Người tị nạn Syria đến
bãi biển trên đảo Lesbos của Hy Lạp từ Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 20/10/2015.
Một trong những kẻ nổ
bom tự sát tấn công Paris hôm thứ sáu mang hộ chiếu Syria và rõ ràng là đã vượt
biên tới Hy Lạp hồi tháng trước. Việc này làm gia cường độ của cuộc tranh luận
vốn đã kịch liệt về làn sóng người di dân và tị nạn tràn vào Châu Âu.
Hộ chiếu Syria của
Muhammad – mà người ta tin là giả mạo, đã được tìm thấy gần xác của tay khủng bố
này.
Vân tay của Mohammad
giống hệt vân tay mà các giới chức Hy Lạp trên đảo Leros đã lấy hồi tháng 10,
khi một nhóm khoảng 70 thuyền nhân cập bến.
Bà Marine Le Pen,
lãnh tụ đảng Mặt trận Quốc gia Pháp, đã có phản ứng nhanh chóng đối với vụ này.
Chính khách, dự kiến sẽ giành được kết quả tốt trong cuộc bầu cử quốc hội sắp tới,
phát biểu như sau.
"Sự lan tràn của
những người di dân này tại các làng mạc và thị trấn của Pháp có thể gây ra những
nỗi sợ hãi về sự có mặt của những phần tử khủng bố, những kẻ lợi dụng sự chuyển
dịch của những khối dân này để tới nơi và tấn công chúng ta, không chỉ tại
trung tâm của thủ đô mà còn ở những thị trấn khác của nước Pháp."
Người biểu tình hô
khẩu hiệu chống di dân tại trung tâm thành phố Warsaw, Ba Lan.
Tại Ba Lan, Đảng Luật
pháp và Công lý, thuộc phe bảo thủ, mới đây đã giành được thắng lợi trong cuộc
bầu cử. Ông Konrad Szymanski, một đảng viên Đảng Luật pháp và Công lý được chỉ
định giữ chức Bộ trưởng Bộ Châu Âu Sự vụ, cảnh báo rằng nước ông có thể rút khỏi
một thoả thuận của Châu Âu về việc tái định cư người tị nạn.
"Chúng tôi chỉ
nhận họ khi nào chúng tôi có được những sự bảo đảm an ninh. Đây là một điều kiện
then chốt, và ngày hôm nay, một dấu hỏi đã được đặt bên cạnh điều kiện này tại
khắp nơi ở Châu Âu."
Các giới chức Liên
hiệp Châu Âu ở Brussels đã lên tiếng cảnh báo chống lại việc thổi phồng mối đe
dọa khủng bố trong vụ khủng hoảng di dân.
Chủ tịch Nghị viện Châu Âu, ông Martin Schulz, phát biểu như sau.
Đổ lỗi cho họ có
nghĩa là gọi nạn nhân là thủ phạm. Và đó là điều mà chúng ta dứt khoát không
nên làm.
Các nhà phân tích
cũng nêu ra một sự kiện là hầu hết những kẻ tấn công ở Paris đều là công dân của
các nước Châu Âu.
Tiến sĩ Sajjan Gohel
của Quỹ Á châu Thái Bình Dương nhận định như sau.
"Nếu nhóm Nhà
nước Hồi giáo muốn thực hiện những vụ tấn công ở Tây phương, họ không cần phải
nhập khẩu khủng bố thông qua người tị nạn. Họ có thể tuyển mộ ngay bên trong xã
hội của chúng ta."
Hội Ân Xá Quốc Tế
cũng lên tiếng cảnh báo chống lại phản ứng có tính chất phản xạ. Bà Gauri van
Gulik của tổ chức nhân quyền này phát biểu như sau.
"Những gì mà
chúng ta cần vào lúc này là giới lãnh đạo giữ cho chúng ta được an toàn mà
không gây tổn thương hay vi phạm quyền con người của những người cần được bảo vệ.
Đương nhiên, có một điều trớ trêu là những người đang bị đổ lỗi chính là những
người đang chạy trốn khủng bố, bạo động và những hành vi kinh khủng ở nước họ."
Các nhà phân tích an
ninh nói rằng nhóm Nhà nước Hồi giáo có lẽ muốn lợi dụng vụ tấn công ở Paris để
làm gia tăng những mối căng thẳng ở Châu Âu về vấn đề di dân.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.