Pages

Thursday, October 10, 2013

Mỹ đứng đầu về sản xuất năng lượng

image
Một giàn khoan tại khu mỏ dầu Bakken shale formation gần Watford City, North Dakota. Cơ Quan Địa Chất Hoa Kỳ trong nghiên cứu mới đây dự đoán trữ lượng dầu tại mỏ này là 7.4 tỷ thùng dầu. Công nhân giàn khoan cư trú ở một trại kế cận, làm việc 12 giờ mỗi ngày liên tục trong 14 ngày rồi được nghỉ 14 ngày.

Hoa Kỳ đang vượt hơn Nga trong vị trí nước đứng đầu thế giới về sản xuất dầu lửa và khí đốt, một sự kiện đáng ngạc nhiên làm biến đổi tình hình các thị trường đồng thời xói mòn uy lực chính trị của những quốc gia truyền thống giầu năng lượng.

Sản xuất năng lượng Hoa Kỳ đã gia tăng trong ít năm gần đây nhờ việc sử dụng kỹ thuật khai thác dầu lửa và khí đốt trong những tầng đá phiến thạch (shale-rock), điều mà một thập niên trước không ai mường tượng ra được.

image
Một phân tích của tờ Wall Street Jounal, căn cứ trên những dữ liệu toàn cầu, cho thấy Hoa Kỳ đang, nếu chưa phải là đã, vượt qua Nga trong vị trí quốc gia dẫn đầu thế giới về sản xuất năng lượng, bao gồm cả dầu lửa và khí đốt.

Hoa Kỳ tiến lên vào lúc Nga hãy còn cố gắng giữ vững sản lượng theo phương pháp khai thác truyền thống và chưa dùng đến kỹ thuật mới như “fracking” để gia tăng trữ lượng bằng cách khai thác dầu khí ở những khu vực trước kia không khai thác được.


image
“Fracking” (hydraulic fracturing) là kỹ thuật dùng thủy áp bẻ gẫy các lớp đá phiến thạch, giải thoát dầu khí giữa các ngăn đá đó rồi trôi lên mặt đất. Nhiều tổ chức môi trường nói rằng hỗn hợp chất lỏng, nước - dầu - hóa chất bơm xuống đất có thể gây ô nhiễm cho các mạch nước ngầm. Tuy nhiên giới kỹ nghệ dầu lửa nói rằng vấn đề này không có gì đáng lo ngại vì hỗn hợp chất lỏng sau đó thoát ra ngoài không tác hại đến nguồn nước.

Kỹ thuật fracking được dùng đầu tiên ở Hoa Kỳ và theo ước lượng của Hội Đồng Dầu Lửa Quốc Gia, Hoa Kỳ, 70% sản lượng khí đốt ở Bắc Mỹ sẽ được khai thác bằng kỹ thuật fracking. Tiểu bang North Dakota trong mấy năm gần đây đã phát triển vượt bực nhờ kỹ nghệ khai thác dầu khí shale-oil. Cơ Quan Năng Lượng Quốc Tế IEA dự đoán với phương pháp fracking, có thể khai thác được trên 200 ngàn tỷ mét khối (200,000 km3) khí đốt các loại ở cac tầng đá phiến thạch, có nghĩa là trữ lượng dầu khí trên địa cầu chưa mau chóng cạn kiệt như lo ngại trước kia.


image
Sản lượng dầu khí của Hoa Kỳ trong tháng 7 tương đương khoảng 22 triệu thùng dầu thô mỗi ngày. Văn Phòng Thông Tin Năng Lượng Hoa Kỳ cũng như Cơ Quan Năng Lượng Quốc Tế không có số liệu về sản lượng khí đốt của Nga nhưng theo dự đoán của Moscow thì sản lượng dầu khí của Nga trong năm 2013 tương đương 21.8 triệu thùng dầu thô mỗi ngày.

Trong vòng 5 năm vừa qua, Hoa Kỳ giảm nhập cảng dầu thô 32% và khí đốt 15%. Hoa Kỳ là nước tiêu thụ năng lượng nhiều nhất thế giới và sản lượng quốc nội gia tăng có nghĩa là có thể xuất cảng dầu khí ra ngoại quốc. Nhưng điều ấy không có nghĩa là giá năng lượng sẽ rẻ đi vì đây còn là vấn đề của thị trường. Cho đến nay giá dầu vẫn còn cao, hôm Thứ Tư là $104.10 một barrel, cao hơn so với năm ngoái 18%.


image
Nhiều phân tích về thị trường năng lượng thường chỉ chú ý tới dầu lửa. Nhưng Nga và Hoa Kỳ đều là những đối tác lớn về khí đốt trong thị trường năng lượng thế giới với sản lượng vượt xa Saudi Arabia nước sản xuất dầu lửa đứng đầu thế giới.

Theo IAE, năm ngoái là lần đầu tiên kể từ năm 1982, sản lượng khí đốt Hoa Kỳ vượt qua Nga. Xuất cảng của Nga chịu tác động nặng vì tình hình cạnh tranh và kinh tế suy kém ở Âu Châu. Nga dự đoán sản lượng khí đốt của họ chỉ gia tăng chút ít trong mấy năm tới và trong năm nay dưới Hoa Kỳ.

