Học một ngôn ngữ mới
thường là phần cơ bản khi chuyển tới nước ngoài, nhưng ở một số nơi đa ngôn ngữ
thì người nước ngoài sẽ cần học tối thiểu tới 2 hoặc 3 ngôn ngữ.
Theo số liệu từ
Ethnologue, một cuốn sách tham khảo về các ngôn ngữ đang tồn tại thì những nước
có số lượng lớn nhất về ngôn ngữ nói gồm có Papua New Guinea, Indonesia,
Nigeria, Ấn Độ và Mỹ, tất cả đều có hơn 300 ngôn ngữ ở mỗi xứ sở.
Để hiểu sự khác biệt
ngôn ngữ có tác động thế nào đến đời sống hàng ngày chúng tôi đã tìm tới người
dân ở đây và người nước ngoài ở những thành phố đông dân nhất, nơi mà cư dân
hàng ngày sống trong môi trường đa ngôn ngữ, hỏi họ cuộc sống như thế nào ở nơi
mà nhiều nền văn hóa và cộng đồng cùng song hành.
Cảng Moresby của
Papua New Guinea
Cảng Moresby, thành
phố lớn nhất Papau New Guinea
Papua New Guinea
(PNG) không chỉ có số lượng ngôn ngữ nói lớn nhất thế giới (hơn 800) mà còn có
chỉ số khác biệt ngôn ngữ cao nhất thế giới; nếu hai người dân được lựa chọn ngẫu
nhiên ở PNG thì đa số họ nói tiếng mẹ đẻ khác nhau. Sự khác biệt này là do địa
lý của đất nước gồm những thung lũng sâu và địa hình khó đi lại nên hàng trăm cộng
đồng và bộ tộc bị tách biệt nhau nhiều thế kỷ.
Là thủ đô và thành
phố lớn nhất ở PNG, cảng Moresby đã thu hút nhiều người từ nhiều làng quê tới
tìm việc làm, trong khi sự bùng nổ về khai thác mỏ mới đây đã lôi kéo một cộng
đồng lớn người nước ngoài, làm cho thành phố trở thành nơi sống vô cùng đa dạng.
Ở đây an ninh là mối quan tâm hàng đầu, và bạn phải rất cẩn trọng, như không
lái xe một mình, để tránh bạo lực và tệ băng đảng.
Chơi criket ở ngoài
phố tại Cảng Moresby
Thế nhưng điều đó
không ngăn trở việc trải nghiệm cuộc sống ở PNG, Clara Raven nói, bà từ London
tới đây đã gần hai năm. “Sự trải nghiệm ở đây làm đổi đời,” bà nói. “Thật là một
nơi có một không hai để sống.” Trong khi lối sống ở đây sẽ có thể không có việc
đột nhiên tự lái xe trong thành phố, nhưng lại được phép đi nghỉ cuối tuần đến
những bãi biển đẹp nhất thế giới và đi dạo núi khắp 19 tỉnh rất khác nhau của đất
nước này.
Cũng dễ dàng để đi dạo
thành phố nếu là người nói tiếng Anh vì ngôn ngữ thương mại của nước này là tiếng
Anh và nhiều người nước ngoài là người Úc. Bạn cũng thường nghe thấy tiếng Tok
Pisen, Raven nói, nó là tiếng Anh đơn giản hóa và là một trong bốn ngôn ngữ
chính của đất nước (bao gồm cả tiếng Anh, Hiri Motu và ngôn ngữ ra hiệu Papuan New
Guinea).
Phần lớn người nước
ngoài sống ở các căn nhà kiểu châu Âu do chủ hãng trả tiền ở bãi biển Ela, trên
mặt nước, phía Nam thành phố, và ở đồi Paga, ở phía Tây của bán đảo.
Jakarta, Indonesia
Mua thực phẩm ở một
chợ đêm ở Jakarta
Là thành phố đông
dân nhất ở Đông Nam Á với 11 triệu người, Jakarta thu hút người nước ngoài ở khắp
trong vùng nhờ có các cơ hội kinh tế. Do vậy ở Indonesia có hơn 700 ngôn ngữ
nói là chuyện bình thường. Đất nước này cũng có sự đa dạng địa lý tương tự như PNG
(thực tế hai nước này nằm chung ở một quần đảo) và bao gồm hơn 17.000 hòn đảo
mà chúng góp phần cho số lượng tiếng địa phương.
“Thật là thích thú;
bạn sẽ gặp những người không cùng hoàn cảnh như bạn,” Peter Richie Putra nói,
một người gốc Hoa sinh ra ở Jakarta. “Rất nhiều nền văn hóa được hòa trộn vào
nhau, đó là điều hay.”
Tính đa dạng đã làm
nên một trong những cảnh ăn uống đẹp ở đây, đặc biệt là về đêm khi các hàng
rong hoạt động. Mặc dù cũng dễ kiếm được thức ăn đường phố quanh thành phố, ta
nên tới những trung tâm Sabang, Bloc M và phố Pecenongan, ở đó có tất cả mọi thứ
như cơm rang Indonesia và bánh bao Tàu cho tới bánh tráng Trung Đông.
