Pages

Wednesday, October 16, 2013

Humaira Bachal: Cô gái trẻ mang trí thức tới cho trẻ em Pakistan

image
Buổi hội thảo The Next Malalas hay Những Malala kế tiếp được đặt tên theo thiếu nữ người Pakistan Malala Yousafzai, 15 tuổi, bị quân Taliban bắn trọng thương vào đầu cách đây một năm vì những nỗ lực cổ vũ đem giáo dục tới cho phụ nữ Pakistan

Vào tháng Tư năm nay, tại trung tâm Lincoln ở thành phố New York, Mỹ, đã diễn ra sự kiện Phụ nữ tại Hội nghị Thế giới năm 2013. Tại đây, người ta thấy có sự góp mặt của nhiều nhân vật nữ tên tuổi như Oprah Winfrey, Hillary Rodham Clinton, Angelina Jolie, Meryl Streep, cùng rất nhiều những người phụ nữ khác thuộc các lĩnh vực khác nhau cùng đến để thảo luận về quyền của phụ nữ, giáo dục, chính trị, bạo lực, và những câu chuyện về sự vượt khó để thành công. Đại diện từ Pakistan là nhà làm phim giành giải Oscar Sharmeen Obaid Chinoy và hai người phụ nữ trẻ khác. Họ cùng tham gia vào buổi hội thảo mang tên ‘The Next Malalas’ (Những Malala kế tiếp).

image
Buổi hội thảo The Next Malalas hay Những Malala kế tiếp được đặt tên theo thiếu nữ người Pakistan Malala Yousafzai, 15 tuổi, bị quân Taliban bắn trọng thương vào đầu cách đây một năm vì những nỗ lực cổ vũ đem giáo dục tới cho phụ nữ Pakistan.

image
Trong tinh thần quả cảm của cô gái 15 tuổi Malala Yousafzai, nhà làm phim Obaid-Chinoy, đồng thời là thành viên buổi hội thảo, đã trình chiếu bộ phim tài liệu của bà mang tên: Humaira: The Dream Catcher (Humaira: Người nắm bắt giấc mơ). Nhân vật chính của bộ phim là một cô gái dũng cảm vượt qua những cản trở về văn hóa không cho phụ nữ tới trường ở Pakistan, và mặc kệ những nguy hiểm rình rập vây quanh, để đưa con chữ tới cho phụ nữ Pakistan bằng cách tự mở trường dạy học năm 13 tuổi. Nhân vật này không ai khác mà chính là một trong hai người phụ nữ trẻ, cũng đến từ Pakistan, tham dự buổi hội nghị này cùng với bà, cô Humaira Bachal.

image
Cha mẹ của cô Humaira đến với nhau khi cả hai đều đã có bốn người con riêng của mình. Humaira là người con chung đầu tiên của họ. Khi cô ra đời, cả gia đình họ vừa mua một mảnh đất và cất một căn lều tại thị trấn Thatta ở Sindh, Pakistan. Cha cô, ông Mohammad Bachal, là một tài xế xe tải, còn mẹ cô, bà Zainab Bibi, ở nhà đan lát. Khi Humaira được ba tuổi, cô được gửi tới nhà trẻ và cô là bé gái đầu tiên trong gia đình được đi học một cách chính thức. Khi đó, cha cô đã phải nhượng bộ khi mẹ cô và người con trai út riêng của bà là Shakeel, sau khi được ảnh hưởng từ những người bạn có tư tưởng tiến bộ ở Thatta, đã năn nỉ ông để cô được tới trường. Vì những người chị gái khác đều không sống chung ở đó nên người anh trai Shakeel là người giúp Humaira và em gái của Humaira là Tahira, mặc quần áo, chải tóc, và đưa cả hai tới trường. Tahira sau này cũng là một trong số những người giúp Humaira mở lớp dạy học.

