Pages

Monday, March 17, 2014

Thành quả và tương lai quỹ VEF

image
Quỹ giáo dục VEF có nhiều chương trình, dự án hỗ trợ đào tạo, nghiên cứu cho Việt Nam.
Vietnam Education Foundation (VEF) là quỹ giáo dục được khởi xướng năm 2003 qua một đạo luật của Quốc hội Mỹ với mục đích cấp học bổng cho sinh viên từ Việt Nam sang Hoa Kỳ theo học cấp thạc sĩ, tiến sĩ và đưa các giáo sư, học giả Việt và Mỹ đến nghiên cứu, giảng dạy tại các đại học của hai quốc gia.

Sau hơn 10 năm hoạt động, đến nay đã có trên 450 suất học bổng VEF cấp cho sinh viên Việt Nam. Ngân sách VEF hiện nay là 5 triệu đôla để tài trợ cho 40 sinh viên mỗi năm. Quỹ sẽ chấm dứt hoạt động vào năm 2018 nếu không được quốc hội gia hạn.

Cuối tuần qua, một phái đoàn VEF đã đến California để gặp gỡ và trình bày với cộng đồng người Mỹ gốc Việt về quá trình hoạt động và giải đáp những thắc mắc về quỹ.

image
Buổi gặp gỡ đầu diễn ra tại Westminster ở Quận Cam, Nam California và buổi thứ hai ở San Jose, miền Bắc California.
Tiến sĩ Lynne McNamara, giám đốc điều hành VEF, nói về sự hình thành của quỹ và phương cách tuyển chọn sinh viên. Theo bà, đó là một quá trình minh bạch, công bằng để chọn những sinh viên xuất sắc nhất.

Các ứng viên phải có bằng cử nhân hay thạc sĩ, giỏi anh ngữ (điểm TOEFL cao), được sự giới thiệu của ba người và sau đó phải qua một cuộc phỏng vấn để trình bày về nhân thân, quá trình học tập, việc làm và mơ ước cũng như dự tính đóng góp tương lai cho nước Việt Nam sau khi hoàn tất học trình tại Mỹ.

image
Tiến sĩ Lynne McNamara
Theo lời bà Lynne, hiện nay nhiều cơ sở giáo dục Mỹ đã biết đến trình độ giỏi của du sinh Việt là qua sinh viên VEF có mặt tại nhiều đại học danh tiếng của Hoa Kỳ.
Sau phần trình bày của bà giám đốc, ba thành viên người Mỹ gốc Việt trong hội đồng quản trị VEF là ông David Dương, bà Lan Anh Phúc Nguyễn và bà Quyên Ngọc Vương cũng đã nói về quỹ học bổng.
Giải thích của các thành viên VEF nhằm làm sáng tỏ nghi ngờ cho rằng các suất học bổng thường dành cho con cháu cán bộ hay những ai quen biết với giới chức quyền, còn dân nghèo không có cơ hội.

image
Bà Quyên nói về tính minh bạch và mở trong việc VEF tuyển chọn. Bà kể lại một chuyến đi Việt Nam quan sát cuộc phỏng vấn của đại diện VEF, là những giáo sư hay chủ nhiệm khoa từ đại học Mỹ, với các ứng viên trong tiến trình tuyển chọn để trao học bổng. Mỗi sinh viên có 45 phút trả lời trực tiếp những câu hỏi do ban tuyển chọn đưa ra.

Trả lời một câu hỏi của người tham dự, bà Lynne nói những năm đầu của chương trình có đến 1200 sinh viên cho biết họ có ý định xin học bổng VEF, nhưng sau khi xem các điều kiện, con số giảm xuống chừng 400 thực sự nộp đơn. Qua tiến trình xét đơn, khoảng 100 được mời tham dự phỏng vấn để cuối cùng VEF chọn ra 40 sinh viên.

'Cơ hội đồng đều'

image
Đại diện VEF (từ trái) bà Ngọc Vương, ông David Dương, bà Lan Anh và TS Lynne McNamara trao đổi với cử tọa.
Tiến sĩ Lynne McNamara nói mọi sinh viên đều có cơ hội đồng đều vì việc nộp đơn học bổng VEF chỉ được thực hiện trên mạng. Ba năm gần đây các ứng viên còn phải qua kỳ thi GRE – bài thi trắc nghiệm trình độ của sinh viên Mỹ khi xin học ban thạc sĩ tại những đại học Hoa Kỳ – vì thế số sinh viên nộp đơn giảm xuống còn khoảng 300. Như thế cho thấy những ứng viên VEF phải là sinh viên thực sự giỏi.