Cửa hàng bên hè đường
ở Jakarta
Người nước ngoài thường
sống ở các căn nhà tại khu giàu có hơn như khu Menteng, 3 km phía Bắc khu trung
tâm; ốc đảo mua sắm Thamrin, 5 km về phía Đông; và các tụ điểm vui chơi về đêm
Kemang, 10 km về phía Bắc. Những người ít tiền hơn thường thuê một phòng ở các
nhà trọ được gọi là kos-kosan.
Để làm bạn với người
địa phương, bạn phải ra khỏi khu ở của mình, Brett McGuire, người từ Aucland tới
đây đã hơn 10 năm, cho biết. “Đây là một thành phố rất sôi động. Nếu bạn sẵn
sàng ra khỏi khu ở nhiều tiện nghi của mình thì bạn sẽ thấy được nhiều điều hay
và sẽ thích thú hơn.” anh nói.
Ngôn ngữ chính thức ở
đây là tiếng Indonesia, nó giúp ta tạm hiểu được trong quan hệ ở Jakarta. “Dân ở
đây thường bảo tôi là tiếng Bahasa Indonesia dễ học. Nhưng không phải thế. Sự
thật là họ cứ để mình nói sai bét đi vì đó cũng chỉ là để phục vụ trong giao
thiệp,” McGuire nói. “Kết quả là bạn không bị bắt lỗi đối với tiếng Indonesia mức
cơ bản. Sẽ không một ai cười hoặc chỉnh sửa lỗi văn phạm của bạn. Phần lớn
(nhưng không phải tất cả) người Indonesia sẽ sướng run nếu bạn tập nói tiếng của
họ.
Lagos, Nigeria
Cười vui với nhau
Có hơn 500 nhóm chủng
tộc riêng biệt sống ở Nigeria và từng nhóm có ngôn ngữ riêng. Mặc dù nhiều ngôn
ngữ chỉ được nói ở các làng nhỏ nông thôn nhưng bạn sẽ nghe thấy nhiều trong số
ngôn ngữ đó ở Lagos, thành phố lớn nhất và thủ đô thương mại của đất nước, đặc
biệt khi ngày càng có nhiều người nông thôn di cư đến đây tìm việc làm.
“Thường người dân
nói hai hoặc nhiều ngôn ngữ ngoài tiếng Anh, là ngôn ngữ chính,” Idowu
Koyenikan nói, anh là người ở Lagos và hiện sống ở Mỹ. Sau tiếng Anh là các tiếng
chính, gồm Hausa, Yoruba and Igbo.
Nhưng với những người
muốn chuyển đến đây để học một ngôn ngữ khác thì họ sẽ phải cố gắng nhiều.
“Vùng này càng phát triển thì tiếng Anh càng chiếm ưu thế và dịp người nước
ngoài tiếp xúc với tiếng Nigerian càng ít đi,” theo tiến sỹ Laine Strutton, người
Mỹ sống ở Nigeria trong suốt thời gian học lấy bằng tiến sỹ và viết về chính trị
dầu mỏ ở vùng này trên blog riêng, Niger Delta Politics. “Tôi học tiếng Igbo một
năm và buộc phải sống ở làng nông thôn ở châu thổ sông Niger để được thực
hành.”
Phụ nữ đi làm đầu ở
Lagos
Bà nói thêm là ngôn
ngữ có thể đặc biệt tập trung ở một số nghề nhất định ở Nigeria. “Thí dụ người
Igbo điển hình là dân buôn ở chợ nên tôi đến các chợ ngoài trời để thực hành.
Người Fulani thường làm nghề mổ và bán thịt gia súc ở phía Bắc nên để có kinh nghiệm
tiếng Fulami ta phải tới các tiệm bán thịt.
Dù tiếng gì hay làm
nghề gì, người dân Lagos là những người thích vui nhộn, Koyenikan nói, và thành
phố này nổi tiếng về cuộc sống sôi động về đêm và sức sống náo nhiệt bao chùm.
Phần lớn người nước
ngoài sống trên đảo Lagos, 10 km về phía Đông Nam thành phố. Đảo này gồm cả khu
đảo Banana ở về phía Đông, với một vài địa ốc đắt nhất Châu Phi. Nhà ở ở Lagos
(thường là nhà kết hợp với căn hộ) là rất khó kiếm. “Một trong những điều đặc
biệt về thuê nhà ở Nigeria là bạn thường phải trả trước tiền thuê từ 2 đến 3
năm liền. Điều đó là cho thấy nhu cầu lớn thế nào,” Koyenikan giải thích.
Delhi, Ấn Độ
Nói chuyện với khách
hàng ở New Delhi
Có hơn 400 ngôn ngữ
nói trên toàn Ấn Độ, và ở thủ đô Delhi tiếng nói là sự hòa trộn của chúng, gồm
cả tiếng Hindi, Anh, Urdu và Punjabi. “Ở Delhi, đi bất cứ đâu, bạn cũng thấy những
người thuộc mọi tầng lớp xã hội, mọi nước, họ nói những ngôn ngữ khác nhau,”
theo Sayani Ghosh, người từ tỉnh Kolkata và đang mở công ty du lịch Peak DMC
tours của thành phố. “Sự hòa trộn này tạo cơ hội học hỏi các nền văn hóa và các
món ăn khác.”