Cô Humaira nhớ lại những lần tới thăm làng của cha cô mỗi dịp nghỉ hè. Ở đó, cô nhớ cô thường hay chơi với một người em họ của cô khi đó mới một tuổi có tên là Munna. Một ngày, cậu bé Munna bị sốt và mọi người bảo Humaira hãy quay lại chơi sau. Chiều tối hôm đó, Humaira trông thấy những người phụ nữ tập trung quanh nhà, gào khóc, bởi lẽ cậu bé Munna đã chết. Cậu bé qua đời chỉ 15 phút sau khi uống thuốc. Lý do sau đó được tìm ra là thuốc mà cậu bé uống đã hết hạn. Cô nói rằng cô đã không thể chấp nhận được việc một người mẹ giết chết chính đứa con của mình, đứa con mà người mẹ đó đã rất yêu thương. Người mẹ đó đã giết cậu bé bởi vì bà không biết chữ.


image
Kỷ niệm sâu đậm nhất của Humaira về thị trấn Thatta là cả gia đình cô phải rời khỏi đó một thời gian ngắn sau đám cưới của anh trai con riêng của mẹ cô. Cả gia đình cô đã dồn hết vốn liếng vào đám cưới với hy vọng sẽ nhận lại được chút gì đó dựa vào quà cưới. Nhưng không may sau đó, mưa lớn kéo dài liên tục. Phía vùng đất trong của tỉnh Sindh ngập chìm trong nước lũ. Gia súc mà khách được mời đáng ra sẽ tặng họ làm quà cưới đã bị cuốn trôi, mùa màng bị nhấn chìm. Đường xá biến mất, và thỉnh thoảng mới có người đến. Đám cưới vẫn diễn ra như dự tính nhưng gia đình cô lâm vào cảnh nợ nần.

Cô Humaira kể lại rằng nhà cô đã phải hết đồ đạc trong nhà để trả nợ. Cho đến khi ngôi nhà mà họ đã xây cất bằng chính đôi tay của họ giờ hoàn toàn trống không, mẹ của cô đã nói rằng họ không thể sống ở đây nữa. Họ sau đó bán ngôi nhà và đất đai với giá 40,000 rupee, tương đương khoảng 380 đôla, để chuyển tới Moach Goth, Karachi sinh sống.

Gia đình Humaira tới Karachi trong một chiếc xe tải với rất ít đồ đạc và không có tiền bạc. Họ không biết phải đi đâu. Ban đầu, họ tới sống với một người chú, mặc dù có một điều rõ ràng là họ không được chào đón ở đó. Sau đó, một người quen của gia đình cô có một mảnh đất ở đó nhưng họ không dùng tới nó, và ông ấy đã cho gia đình cô sống tại đó.

Tất cả những người đàn ông trong nhà của cô lúc đó đều không có việc làm. Kể cả mẹ của cô cũng không biết phải đan lát cho ai. Thức ăn khan hiếm. Bản thân Humaira và em gái Tahira được gửi cho những người họ hàng luân phiên chăm sóc. Nhưng cuộc sống ăn nhờ ở đậu của Humaira không dễ dàng khi phải giặt quần áo, lau dọn đồ đạc, nhà cửa, nấu nướng, những cũng chỉ được ăn đồ ăn thừa. Ba tháng sau đó, khi mẹ cô tới thăm cô, cô đã bắt bà phải đưa cô về trở lại nhà.


image
Vì ở Moach Goth không có hệ thống cống thải, công việc đào hố xí cần người làm. Đây là việc mà giúp cho gia đình cô kiếm được khoản tiền lương hàng ngày. Bà Zainab, mẹ của cô, được mọi người biết tới là một người hào phóng khi sẵn sàng cho không củi nhóm lửa nếu có ai tới hỏi xin. Cô bé Humaira lúc đó với máu kinh doanh sẵn có đã nói với mẹ mình là tại sao chúng ta không bán số củi đó. Sau đó, cả gia đình cô đã cùng nhau tham gia vào công việc kiếm củi đem bán này với số tiền 2 rupee (2 cents hay 400 VND) một cân. Vào những ngày tốt, họ có thể gom được khoảng 100 cân.

