Tuesday, November 10, 2015

Tập Cận Bình đã không đạt được mục tiêu của chuyến thăm Việt Nam

image
Những giới hạn trong chuyến viếng thăm đúng thời điểm của chủ tịch Trung Cộng để củng cố vị thế của Bắc Kinh.

Khi chủ tịch Trung Cộng (TC) Tập Cận Bình nói chuyện trước quốc hội VN, như dự đoán ông đã nhấn mạnh đến quan hệ lâu dài về kinh tế và tư tưởng giữa hai nước. Tuy nhiên, ngoài hình thức ngoại giao tế nhị, cuộc viếng thăm và bài diễn văn - lần đầu tiên của một chủ tịch TC trong thập niên qua - đã được sắp xếp và tính toán một cách rất chiến lược nhằm gây ảnh hưởng vào tiến trình chính trị của VN, kể cả kết quả của đại hội đảng vào đầu năm 2016 khi các chức vụ cao cấp của đảng Cộng sản sẽ được bố trí và các chính sách cho 5 năm tới sẽ được định đoạt.

image
Chuyến viếng thăm của ông Tập đã làm dấy lên các cuộc biểu tình hiếm hoi chống TC tại Hà Nội và Sài Gòn, lúc đầu được ngó lơ sau đó bị dập tắt một cách thô bạo. 

image
Các biểu ngữ yêu nước đòi TC rút khỏi biển Đông, nơi mà hai bên đang tranh chấp chủ quyền. Những người biểu tình mặc áo thun in hình mặt ông Tập với dấu "X" ngang trán, trong khi nhiều người trên mạng chuyền nhau thỉnh nguyện thư trên Facebook kêu gọi chính phủ hãy rút lại lời mời viếng thăm. Những hoạt động "chống Tập" khác, kể cả cuộc mít-tinh của một hội bóng đá chống TC, có lẽ không được chính phủ định hướng, đã bị đàn áp một cách tàn bạo.

image
Phản ứng thất thường của nhà cầm quyền cho thấy sự chia rẽ giữa hai nhóm thân TC và thân Mỹ bên trong độc đảng chính trị tại VN. Phe nhóm cải cách và càng ngày càng thân Mỹ của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang thắng thế trước đại hội đảng, bởi ông ta đã có phản ứng mạnh với TC trong việc tranh giành chủ quyền vừa qua. Phe thân TC, cầm đầu bởi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Bộ trưởng BQP Phùng Quang Thanh, đã trở nên yếu thế bởi vì bị xem như là nhượng bộ khi TC đem giàn khoan khủng vào vùng biển Việt Nam giữa năm 2014.

image
Sự kiện đó đã châm ngòi những cuộc bạo động chống TC khiến các cơ xưởng đầu tư của ngoại quốc bị đập phá, ít nhất ba công dân TC bị sát hại, và buộc chính phủ Bắc Kinh di tản hàng ngàn công dân. Trong lúc đó, Nguyễn Tấn Dũng đã chọn vị thế chủ nghĩa dân tộc, mạnh mẽ kêu gọi TC thu hồi giàn khoan và tôn trọng chủ quyền của VN. 

Mặt khác, sự ngoại giao dè dặt của Phùng Quang Thanh đã tránh một cuộc giao tranh toàn diện, nhưng dù sao đi nữa những va chạm này đã đẩy mối quan hệ song phương đến mức tồi tệ nhất trông thấy kể từ khi hai bên đụng độ trong một cuộc chiến tranh biên giới ngắn ngủi nhưng đẫm máu năm 1979.

Chuyến viếng thăm của ông Tập, được quảng bá như một cố gắng để hàn gắn mối quan hệ song phương đã bị rạn nứt, diễn ra vào thời điểm ngoại giao rất tế nhị. 

image
Chưa bao giờ TC chuyển qua dùng chiến thuật thô bạo tại biển Đông như cảm nhận từ bên trong VN. Những đảo nhân tạo mà TC bồi đắp gần đây - với những phi đạo mà các nhà phân tích quân sự tin rằng có thể dùng để máy bay TC ném bom các mục tiêu của VN nếu một cuộc chiến xảy ra - đã làm gia tăng nỗi lo ngại là TC đang nhắm đến việc quân sự hóa và kiểm soát các tuyến lưu thông hàng hải trong vùng biển rộng lớn này. Các bloggers VN theo chủ nghĩa dân tộc đang so sánh sự bành trướng này như sự sát nhập vùng tự trị Tibet và Xinjiang vào lãnh thổ TC.

Những hành động của TC đã kéo Mỹ thêm công khai đứng về phía VN, cho dù trên danh nghĩa là để bảo đảm tự do lưu thông hàng hải. 

http://baomai.blogspot.com/
Tổng thống Mỹ Barrack Obama đã lên tiếng phản đối mọi hành động quân sự hóa biển Đông lúc ông Tập viếng thăm Washington vào cuối tháng 9. Chỉ vài ngày trước khi ông Tập đến Hà Nội, Washington đã gởi một chiến hạm đến bên trong vùng 12 hải lý của khu vực đảo nhân tạo trong quần đảo Spratly đang bị tranh chấp. TC phản ứng bằng hành động cho một chiến đấu cơ có gắn hỏa tiễn bay "tập dợt" gần bờ biển VN.