Mặc dù dân số lớn và
đường phố đông đúc, Delhi cũng có nhiều nơi có cây xanh và công viên để các gia
đình tụ họp vào buổi tối và để các cư dân thoát khỏi nhịp độ cuồng nhiệt của cuộc
sống hàng ngày.
Cảnh đẹp của một
công viên ở New Delhi vào lúc sẩm tối
Vùng phía Nam Delhi
trước là khu dành cho người nước ngoài, nhưng gần đây đã thay đổi, bà Ghosh
nói, do người nước ngoài di dời đến các khu như trung tâm Delhi và khu Đông
Patel Nagar 6 km về phía Tây Bắc khu trung tâm. “Người nước ngoài đã bạo dạn
hơn và sống ở nơi mà người dân và cộng đồng là thực sự Ấn Độ sống như những khu
nhỏ phía Nam Delhi, nơi mà thậm chí trước đây vài năm không được ưa thích.”
Bà khuyên nên ở
Humayunpur ở Nam Delhi và Karol Bagh ở trung tâm Delhi ở đó bạn sẽ sống giữa
nơi sôi động với các cửa hiệu, nhà hàng và các chợ của thành phố. Với những người
thích kinh nghiệm với cộng đồng leo núi, bà giới thiệu khu Vasant Kunj ở chân
núi phía Tây Nam trung tâm Delhi; khu Greater Kailash ở Nam Delhi là nơi các
gia đình khá giả ưa chuộng; và khu ở thích hợp cho gia đình Safdarjung Enclave,
cũng ở Nam Delhi. Hầu hết mọi người đều sống ở các căn hộ, bà Ghosh nói sống ở
đây dễ dàng gặp mặt các hàng xóm với nền văn hóa khác.
Trong khi tiếng Anh
là ngôn ngữ viết và thương mại ta cũng nên học một ít tiếng Hindi và Punjabi vì
chúng là ngôn ngữ nói phổ cập nhất.
Los Angeles, Hoa Kỳ
Trượt ván ở khu
Venice Beach, Los Angeles
Đôi khi được gọi là
“nồi lẩu” do sự đồng hóa các nền văn hóa nhập cư đa dạng, nước Mỹ có hơn 300
ngôn ngữ nói, trong đó tiếng Anh, Tây Ban Nha và Trung Quốc là một vài tiếng
trong các tiếng được nói nhiều nhất. Thành phố đa ngôn ngữ nhất nước Mỹ là Los
Angeles do số lượng lớn người nói tiếng Tây Ban Nha đến từ Mê Hi Cô và Mỹ La
Tinh, và số dân nhập cư lớn từ Đông Á nói tiếng Hoa, Hàn và Tagalog là chủ yếu.
“Ở Los Angeles (LA)
người dân nói 2-3 ngôn ngữ là bình thường, đi từ tiếng Thụy Điển đến tiếng Hàn,
tiếng Pháp v.v..” Chris Lu nói.
Là là giám đốc nhà
hàng Freddy Smalls Kitchen and Bar ở Tây LA, ông cho hay: “Văn hoá địa phương của
chúng tôi được tạo từ quá nhiều văn hoá khác nên không còn rõ cài gì có thể là
đặc trưng cho văn hoá LA, cái gì là không.”
Đi dạo qua hội chợ
xe hàng quán ở Los Angeles
Nhìn chung, người
dân tất bật nhưng vẫn an nhàn, ông nói. “Tôi có gặp những người làm việc vất vả
nhất, nhưng ngay cả những người thành công nhất vẫn có thời gian tập yoga hoặc
đi bộ đường dài.”
Khu vực LA rất to lớn,
bao gồm tất cả Quận Los Angeles và một phần Quận Orange. Do vây, khu vực bao gồm
từ những nơi hippy hiện đại đến vùng ngoại ô êm ả.
“Santa Monica (bên bờ
biển, 15 dặm về phía Đông) và Pasadena (10 dặm về phía Đông Bắc) là hai thành
phố rất đẹp của LA thích hợp cho mọi tầng lớp,” theo bà Thi Thi Ma, người từ Việt
Nam nhập cư những năm 1980 và hiện là giám đốc Trung Tâm Best in Class
Education Center ở Koreatown.
Ông Lu đồng ý và
thêm rằng “những nơi này là rất tốt cho ai có gia đình.”
“Do nhu cầu chỗ ở
tăng nên những khu vực như Culver City, West Hollywood và Mid-Wilshire đang có
những thay đổi lớn,” Ma nói. “Những nơi này trở thành khu sang trọng nhưng vẫn
thân thiện, hợp cho cuộc sống gia đình và tiện lợi.”
Lindsey Galloway
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.