Với số tiền kiếm được từ việc bán củi, cả Humaira và em gái được gửi tới học tại một trường công hồi giáo, chỉ cách đường chính vài cây số. Tiền học phải trả cho mỗi người là 250 rupee một tháng, tương đương hơn 2 đôla. Thoạt đầu, Humaira và em gái Tahira coi đi học là một hình phạt vì ở trường dạy bằng tiếng Urdu, trong khi họ chỉ biết nói tiếng Sindhi. Tới lớp họ thường bị đánh vì không theo kịp lớp và về nhà thì thường bị mẹ quát mắng vì than vãn về chuyện đi học. Nhưng dần dần, cả hai bắt đầu trở nên ham học, và Humaira có niềm đam mê đặc biệt với môn toán. Cả hai chị em thường tự đặt ra thử thách cho bản thân phải đứng trong top 3 ở lớp, và họ thường xuyên vượt qua thử thách đó.


image
Đến năm Humaira được 13 tuổi, cô chợt nảy ra một ý tưởng điên rồ. Cô kể lại: “Mẹ của tôi thường giúp chúng tôi sửa soạn đi học hàng ngày, buộc tóc cho chúng tôi, đeo hai chiếc cặp sách nặng hai cân lên lưng chúng tôi và tiễn chúng tôi đi học. Chúng tôi thường mất khoảng 20 phút đi bộ, nhưng trên đường đi, không có một đứa trẻ nào trong khu chúng tôi sinh sống cùng đi với chúng tôi cả. Thứ nhất, vì chúng không có tiền đi học. Thứ hai, ở đây, không có ai coi con gái là gì cả. Những ai sẵn sàng cho con gái đi học thì lại không có tiền đi học hay tiền mua sách, đồng phục. Lúc đó, khi tôi học lớp 6, tương đương lớp 8 ở Anh, tôi nghĩ rằng tôi là một ngôi sao lớn, tôi biết hết mọi thứ, vì thế tôi sẽ tự mình dạy học cho chúng.”

image
Và như thế, ngôi trường của Humaira với tên gọi Dream Model Street School được bắt đầu năm 2001 chỉ với một chiếc bảng đen ngay tại nhà của cô. Ban đầu, Humaira dạy khoảng 10 người bạn cùng tuổi với cô, trong đó có bảy người là nữ. Cô bắt đầu dạy họ bảng chữ cái bằng tiếng Urdu và tiếng Anh, rồi sau đó tiến dần tới cách gọi tên đồ đạc. Cô lấy giấy trắng từ trong vở của chính mình để chia cho những người bạn, cho tới khi cô gặp rắc rối với giáo viên ở trường. Sau đó, bạn bè của cô đã đi khắp nơi xin mọi người cho giấy hoặc mua lại giấy vụn.

image
Tuy vậy, đến năm 2003, đội ngũ của Humaira đã thu nạp được hơn 150 đứa trẻ tới học. Vì số lượng học sinh quá đông, không ngồi đủ trong nhà của cô, vì thế mà những cô giáo trẻ đã quyết định sẽ đi thuê địa điểm. Họ chọn một mảnh đất rộng khoảng 22 mét vuông ngập ngụa trong những lớp bùn. Họ tự mình tu sửa lại lớp đất, dựng lên những cột gỗ, và căng những bao đựng bột mỳ làm mái che. Sau nhiều lần thất bại, cuối cùng họ cũng dựng thành công một lớp học tạm.

Khi họ chỉ vừa hoàn thành lớp sàn nhà từ món tiền quyên góp nhỏ thì một tổ chức từ thiện có tên Phúc lợi cho Trẻ em và Thanh niên ghé thăm. Một trong những sáng kiến của tổ chức là một chương trình dạy chữ tại nhà, và điều này có nghĩa là họ có thể cung cấp sách giáo khoa cho trường của cô Humaira. Và với họ, họ tiết kiệm được 1000 rupee một tháng và đồng nghĩa họ có thể trả được tiền thuê địa điểm.

Nhưng vào lúc này, việc đi học của chính cô trở thành một vấn đề khi trường của cô chỉ dạy tới lớp 8, còn thiếu hai năm để thi đại học. Humaira cũng đã không được cha cô cho phép để học lên cao hay đi học xa nhà. Vậy là với sự hợp sức của mẹ mình, cô đã bí mật đi học tại trường trung học nữ sinh của chính phủ ở thị trấn Baldia trong khi cha cô thường vắng nhà vài tuần vì những chuyến lái xe tải. Tại trường, Humaira thực sự tỏa sáng khi được điểm tuyệt đối và là chủ tịch của liên minh học sinh.