Cũng theo IEA, trong nửa đầu năm  nay, trung bình Nga sản xuất 10.8 triệu thùng dầu thô các loại mỗi ngày nghĩa là vẫn còn hơn Hoa Kỳ 900,000 thùng, tuy nhiên kém xa so với mức chênh lệch 3 triệu thùng ít năm trước kia.

image
Các mỏ dầu trong đá phiến thạch, Baken oil field ở North Dakota và Eagle Ford shale formation ở Nam Texas, tiếp tục tăng tiến nhanh chóng trong khi sản lượng dầu thô của Nga chỉ gia tăng không đáng kể trong 3 năm vừa qua. Dự đoán của họ là sản lượng dầu thô vẫn như vậy và khí đốt tăng 3% cho tới 2016.

Bà Tatiana Mitrova thuộc Viện Nghiên Cứu Năng Luợng Nga cho rằng “Nga có vẻ đang thua thiệt trên thị trường toàn cấu”. Bà cho biết 40% thu nhập ngân sách Nga là từ xuất cảng dầu khí và bà dự đoán xuất cảng có thể giảm từ 25% đến 30% sau năm 2015, tổng sản lượng quốc dân sẽ kém đi $100 tỷ.

Tuy nhiên Nga tin tưởng là đất nước rộng lớn của họ có một trữ lượng dầu khí trong đá phiến thạch nhiều nhất thế giới chưa đực khai thác tới. Chủ tịch Gazprom, công ty  năng lượng quốc doanh lớn nhất ở Nga, đánh giá sự phát triển của sản lượng dầu khí phiến thạch ở Hoa Kỳ “chỉ là bèo bọt”.


image
Ông Abdallah Salem el-Badri, chủ tịch OPEC, cũng cùng quan điểm ấy và nói rằng tăng trưởng dầu khí của Hoa Kỳ nhờ các mỏ phiến thạch tới cuối thập kỷ này sẽ “hết hơi”. Saudi Arabia vẫn là nước đứng đầu thế giới về cung cấp dầu khí. Trong tháng 7, sản lượng của Saudi Arabia là 11.7 triệu thùng dầu mỗi ngày, Nga 10.8 triệu và Hoa Kỳ 10.3 triệu. Mỗi nước trong ba nước này đều có sản lượng hơn gấp đôi Canada, Venezuela, Nigeria.

Tuổi thọ của dầu khí phiến thạch Mỹ còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có các quy định của chính quyền và sự tán đồng của công chúng. Một thăm dò dư luận của Pew Research Center  tháng trước cho biết sự chống đối fracking tăng từ 38% sáu tháng trước lên tới 47%. Một rủi ro khác là giá cả thị trường, nếu giá năng lượng xuống, sản lượng dầu khí phiến thạch sẽ giảm vì khai thác tốn kém hơn phương pháp khai thác các mỏ dầu truyền thống.

image
Tuy nhiên cho đến nay mức sản xuất tiếp tục tăng vì các công ty có nhu cầu bù đắp khoản chênh lệch lớn đã có giữa chi và thu. Để đạt mục tiêu này, các công ty sản xuất dầu khí phiến thạch cũng tìm cách cải thiện kỹ thuật để giảm chi phí và tăng hiệu năng. Họ tin tưởng rằng sản lượng sẽ không giảm nhanh như người ta có thể lo ngại và sẽ còn phát triển trong một thời gian lâu dài.

image

Chuyện mặn chuyện nhạt
Bị bắt vì dự khóa học xã hội dân sự?
Luật Mỹ cấm công dân Trung Quốc vào tòa nhà của NA...
Cái nhìn của bậc thầy về Trung Quốc, Hoa Kỳ và Thế...
Trung Quốc yêu cầu dân chúng lưu ý cách cư xử khi ...
Nhất tướng công thành vạn cốt khô
ĐGH Phanxicô ra vạ tuyệt thông linh mục chống đối ...
Khoảng trống trách nhiệm
Dự án siêu máy bay ném bom
Độc cô cầu Nợ
Thị xã
Chàng trai Việt dùng truyền thông xã hội cổ súy dâ...
John McCain: “Võ Nguyên Giáp đánh bại chúng tôi tr...
Giáo hạt Thuận Nghĩa cầu nguyện cho Giáo xứ Mỹ Yên...
Ca dao thời đại cháu con họ Hồ
Gã ăn mày thông minh nhất thế giới?
Câu chuyện của 'Nàng lọ lem Phố Wall'
Buôn bán chuột ở miền Tây
Phản ảnh của quá khứ
Chương trình 'bảo hiểm y tế vừa túi tiền' đi vào h...
Những kỳ quan trên thế giới ít người biết đến
Việt Nam trong danh sách đàn áp tự do internet nhấ...
Hoa Kỳ 'sẽ không bỏ qua nhân quyền'
Xin đừng khóc thương tôi Sudan
Thêm một trò bịp: Mỹ phẩm Stem Cells
Chó bạn ta
Ai là người khiến chính phủ Mỹ đóng cửa?
Cầm cành thiên tuế đi dự phiên tòa xử Lê Quốc Quân...
192 ví tiền và phép thử về lòng trung thực
Còn đây chút lương tâm con người!
Con tôi đi nhận xác “Chồng”!
Săn tình ở Trung Quốc
Chính phủ Mỹ bắt đầu đóng cửa một phần
Triết lý củ khoai
Người Nga "túng làm liều" với MiG-35?
Chuyện một bài ca dao cổ
Học trò lớp 7 tính hộ NASA về ngày tận thế 13/4/20...
Vợ xấu
Ăn gì cũng có thể chết !!
9 cách đối phó lại bà vợ hay cằn nhằn
Bỏ quốc tịch Mỹ
Bảo vệ trái tim quý bà
Phim "Cho Đi" Làm hằng triệu người chảy nước mắt (...

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.