Pages

Friday, November 13, 2015

R.I.P: nhạc sĩ Anh Bằng

image
Trong số tất cả những nhạc sĩ Việt Nam thế kỷ 20 và 21 thì nhạc sĩ Anh Bằng có một ảnh hưởng to lớn lên nền âm nhạc Việt Nam. Nhạc của ông gồm nhiều bài phổ thơ các thi sĩ cũng như nhiều bài do chính ông viết lời và bài nào cũng để lại những dấu ấn sâu sắc trong lòng người nghe .

image
Trong kho tàng đồ sộ các nhạc bản của ông tôi thích nhất là bài Nỗi Lòng Người Đi . Và bài tôi thích thứ nhì là bài Khúc Thuỵ Du . Nhạc sĩ Anh Bằng (1926-12/11/2015) là người đã sáng lập Trung tâm Asia vào năm 1981.

image
Nhạc sĩ Anh Bằng tên thật Trần An Bường, sinh năm 1926 tại thị tứ Điền Hộ, nay thuộc xã Nga Điền, huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa giáp giới tỉnh Ninh Bình, cách Hà Nội khoảng 100 cây số về phía Nam. Năm 1935 ông xa gia đình để học Tiểu chủng viện Ba Làng tại huyện Tĩnh Gia thuộc tỉnh Thanh Hóa, sau đó ông lại tiếp tục theo học trung học ở Hà Nội. Vì gia đình anh em ông chống Việt Minh, vào thời kỳ Kháng Pháp, ông bị Việt Minh bắt giam ở trại Lý Bá Sơ. Các anh em ông bị tuyên án tử hình nhưng sau được thả, riêng người anh Trần An Lạc bị Việt Minh thủ tiêu. Ông theo gia đình di cư vào Nam năm 1954 và sinh sống ở khu Bà Chiểu, Sài Gòn cho đến năm 1975.
image 
Trong thời kỳ 1954 - 1975, nhạc sĩ Anh Bằng rất nổi tiếng với nhiều tác phẩm sáng tác và phổ nhạc. Các tác phẩm như "Nỗi lòng người đi" (đanh dấu cuộc di cư vào Nam), "Nếu vắng anh" (phổ từ bài thơ "Cần thiết" của nhà thơ Nguyên Sa), "Hoa học trò (Bây giờ còn nhớ hay không)", "Người thợ săn và đàn chim nhỏ"... đã được các ca sĩ Tuấn Ngọc, Ngọc Lan, Khánh Ly thể hiện rất thành công.

image 
Ông gia nhập Quân lực Việt Nam Cộng hòa năm 1957 ngành Công binh sau chuyển sang Nha Chiến tranh Tâm lý trong Đại đội 2 Văn nghệ đến năm 1962 thì giải ngũ.

image
Cũng trong thời gian trong quân đội, ông là đạo diễn cùng là diễn viên trong ban kịch Liên đoàn Công binh lưu diễn từ Quảng Trị vào Bình Định. Anh Bằng sáng tác vở kịch Đứa con nuôi. Tác phẩm này đoạt "Giải Văn học Nghệ thuật Toàn quốc" thời Đệ nhất Cộng hòa. Những vở kịch khác do ông soạn tiếp theo nhau ra đời là Hoa Tàn Trên Đất Địch, Lẽ Sống và Nát Tan. Sau khi giải ngũ ông tiếp tục hoạt động trên đài truyền thanh VTVN, phụ trách ban Sóng Mới.

image 
Cũng vào thời gian ở Sài Gòn, ông hợp tác trong nhóm Lê Minh Bằng quản lý nhà xuất bản và hãng đĩa Sóng Nhạc. Quán cà phê Làng Văn nổi tiếng một thời ở Sài Gòn cũng do ông kinh doanh.

Mời quý vị nghe video:

image 

Sau 8 năm chống chọi với bệnh tật, ngày thứ năm ngày 12 tháng 11 năm 2015, nhạc sĩ Anh Bằng đã chia tay tất cả những người yêu mến ông, yêu mến dòng nhạc Anh Bằng. Xin thắp nén nhang vĩnh biệt ông.




Trần Minh Hiền

jesus

Mắt mờ vì tia laser từ đồ chơi
Dấu ấn Mao: Từ Hồng vệ binh tới ông Tập
K-9 là gì và Việt Tân ứng xử ra sao?
Trên hai thập niên hàn gắn tinh thần tội nhân
Những ‘tổ mối’ đục ruỗng tận cùng nền kinh tế cứu ...
Tổng thống Obama chúc mừng bà Aung San Suu Syi
Luật Báo chí VN là 'vũ khí phe bảo thủ'?
Nhà báo và quyền lên tiếng
Cẩm nang giúp ‘muốn gì được nấy’
Senator Janet Nguyen Reacts to Frontline/ProPublic...
Nơi nào nói tới cả trăm thứ ngôn ngữ?
Bức tranh cao giá thứ hai thế giới
Tập Cận Bình đã không đạt được mục tiêu của chuyến...
Tăng Đoàn GHPGVNTN báo động giặc đã vào nhà, vận m...
Mr Bean ly hôn sau khi đã dọn nhà
Mệnh Trời?
Khi nào người Việt ngừng hại chính người Việt?
Những thiết kế logo gây tranh cãi nhất
Đập Tam Hợp: thách thức sự tồn vong của nước Tàu
Cảm ơn Tập Cận Bình!

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.