiêu cực từ phía khách hàng. Doanh thu của JC Penney giảm 20% ngay trong
quý đầu tiên Ron Johnson thực hiện kế hoạch của mình. Khách hàng trung thành
của công ty lần lượt chuyển sang tiêu dùng sản phẩm của các hệ thống bán lẻ
khác. Cổ phiếu của JC Penney giảm 40% sau khi Johnson lãnh đạo. Các cổ đông rất
khó chịu khi hoạt động của công ty không mang lại cho họ cổ tức. Steve
Kernkraut, nhà phân tích bán lẻ của Durban Capital cho biết: "Đây là một thảm
họa và nó sẽ còn kéo dài. JC Penney đã mắc một sai lầm quá lớn".
2.
Dish Network
Dish
Network được khách hàng đánh giá là công ty có dịch vụ nghèo nàn trong một cuộc
khảo sát gần đây. Đây là năm thứ hai Dish Network được "vinh danh"
một trong 10 công ty bị đánh giá tồi tệ nhất. Dish còn có những hành động bất
ngờ khi cắt bớt một số kênh truyền hình, chương trình rất ăn khách và nhận được
phản ứng tiêu cực của người dùng ngay sau đó. Các nhân viên làm việc tại đây
cũng có cùng đánh giá với khách hàng. Họ cho rằng, môi trường làm việc ở đây là
"thấp kém và không đáng tin cậy".
3.
T-Mobile USA
Năm
2011, T-Mobile có kế hoạch để AT&T Inc. mua lại chi nhánh ở Mỹ từ công ty
mẹ, Deutsche Telekom. Tuy nhiên, AT&T phải hủy bỏ kế hoạch sau khi Bộ Tư pháp
Mỹ cho rằng thương vụ này sẽ ảnh hưởng đến sự cân bằng trên thị trường lĩnh vực
này. Deutsche Telekom đang trở thành điểm đen trong ngành viễn thông Mỹ. Nhà
mạng này đang mất điểm thê thảm khi dịch vụ 4G của hãng tỏ ra thua kém quá
nhiều so với các đối thủ cạnh tranh khác như AT&T, Verizon.... Dịch vụ hỗ
trợ khách hàng của T-Mobile cũng là vấn đề rất đáng lưu ý. Để tìm lại sự hài
lòng của khách hàng, hãng đã liên kết với MetroPCS, đồng thời phân phối điện
thoại iPhone như các đối thủ. Tuy nhiên, sự thay đổi trên quá nhỏ và quá muộn,
kết quả là T-Mobile đã mất 1,558 triệu thuê bao trong 3 quý đầu năm 2012.
Facebook
tự tạo khoảng cách với các nhà đầu tư của mình sau thương vụ IPO đình đám nhưng
không mang lại hiệu quả thực sự cho họ. Từ mức giá 35 USD khi IPO, cổ phiếu của
Facebook đã giảm xuống dưới 20 USD trong vòng chưa đầy 3 tháng. Ngoài ra, tính
riêng tư của người dùng Facebook không được tôn trọng đúng mực, khiến sự hài
lòng của khách hàng giảm đi đáng kể. Facebook tự cho mình quyền đăng lại bất cứ
ảnh nào trong tài khoản Instagram của người dùng. Theo ACSI, Facebook là một
trong số những công ty bị ghét nhất ở Mỹ và xếp thứ tư trong danh sách này.
Citigroup
từng sa thải Ceo Vikram Pandit, người dẫn dắt ngân hàng này vượt qua khủng
hoảng tài chính, sau đó lại có kế hoạch cắt giảm hàng nghìn lao động của tập
đoàn. Điều này làm động lực làm việc và niềm tin của nhân viên vào Citigroup
giảm xuống rất nhiều. Chưa dừng lại ở đó, CEO kế nhiệm Pandit, ông Michael
Corbat còn có ý định sa thải thêm 11.000 nhân viên. Sự nôn nóng cắt giảm chi
phí hoạt động của ban lãnh đạo Citigroup đã làm ảnh hưởng đến lợi ích các cổ
đông dài hạn. Theo Interbrand, giá trị thương hiệu của CitiGroup đã giảm 12%
trong năm 2012, chỉ còn bằng 2/3 đối thủ J.P. Morgan Chase & Co. CitiGroup
cũng có tên trong danh sách 10 công ty có dịch vụ khách hàng tồi nhất nước Mỹ.
6.