Một khách dự nêu vấn đề sinh viên sau khi tốt nghiệp Mỹ trở về không được tin tưởng, trọng dụng chỉ vì họ được học bổng VEF hay Fulbright ở Mỹ. Theo lời khách, muốn có những ảnh hưởng lâu dài, các đại học Mỹ có quan hệ với đại học Việt Nam cần định chế hoá các quan hệ để sinh viên tốt nghiệp trở về có cơ hội mang kiến thức ra phục vụ.

Vị khách nói thêm đó có lẽ là nguyên do khiến một số sinh viên, mà cá nhân cô có biết, sau khi hoàn tất chương trình với học bổng VEF đã không ở lại Việt Nam làm việc.
Tiến sĩ McNamara cho biết một sinh viên sau khi hoàn tất chương trình học tại Hoa Kỳ, phải trở về nước làm việc hai năm. Rất là khó nếu muốn ở lại vì chính phủ Mỹ không cho phép. Sau hai năm, họ có thể sống và làm việc ở bất cứ nơi nào.

image
Còn chuyện ganh tị, theo bà có lẽ là giữa người có bằng tiến sĩ từ Mỹ với những người trong nước không có bằng tiến sĩ. Bà cũng thừa nhận dự án cho một đại học Mỹ (American University) ở Việt Nam vẫn chưa đi đến đâu.

Trả lời câu hỏi về kết quả cụ thể cựu sinh viên VEF đã đem lại cho Việt Nam, bà Lynne nói vì mất đến 7 năm để hoàn tất bằng tiến sĩ, các sinh viên về nước làm việc chưa được lâu nên kết quả còn ít. Tuy nhiên đã có những ứng dụng tại Việt Nam của sinh viên VEF trong việc trồng cà chua, trồng nho từ kiến thức học được ở Mỹ, cụ thể là từ Đại học U.C. Davis hay những nghiên cứu về vùng Delta ở Louisiana có thể áp dụng cho vùng Mekong ở Việt Nam.

Trong buổi nói chuyện đã có sự hiện diện của hai sinh viên VEF đang theo học Đại học U.C. Berkeley là Nguyễn Trà Mi, người gốc Nha Trang, và Nguyễn Đức Giang gốc Bắc Ninh.
Nữ sinh viên Trà Mi học tiến sĩ khoa xây dựng và môi trường, nam sinh viên Đức Giang học tiến sĩ vật lý. Đại học Berkeley từ năm 2004 đã đón nhiều sinh viên VEF.

Bạn Giang trình bày dự án xuất bản một tạp chí khoa học trên mạng bằng song ngữ Việt-Anh, có tên Vietnam Journal of Science, với mục đích phổ biến thông tin khoa học của người Việt, ứng dụng nghiên cứu hấp dẫn, những bài viết khoa học đã được đồng nghiệp phê chuẩn và cũng để giới thiệu với thế giới những nhà khoa học của Việt Nam. Số đầu tiên dự định ra mắt vào tháng 4 này.
Qua con đường của tạp chí này, nhóm chủ trương sẽ bước xa hơn bằng cách chọn ra những bài giá trị để xuất bản một tạp chí khoa học có chuẩn mực cao [ISI scientific journal] bằng Anh ngữ để góp phần với các nghiên cứu khoa học quốc tế.

'Để giúp Việt Nam'

image
Một lưu học sinh Việt Nam trong chương trình VEF giới thiệu công trình nghiên cứu tập thể.
Nhìn vào danh sách mấy trăm sinh viên VEF đã tốt nghiệp trong hơn 10 năm qua với hàng trăm bài nghiên cứu được phổ biến, như thế việc có một tạp chí để những nhà khoa học Việt công bố công trình nghiên cứu là cần thiết vì nó sẽ giúp đưa trình độ khoa học Việt Nam lên mức cao hơn.
Từ ngày khởi xướng, quỹ VEF nhắm đến các lãnh vực học tập và nghiên cứu thuộc về khoa học tự nhiên, khoa học vật lý, môi trường, công nghệ và y tế công cộng.

