Wednesday, November 18, 2015

Khi nào người thường dũng cảm phi thường?

image
Bạn có thể đã nghe về những câu chuyện về tinh thần dũng cảm và lòng vị tha khi cứu người trong các vụ tấn công như ở Paris. Điều gì khiến có người lấy mạng sống của mình để cứu người khác?

image
Đó là buổi tối thứ Sáu mà Ludovico Boumbas tới nhà hàng Belle Equipe ở Paris để thưởng thức bữa ăn sinh nhật yên ả của một người bạn và vụ xả súng đã xảy ra tại chính nhà hàng này.

image
Ông đáng ra đã có thể núp để tránh đạn của khủng bố, nhưng khi ông nhìn thấy một tay súng bắn vào một người phụ nữ gần đó, một bản năng khác đã vượt lên. Bạn bè nói rằng Boumbas lao về phía trước hướng đạn bay, và đã cứu được người phụ nữ trong khi kết thúc cuộc đời của mình.

image
Vào ngày hôm trước, cách Paris 2000 dặm về phía đông, Adel Termos ở Beirut đã thể hiện bản lĩnh vị tha tương tự. Nhìn thấy một người đàn ông mặc một áo vét gài chất nổ tiến gần một đám đông, anh đã vật kẻ đánh bom liều chết này xuống đất và kích hoạt trái bom, một hành động hẳn đã cứu nhiều mạng sống.

image
Hai người đàn ông bình thường đã thể hiện sự dũng cảm phi thường khi có các sự kiện hung tàn xảy ra. Trong khi thế giới còn chưa hết bàng hoàng trước các sự kiện trong vài ngày qua, bạn có thể biết thêm các câu chuyện khác về hành động anh hùng.

Tại sao một số người thể hiện sự dũng cảm tuyệt vời tới như vậy? Đối với những người hy sinh mạng sống của mình, chúng ta không bao giờ có thể biết những gì hiện lên tâm trí của họ khi đó, nhưng David Rand tại Đại học Yale đã nghiên cứu nhiều hành động anh dũng tương tự diễn ra thường ngày và cố hiểu xem những suy nghĩ đằng sau hành động vị tha - và những phát hiện của ông có thể làm lóe lên một tia sáng trong trong những giây phút đen tối này.

Các nghiên cứu trước đó của Rand đã đánh giá một câu hỏi cơ bản hơn: chúng ta có bản chất cố nhiên ích kỷ hay vị tha? Một cách giải thích là phản ứng tự động của chúng ta trước bất kỳ sự kiện nào là làm những gì chúng ta có thể cho chính mình, và chúng ta sẽ chỉ làm những việc thiện khi chúng ta đã tính toán rằng sẽ có một phần thưởng lớn hơn sau đó.

Các nhà tâm lý học nói rằng làm việc tốt cần phải có nỗ lực chủ ý và có ý thức khiến đè bẹp được phản ứng tự phát tồi tệ trong mỗi con người chúng ta.

image
Trong khi tưởng nhớ các nạn nhân, chúng ta có thể học hỏi từ các tấm gương dũng cảm.

Tuy nhiên, trong các thử nghiệm của mình trong phòng thí nghiệm, ông Rand phát hiện thấy điều ngược lại: thời gian để suy ngẫm càng ít thì người ta lại có hành động vị tha nhiều nhất. Ví dụ như ông yêu cầu người tham gia thí nghiệm chơi trò chơi đơn giản để thắng tiền. Ông phát hiện ra rằng họ có nhiều khả năng chia sẻ tiền của họ với những người chơi cùng nếu họ vội, và khiến họ phải hành động theo trực giác hơn là hành động có phân tích. Tất nhiên là có một số sự khác biệt giữa những người tham gia thử nghiệm nhưng trung bình, có vẻ như con người là vốn dĩ có thái độ hợp tác và tử tế. Họ không phải suy nghĩ trước khi hành động, họ chỉ hành động bằng trực giác và hành động của họ là công bằng. "Chúng ta vốn dĩ đã có tinh thần hợp tác," ông Rand nói.

Nói như vậy không phải là để nói rằng hành vi hợp tác này là không có lợi về lâu dài; Những người có tính cách hợp tác có thể có nhiều khả năng để gặt hái phần thưởng trong tương lai, vì vậy có lẽ tất cả chúng ta đều biết rằng cứ tử tế thì thế nào cũng sẽ được đền đáp. Nhưng ý tưởng rằng con người hào phóng một cách tự nhiên và do trực giác có thể có phần nào lạc quan hơn so với ý tưởng rằng những ham muốn ích kỷ của chúng ta chỉ bị khuynh đảo khi đã tính toán và suy nghĩ kỹ.

movies halloween childhood thinking nightmare before christmas
Tuy nhiên ông Rand không chỉ quan tâm nghiên cứu về chia sẻ tiền bạc. "Tôi rất tò mò không biết liệu hành vi của chúng ta có như vậy khi rủi ro cao hơn hay không," ông nói, vì vậy ông đã tiến hành nghiên cứu "chủ nghĩa vị tha ở mức thái quá", tức là loại sự kiện như chúng ta đã thấy xảy ra ở Paris và Beirut.

image
Ông đã nghiên cứu về những người từng giành được Huân chương Anh hùng Carnegie, là những thường dân đã mạo hiểm tới mạng sống của mình để cứu người khác. Ví dụ như ông tìm hiểu về trường hợp Christine Marty, người đã bơi qua nước lũ sâu ở Pennsylvania để cứu một người hưu trí khỏi bị chết đuối trong chiếc xe của mình.