Research In Motion (RIM)
RIM
BlackBerry từng là smartphone ưu việt nhất nhất ở Mỹ và trên thế giới. Tuy
nhiên, theo số liệu được Comscore công bố gần đây, thị phần của RIM đã giảm
7,3% tại Mỹ và sẽ còn tiếp tục đi xuống trong năm 2013. Sau khi ra mắt sản phẩm
Blackberry Storm và nhận những lời chỉ trích thậm tệ từ khách hàng, RIM đã
không còn khả năng tung ra mẫu mã nào đó có thể thu hút sự chú ý của công chúng
nữa. Một số chiến lược của RIM còn làm tổn hại đến thương hiệu của gây bực tức
cho khách hàng. Năm 2011, hãng chịu khoản tổn thất 485 triệu USD trong thương
vụ máy tính bảng PlayBook. Blackberry 10, smartphone mới nhất của hãng cũng bị
trì hoãn tới vài tháng. Theo báo cáo củaInterbrand, giá trị thương hiệu của
hãng đã giảm 39% trong năm 2012.
7.
American Airlines
AMR,
công ty mẹ của American Airlines, đã hủy hoại mối quan hệ của nó với các cổ
đông, chủ sở hữu trái phiếu, phi công, khách hàng, nhà cung cấp, và hầu hết các
nhân viên khác chỉ trong một thời gian ngắn. Trong thời gian gần đây, American
Airline cho biết sẽ cắt giảm nghĩa vụ với các nhà sản xuất máy bay và chủ nợ,
gây ảnh hưởng đến tình hình tài chính của họ. Hãng còn tranh cãi với phi công
về các khoản bồi thường trong nhiều tháng qua. Hình ảnh của American Airline
trong mắt khách hàng cũng trở nên tệ hại với vụ việc hành khách bị đánh đập. Do
đó, American Airlines còn xuất hiện trong cả danh sách những hãng hàng không có
dịch vụ khách hàng tệ nhất và mức độ hài lòng của nhân viên thấp nhất.
Nokia
đánh mất vị thế số 1 mà hãng từng nắm giữ rất lâu trong làng điện thoại thế
giới, nhường lại vị trí đó cho Samsung. Trong 5 năm qua, kể từ khi iPhone xuất
hiện, Nokia đã không tận dụng những ưu thế của mình và tụt lại trong lĩnh vực
smartphone. Ngay cả khi liên minh với Microsoft, hãng cũng không tránh khỏi sự
sụt giảm thị phần nhanh chóng trước các đối thủ quá mạnh là Apple và Samsung.
Hệ quả là cổ đông của Nokia tỏ ra rất thất vọng. Giá cổ phiếu Nokia giảm 20% và
giá trị thương hiệu của công ty công nghệ Phần Lan này giảm tới 16% trong năm
2012.
9.
Sears
Đầu
tháng 1, CEO của Sears đã từ chức vì lí do "gia đình", để lại hai
thương hiệu vốn là biểu tượng của Mỹ, Sears và Kmart. Eddie Lampert, cho chủ
tịch kiêm nhà sáng lập Sears sẽ trở thành CEO mới và mang gánh nặng duy trì hai
thương hiệu này. Đây là vị CEO thứ 5 trong vòng 7 năm qua của hãng. Sears đã
mất 60% thị phần trong 5 năm qua, và thất thoát 500 triệu USD trong quý gần
nhất, 2,8 tỷ USD trong vòng 1 năm trở lại đây. Các đối thủ cạnh tranh của hãng
như Walmart, Target Corp. đều đã xuất hiện trong danh sách S&P 500. Các
nhân viên của cả Sears và Kmart cho biết họ không thích thú gì nhiều khi làm
việc cho công ty này.
10.
Hewlett-Packard (HP)
2012
là một năm tồi tệ của HP khi công ty này được đánh giá là thương hiệu máy tính
tệ hại thứ 2 tại Mỹ. Ngược lại với hoạt động kinh doanh tốt đẹp trong 5 năm
trước, HP đã thua lỗ tới 12,6 tỷ USD trong vòng 12 tháng tính từ 10/2011. Kết
quả là cổ phiếu của hãng giảm tới 40%, 27.000 nhân viên bị sa thải và vướng vào
rắc rối pháp lý vì thương vụ mua lại công ty dữ liệu Autonomy. Theo khảo sát
của Glassdoor, các nhân viên của HP cũng không thích môi trường làm việc
tại đây.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.