Thursday, November 12, 2015

Nhà báo và quyền lên tiếng

no ugh facepalm embarrassed face palm
Những nhà báo trong nước e ngại việc lên tiếng về dự thảo Luật Báo chí sửa đổi dù đề cập đến công việc của họ.

Giữa quyền im lặng của phạm nhân và quyền lên tiếng của nhà báo có mối liên quan gì hay không?

Những ngày này, báo trong nước đang đề cập đến quyền im lặng làm 'nóng' dự thảo Luật Tố tụng hình sự.

image
VnExpress hôm 11/11 tường thuật: “Tại các điều 57-60 Dự thảo Luật tố tụng hình sự sửa đổi bổ túc quy định người bị bắt, tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền “không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội”.

Theo ông Nguyễn Văn Hiện, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, tại phiên thảo luận lần này, một số đại biểu trong ngành công an vẫn bảo vệ quan điểm không đồng tình về quyền im lặng.

wes anderson police arrest blazer handcuffs
“Bởi họ cho rằng quy định này là chưa phù hợp với thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm ở Việt Nam hiện nay”, báo này viết.

Nhân chuyện thời sự, bỗng dưng tôi lại nghĩ đến quyền lên tiếng của người làm báo.

Mấy hôm trước, trong dòng news feed hỗn độn trên mạng xã hội, tôi chú ý đến status của một nhà báo ở Hà Nội.

Đại ý là nhà báo này viết: “Có người hỏi tôi sao thường xuyên mạnh miệng đề cập đến những vấn đề được cho là nhạy cảm trong xã hội này vì liên quan đến quan chức, chính quyền. Điều đó không tốt cho nghề nghiệp của tôi.

Nhưng tôi quyết định vẫn lên tiếng vì muốn con em mình, người thân của mình được sống trong môi trường xã hội tốt đẹp hơn. Bởi nếu tôi và những người khác tiếp tục im lặng trước cái xấu và cái ác thì làm sao có biến chuyển gì được”.

image
Status này nhận được nhiều lượt like và những comment đồng tình của các nhà hoạt động, cư dân mạng.

Tôi cũng chợt nhớ đến sự xuất hiện của một group trên Facebook có tên là “Diễn Đàn Nhà Báo theo Chính phủ và Hà Nội”, quy tụ hàng trăm thành viên được cho là phóng viên các báo đài trong nước.

Một lần tò mò muốn biết diễn đàn này có nội dung gì với ‘định hướng đúng đường lối’ như vậy, tôi đọc được nội quy:

“Tuyệt đối không được phép đăng những thông tin nhạy cảm chính trị không có lợi cho Đảng, nhà nước và chính phủ”.

Đọc xong tôi suýt ngất. Vì nói như thế là hỏng rồi.

image
Chả có nhà báo nào tự nhận ‘chuyên nghiệp’ và có ‘tư cách’ nếu tư duy theo kiểu chỉ đăng, phổ biến những thông tin “có lợi cho Đảng, nhà nước và chính phủ”.

Nói như thế có khác gì quý vị bỏ quên sứ mệnh của người làm báo là phụng sự sự thật và chỉ sự thật?

Nhưng tôi hiểu vì sao nhiều thế hệ nhà báo trong nước chấp nhận tự kiểm duyệt mình và tự kỷ ám thị về khái niệm ‘thông tin nhạy cảm’.

Mấy tháng vừa qua, làng báo trong nước xôn xao nhiều chuyện thời sự liên quan đến nghiệp vụ, ‘nồi cơm’ của chính họ.

image
Như vụ một nhà báo mất chức vì viết status toàn chữ dấu sắc diễu nhại lãnh tụ trong ngày 2/9, một phóng viên khác bị cơ quan cho nghỉ việc với lý do “không hoàn thành chỉ tiêu bài vở” trong lúc phóng viên cáo buộc nguyên cớ thật sự là tòa soạn trù dập.

Đúng định hướng

Ngoài chuyện liên quan đến cá nhân nhà báo, vấn đề nổi cộm hơn là dự thảo Luật Báo chí sửa đổi.

Luật này được cho là ‘có nhiều điểm mới’, nhưng chi tiết quan trọng nhất là chính quyền vẫn không chấp nhận báo chí tư nhân, trong lúc vẫn duy trì những điều khoản kiểm soát người làm báo nghiêm ngặt theo ba chữ ‘đúng định hướng’.

Vậy thì các nhà báo trong nước có dám lên tiếng nói rõ suy nghĩ của họ về vấn đề liên quan mật thiết đến công việc và thu nhập của họ không?

image
Tôi đã kiên trì gọi cho hơn chục nhà báo ở TP Hồ Chí Minh và Hà Nội với mong muốn nghe được những bức xúc hoặc mong muốn của người trong cuộc.

Tiếc là câu trả lời mà tôi nhận được từ họ đều là sự thoái thác.

Người đang nắm quyền điều hành trong tòa soạn báo thì nói: “Ông thông cảm, ở vị thế của tôi, lên tiếng thì kẹt lắm”.

Người đã nghỉ hưu, không còn làm chức danh tổng biên tập thì bảo: “Thôi, tôi nghỉ rồi, tiếng nói cũng không còn trọng lượng, nói mà chi”.

Một vị khác là giảng viên trường báo chí nổi tiếng với bộ môn phỏng vấn báo chí thì lại lịch sự từ chối phát ngôn với lý do: “Tôi đang bị đau nhức ở chân… nên không nói được”.

quiet be quiet zip it
Tiếc là hôm nay tôi vào tìm lại status hôm trước nhà báo Hà Nội mạnh miệng lý giải vì sao mình ‘lên tiếng” thì ông ấy đã xóa mất rồi.

Chắc là ông ấy áp dụng quyền im lặng rồi đây.




Ben Ngô

home video lights quiet lights quiet

Cẩm nang giúp ‘muốn gì được nấy’
Senator Janet Nguyen Reacts to Frontline/ProPublic...
Nơi nào nói tới cả trăm thứ ngôn ngữ?
Bức tranh cao giá thứ hai thế giới
Tập Cận Bình đã không đạt được mục tiêu của chuyến...
Tăng Đoàn GHPGVNTN báo động giặc đã vào nhà, vận m...
Mr Bean ly hôn sau khi đã dọn nhà
Mệnh Trời?
Khi nào người Việt ngừng hại chính người Việt?
Những thiết kế logo gây tranh cãi nhất
Đập Tam Hợp: thách thức sự tồn vong của nước Tàu
Cảm ơn Tập Cận Bình!
Bla bla bla...
Kế hoạch cướp nước và bán nước hoàn hảo
Police brutally suppress demonstrations against Xi...
Muôn nẻo mưu sinh của người Việt ở New York
Câu hỏi về 'Khủng bố ở Little Saigon'
Toàn văn bài của Tập Cận Bình ở Quốc hội VN
Chủ tịch Tập Cận Bình 'bất nhất’
Tượng đài và tác hại của các cơn cuồng nộ xã hội

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.