image
Khalida Brohi and Humaria Bachal with Oprah at Asia 21 Summit
Nhưng vào một buổi sáng, cha cô trở về nhà đúng lúc cô chuẩn bị tới trường thi bài tiếng anh lớp 9. Trong lúc giận dữ cực độ, ông đã tát cô và sau đó đánh mẹ cô, trong khi mẹ cô đã giục cô hãy cầm lấy túi xách và chạy đi. Cô tới trường thi trong tình trạng lo lắng bất an. Khi trở về nhà, cô thấy trong nhà có vẻ tĩnh lặng và cha mẹ cô đang uống trà. Nhưng ông thực ra vẫn chưa hề thay đổi suy nghĩ. Lúc đó, cô đã hứa với cha mình rằng nếu ông lo lắng không thể gả cô đi, cô hứa sẽ lấy bất kỳ người nào mà ông giới thiệu chỉ cần ông hãy để cô đi học. Với tình yêu của cha dành cho con gái và với sự khôn khéo của người vợ, ông cuối cùng đã đồng ý cho cô đi học.

Sự tán thành của ông được thể hiện qua việc khi ông có một công việc ở Karachi, ông bắt đầu chở hai con gái đi học bằng chiếc xe tải của ông. Nhưng có lúc, những cơn tức giận của ông về việc hai đứa con gái đi học vẫn tái diễn đến mức có lần ông vung rùi trong một lần cãi vã. Rồi những người đàn ông khác ở Moach Goth cũng không đồng tình với việc làm của gia đình cô Humaira. Họ yêu cầu cả gia đình hãy đi nơi khác sống. Họ cho côn đồ đến quấy nhiễu gia đình cô. Nhưng rồi dần dần, mọi người nhận ra một điều rằng Humaira và gia đình cô bướng bỉnh hơn cả họ.

image
Moach Goth Karachi

Khi những thử thách từ bên ngoài tạm lắng xuống và trường học của cô Humaira đã có được 25 giáo viên, dạy học cho khoảng 1200 học sinh chia thành năm ca, cô bắt đầu phải đối mặt với thử thách khác. Tuyển học sinh là một chuyện, giữ được học sinh học lâu dài lại là một vấn đề khác. Thông thường, các bé gái thường bị bắt thôi học lúc 12 tuổi. Lộ trình quen thuộc thường là: mai mối năm 12 tuổi, đính hôn năm 13 tuổi, kết hôn năm 14 tuổi, và có thai năm 15 tuổi. Cô Humaira nói rằng, đây là lý do tại sao mà họ không chỉ đưa cái chữ tới những học sinh thông thường, mà còn phải đưa cái chữ tới cả một gia đình. Cách đây vài năm, trong số 50 bé được gửi tới nhà trẻ, cả trai lẫn gái, cuối cùng chỉ có hai bé theo học tới lớp 5. Nhưng giờ, con số đó đã tăng lên 20 bé.

image
Vào năm 2009, một tổ chức có tên là Trung tâm nguồn lực cho Phụ nữ Shirkat Gah làm một bộ phim về cô Humaira có tên ‘A Small Dream’ – ‘Một giấc mơ nhỏ’. Khi bộ phim được đem chiếu ở thành phố Lahore, Humaira cùng em gái và mẹ mình được mời tới. Tại đây, Humaira đã có một bài phát biểu và tác động của nó đã vượt xa sự mong đợi của mọi người. Với tiền quyên góp và mạng lưới quan hệ được mở rộng, các giáo viên dạy học tại trường của cô Humaira được tập huấn và được trả lương khá.

image
Sau khi bày tỏ với những người tới tham dự tại hội trường xem phim hôm đó về những khó khăn về cơ sở vật chất cho ngôi trường, một công ty ở Pakistan là Engro Vopak và một tổ chức của Thụy Sỹ là Volkart đã tặng cho ngôi trường một tòa nhà trên một mảnh đất rộng khoảng 47 mét vuông. Chia sẻ về những mong muốn về ngôi trường, cô Humaira nói rằng ngôi trường sẽ có phòng thí nghiệm môn hóa học, vật lý, sinh học, một phòng máy tính, một thư viện, và một hội trường. Cô muốn các em sẽ được sinh hoạt ngoài trời tại khu sân sau trường, một phòng cho giáo viên, một phòng cho hiệu trưởng, và một phòng cho kế toán. Ở phía sân sau trường, cô muốn nuôi cá, chim, và trồng thật nhiều cây. Cô nói, cô không muốn tòa nhà này sẽ trở thành một ngôi trường, và cô muốn biến nó thành một thiên đường cho các em nhỏ ở Moach Goth.