Ngoài việc tài trợ cho sinh viên đến Mỹ học thạc sĩ và tiến sĩ, VEF còn có chương trình dành cho những học giả Việt Nam sang Hoa Kỳ nghiên cứu ngắn hạn và đưa giáo sư Mỹ sang Việt Nam giảng dạy tại các đại học.

Ban tổ chức VEF gửi lời nhắn đến cộng đồng hãy khuyến khích bạn bè, con em hay người quen có quốc tịch Việt Nam nên nộp đơn xin học bổng này. Hạn chót nộp đơn cho năm nay là ngày 10/4/14.
Nhiều đại học danh tiếng như Cornell, Rutgers, University of Utah, Michigan State U., Washington State U., University of Texas in Houston, U.C. Berkeley v.v.. đã có thư ca ngợi thành quả học tập của các sinh viên VEF và lên tiếng ủng hộ học bổng này.
Trong quan hệ giúp đỡ giáo dục Việt Nam để phát triển, VEF là một mảng của chương trình này. Theo thống kê, hiện có khoảng 17 nghìn sinh viên từ Việt Nam, đứng thứ 8 trong số sinh viên nước ngoài tại các đại học Mỹ.

Sau buổi gặp gỡ, người viết bài hỏi ông David Dương về tương lai VEF và được biết hội đồng quản trị cũng như ban điều hành quỹ mong tiếp tục có sự hỗ trợ từ quốc hội Mỹ, từ phía chính phủ Việt Nam, từ những cá nhân, công ty đang đầu tư ở Việt Nam và từ cộng đồng người Mỹ gốc Việt để mở rộng quan hệ giữa hai quốc gia.

Ông nói quỹ càng mở rộng thì càng giúp được nhiều hơn cho bà con ở quê nhà có cơ hội học tập tại Hoa Kỳ, nâng cao trình độ giáo dục, giúp phát triển công nghệ, kinh tế và sẽ đem đến thay đổi nhiều mặt cho đất nước.




Bùi Văn Phú


image

Tuổi già hải ngoại và niềm vui Internet
Vì sao người lương thiện cả đời gặp nỗi buồn và tr...
Chứng chảy máu mũi ở trẻ em
Một sự hiểu lầm tai hại
EU 'cấm đi lại' với quan chức Nga
Tập yoga giảm đau lưng
Có nên phá dỡ cầu Long Biên?
Một năm cầm quyền của Tập Cận Bình
Đường độc hơn trứng
Sự đáng sợ của nước Mỹ
10 vụ tai nạn hàng không bí ẩn nhất
Người giàu nhất VN sở hữu 1,6 tỷ đôla
Bí ẩn quanh các bức Hoa Diên Vĩ (Irises), lẫy lừng...
Phong trào sinh con tại nhà nổi lên ở Mỹ
Phụ nữ Việt thua xa phụ nữ Tây?
Một cuộc chiến tranh lạ lùng nhưng nghiêm trọng
Bài toán chia bò
Đời sống Văn hóa Mỹ và Chúc Thư của một nhà khoa h...
Chuyên gia đưa ra giả thiết về không tặc
Ai là Việt kiều?
Tăng mức lương tối thiểu ở Hoa Kỳ: Thuận Hay Chống...
Chúng tôi không là Việt Kiều
Bốn lý do tại sao Putin đang thua cuộc ở Ukraina
Ô danh nước Nga
Bằng Cấp hay Bằng Cắp
Xin Lỗi Tháng Tư !
Lệ rơi trên đôi nạng gỗ
Năm 1933, Staline tàn sát 7 triệu người Ukraine
NASA nối kết sinh viên với các phi hành gia
Khủng hoảng Ukraine: Toan tính của Putin
Hiểm họa Trung Quốc và bài học Tiệp Khắc
Đứa trẻ trên tay người ăn mày
Di dân: Khuôn mặt mới của nước Mỹ
Ukraine - VN: 7 điểm giống và khác
Putin nói gì về Ukraine?
Quân đội Mỹ sắp được trang bị ôtô bay
Tiện nghi mới nhất của Uganda: Năng lượng mặt trời...
Nhìn Ukraine, nghĩ về Việt Nam
Tâm hồn đẹp của Paul Walker
Hoa Kỳ vinh danh những phụ nữ can đảm trên thế giớ...

1 comment:

Note: Only a member of this blog may post a comment.