image
Hoặc Kermit Kubitz, người đã nhìn thấy một vụ đâm dao trong tiệm bánh gần nơi mình ở. "Tôi chỉ có hai ý nghĩ: một, 'Tôi phải tống được hắn ta ra khỏi cửa", và hai,'Trời ơi, gã này cũng có thể giết chết tôi," ông kể lại. “Và kết cục là tôi đã bị đâm dao vào sườn."

image
Sử dụng tin đưa trên truyền thông vào thời điểm có những câu chuyện về những tấm gương anh hùng này, ông Rand thu thập lời kể lại về 50 người giành huân chương anh hùng vì những việc làm tốt của họ. Một nhóm nghiên cứu độc lập sau đó cho điểm các mô tả dựa trên các yếu tố tâm lý khác nhau để xem liệu họ dường như thể hiện quyết định từ trực quan hay liệu việc họ có hành động dũng cảm là kết quả của chủ ý, tức là khi họ phải thuyết phục bản thân rằng đó là điều đúng đắn cần phải làm.

Kết quả chung là đa số - khoảng 90%- các hành động dường như được dựa vào bản năng. 

cat life superman real saves
Quan trọng hơn, họ đã thực hiện các quyết định, ngay cả khi họ đã có thể có đủ thời gian để đắn đo và suy nghĩ, và có lẽ thậm chí còn có thời gian để thuyết phục bản thân là sẽ không giúp. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, những người này không hề nghi ngại: trong vòng chưa tới một giây họ biết rằng cần phải hành động vì lợi ích của người khác, thậm chí nếu điều nó có nghĩa là mạo hiểm mạng sống của mình. "Hầu như trên bảng điểm, đó là phản ứng trực giác và tự động cao," ông nói.

image
Những người sống sót sau vụ tấn công tàu điện ngầm ở London năm 2005 thường nói về lòng tốt của những người không quen biết.

Hãy xem xét ví dụ khi Daryl Starnes, người đàn ông 70 tuổi đã nhảy vào một chiếc xe đang cháy để cứu người phụ nữ bên trong. "Tôi chỉ làm những gì tôi cảm thấy tôi cần phải làm.

Tôi không nghĩ về một người nào đó sẽ đao to búa lớn về sự kiện này," ông nói sau này.

Phản ứng của Marty là tự nguyện tương tự như cô ấy đã cứu người chết đuối." Tôi rất bằng lòng với việc mình đã có thể làm vậy mà chẳng nghĩ gì khi hành động," cô nói.

thinking cute sad kid
Ông Rand giải thích như sau. Não bộ chúng ta có hai cách hoạt động, có thể tạm gọi là “nghĩ nhanh” và “nghĩ chậm”. Nghĩ chậm là có ý thức, phân tích và logic, trong khi nhanh kể như là lái tự động, được tạo từ thói quen, có thể phản ứng khi được thông báo vào một thời điểm nào đó. Mặc dù những hành động anh hùng có vẻ như xảy ra bất chợt, ông Rand cho rằng những người vị tha nhất đã thai nghén khuynh hướng vị tha của mình trong đời sống hàng ngày của họ, và do đó việc giúp đỡ người khác là một phần trong cơ chế tự động "nghĩ nhanh".

Điều này có thể được kết hợp với phản ứng tức thì và sự đồng cảm mạnh. Bằng chứng từ những người có lòng vị tha cao cả là não của họ phản ứng rất mạnh trước xúc cảm của sự sợ hãi và đau khổ. "Tình cảm là lực đẩy cho bạn khi bạn có trực giác kiểu này," ông Rand nói. Kết quả là khi họ phải đối mặt khủng hoảng, cơ chế nghĩ nhanh này đã nổi trội, khiến họ hành động trước khi bị sự nghi ngờ lấn át.

life pole telephone saves
Quan trọng hơn, ông Rand cho rằng tất cả chúng ta có thể học hỏi từ những hành động tốt của họ. "Nếu có thói quen hợp tác, điều đó sẽ trở thành mặc định, và có nghĩa là bạn có nhiều khả năng hành động theo cách đó trong các bối cảnh khác," ông nói. "Bạn nuôi dưỡng thói quen về phẩm giá."

Khi đối mặt với khủng bố, điều tự nhiên là sẽ có một cái nhìn đen tối của nhân loại – sự sợ hãi và nghi ngại sẽ chi phối suy nghĩ của chúng ta. Nhưng những câu chuyện của Boumbas, Termos và những Người hùng Carnegie nhắc nhở chúng ta rằng lòng vị tha và hành động anh hùng cũng có thể trở thành bản năng thứ hai của chúng ta. Bản năng không thể bị dập tắt ngay cả trong hoàn cảnh khủng khiếp nhất.



David Robson

hero homeless

Vẽ bản đồ là cách thể hiện quan điểm?
Khủng bố IS và Sự đối phó của Hoa Kỳ
Nhìn Myanmar, nghĩ về Việt Nam
Cái bóng của Mặt Trăng
Tình hình không còn như trước nữa
Nhiều tiểu bang ở Mỹ nói ‘không’ với người tị nạn ...
Bí ẩn những chuyến tàu ma ở Anh
IS là gì và nguy hiểm tới đâu?
Hãnh diện là người Việt Nam ?
Dục vọng
Đúng hay sai ?
Nhà nước Hồi giáo thay đổi chiến thuật
Bản đồ Mỹ do Hà Nội in
Gặp nhau trong chuyến du lịch khiến yêu nhau tới t...
Ba nhóm tham gia tấn công Paris
Nhớ Mùa Thu Hà Nội
Thiếu tình hữu nghị Việt Trung
Cảnh sát Mỹ, Nhật, Singapore, Việt Nam biểu diễn q...
Nhìn mồ hôi, đoán cảm xúc
Tấn công Paris là 'hành động gây chiến'

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.