Hiện nay kinh tế gia đình cô Humaira đã trở nên khấm khá. Họ có một mảnh đất riêng, một trong những miếng đất đẹp nhất ở Moach Goth. Giờ đây, công việc chính của cô là thực hiện những đợt huấn luyện về lãnh đạo, chủ tịch của tổ chức Dream Foundation Trust và của bản thân ngôi trường thuộc tổ chức này.

image
Ali Ansari - CEO Engro Corp - distributing the plaque to Humaira Bachal from the Dream Foundation Trust.
Người anh trai Shakeel cùng mẹ khác cha với cô hiện đã có một công việc ở một công ty dược phẩm. Cha cô vừa bị gãy tay và mọi người đang thuyết phục ông hãy nghỉ hưu. Khi nhớ lại những ngày tháng ông phản đối việc học hành của con gái mình, ông nói rằng, thậm chí một con vật cũng biết nghe lời một người có giáo dục, nhưng những người mù chữ thì lại bị chi phối bởi những người mù chữ khác.

image

Cánh tay của mẹ cô Humaira và em gái Tahira vẫn còn vết sẹo cũ từ lần bà bị chồng mình đánh sau khi ông phát hiện cô Humaira trốn ông đi thi. Bà nói rằng, tôi không muốn các con gái tôi phải sống một cuộc đời như tôi, tôi muốn chúng trở thành một điều gì đó. Cả Humaira và Tahira nói rằng, bà Zainab, mẹ của các cô, là một nữ anh hùng trong lòng họ.

image

Toàn bộ Lãnh thổ Việt nam đã an bài trong tay Trun...
Cuộc sống kỳ diệu của cô gái 2 đầu
Tướng Giáp tiết lộ 4 bí mật về chiến tranh Việt Na...
Tấm vạc giường
Cải tổ Y tế tại Hoa kỳ : Những dữ kiện mới
Mỹ đứng đầu về sản xuất năng lượng
Chuyện mặn chuyện nhạt
Bị bắt vì dự khóa học xã hội dân sự?
Luật Mỹ cấm công dân Trung Quốc vào tòa nhà của NA...
Cái nhìn của bậc thầy về Trung Quốc, Hoa Kỳ và Thế...
Trung Quốc yêu cầu dân chúng lưu ý cách cư xử khi ...
Nhất tướng công thành vạn cốt khô
ĐGH Phanxicô ra vạ tuyệt thông linh mục chống đối ...
Khoảng trống trách nhiệm
Dự án siêu máy bay ném bom
Độc cô cầu Nợ
Thị xã
Chàng trai Việt dùng truyền thông xã hội cổ súy dâ...
John McCain: “Võ Nguyên Giáp đánh bại chúng tôi tr...
Giáo hạt Thuận Nghĩa cầu nguyện cho Giáo xứ Mỹ Yên...
Ca dao thời đại cháu con họ Hồ
Gã ăn mày thông minh nhất thế giới?
Câu chuyện của 'Nàng lọ lem Phố Wall'
Buôn bán chuột ở miền Tây
Phản ảnh của quá khứ
Chương trình 'bảo hiểm y tế vừa túi tiền' đi vào h...
Những kỳ quan trên thế giới ít người biết đến
Việt Nam trong danh sách đàn áp tự do internet nhấ...
Hoa Kỳ 'sẽ không bỏ qua nhân quyền'
Xin đừng khóc thương tôi Sudan
Thêm một trò bịp: Mỹ phẩm Stem Cells
Chó bạn ta
Ai là người khiến chính phủ Mỹ đóng cửa?
Cầm cành thiên tuế đi dự phiên tòa xử Lê Quốc Quân...
192 ví tiền và phép thử về lòng trung thực
Còn đây chút lương tâm con người!
Con tôi đi nhận xác “Chồng”!
Săn tình ở Trung Quốc
Chính phủ Mỹ bắt đầu đóng cửa một phần
Triết lý củ khoai
Người Nga "túng làm liều" với MiG-35?
Chuyện một bài ca dao cổ
Học trò lớp 7 tính hộ NASA về ngày tận thế 13/4/20...
Vợ xấu
Ăn gì cũng có thể chết !!

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.