Động thái can thiệp của hải quân Mỹ sẽ làm gia tăng ảnh hưởng của phe Nguyễn Tấn Dũng trong thời gian chuẩn bị đại hội Đảng. Đồng minh của thủ tướng Dũng đã ở trong vị thế tốt để chuẩn bị nắm trọn 4 ghế quyền lực nhất của Đảng là: thủ tướng, chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, và tổng bí thư. 

Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng hai nhiệm kỳ đã tồn tại sau các cuộc tranh giành quyền lực trong đảng, được cho là sẽ nắm chức vụ tổng bí thư đảng đầy quyền lực, chức vụ này đang trong tay Nguyễn Phú Trọng - một người thân TC. Nếu đúng như dự đoán, Nguyễn Tấn Dũng, một người phe thân Mỹ, sẽ cầm đầu nhóm bốn người hợp nhất mà một số nhà phân tích nhận định ông sẽ là người lãnh đạo quyền lực nhất của đảng mà VN có từ thập niên 1990s.

image
Nguyễn Tấn Dũng, chưa bao giờ thăm viếng Bắc Kinh trong suốt thời gian 9 năm làm thủ tướng, đã hành động cương quyết để chặt bớt ảnh hưởng của phe thân TC, đặc biệt trong lãnh vực quân sự. 

Vào tháng 7, ông Dũng đã đạo diễn màn thuyên chuyển hai tướng thân cận của bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh chịu trách nhiệm an ninh thủ đô Hà Nội ngay sau khi ông Thanh nhập viện bên Pháp để trị bệnh phổi. 

Hai vị trí trên đã được thay thế ngay bởi các quân nhân trung thành với ông Dũng. Trong một cuộc tranh giành quyền lực khác, ngay sau ngày ông Tập nhận lời mời thăm viếng VN của tổng bí thư Trọng vào tháng 9, ông Dũng đã đạo diễn màn thanh tra các cơ sở kinh doanh của Bộ Quốc Phòng, kể cả một công ty lớn mà con trai của bộ trưởng Thanh quản lý.

image
Các nhà phân tích tin rằng chuyến đi thăm viếng giữa hai Đảng CS của ông Tập nhằm để nâng cao tầm ảnh hưởng của phe thân Cộng qua các đàm phán về kinh tế. Trước chuyến thăm của ông Tập, Ủy ban Trung Ương Đảng CS TC đề cao các hợp tác song phương bằng cách liên kết đề xướng "Vòng Đai và Tuyến Đường", mạng lưới trao đổi thương mại Đông - Tây, với đề xướng "Hai Hành Lang, Một Vòng Đai Kinh Tế", một kế hoạch phối hợp khởi xướng vào năm 2008. Trong buổi gặp gỡ riêng với tổng bí thư Trọng, ông Tập hứa sẽ cho mượn 158 triệu USD trong thời gian 5 năm để hoàn thành một công trình xây cất đường tàu cao tốc. Ông Tập cũng nói TC sẽ tìm cách để giảm thặng dư mậu dịch với VN, mức thặng dư lớn và càng ngày càng gia tăng lên đến gần 25 tỉ USD năm 2014.

Ông Tập cũng đề nghị sẽ cho VN hưởng những điều khoản giống như trong bản hiệp định sẽ công khai của Trans-Pacific Partnership (TPP) do Mỹ chủ trì. TPP là một hiệp định thương mại đa phương, nếu được cả 12 nước ký chấp thuận, sẽ bao gồm 40% kinh tế của thế giới. TC rõ ràng bị loại trừ ra khỏi hiệp định này. Theo các phân tích ban đầu thì VN được dự đoán sẽ hưởng lợi nhiều nhất khi tham gia TPP với xuất khẩu sẽ tăng 28% trong thập niên đầu tiên của hiệp định. Hiệp định này cũng sẽ làm VN bớt lệ thuộc vào TC hiện là đối tác thương mại lớn nhất cũng như vấn đề chính trị tế nhị, qua việc gia tăng xuất khẩu qua Mỹ, Nhật, Úc, và các nước thành viên khác.

image
Tài trợ các công trình hạ tầng cơ sở bằng cách cho vay nợ có lẽ đã tạo ảnh hưởng quyền lực mềm mạnh hơn vào lúc khởi đầu phát triển kinh tế của VN và trước khi Bắc Kinh tuyên bố giành chủ quyền 80% biển Đông. Ông Tập đã không nhắc đến rõ ràng vấn đề tranh chấp chủ quyền biển Đông của hai bên khi nói chuyện trước quốc hội VN, mà chỉ lập lại những lời nói sáo vô vị là làm thế nào các "thử thách" song phương phải được kiểm soát và kiềm chế "đúng mức". Sự hiện diện của chiến hạm hải quân Mỹ gần khu vực tranh chấp trong lúc này sẽ kiềm chế Bắc Kinh không sử dụng vũ lực để gây ảnh hưởng kết quả của đại hội Đảng sắp tới. Trong khi chuyến thăm viếng của Tập Cận Bình diễn ra đúng thời điểm để cải thiện vị thế của TC đang xấu đi đối với VN, nhưng về mặt chiến lược dường như ông Tập đã bắn trật mục tiêu.




Nguồn: http://thediplomat.com/2015/11/chinas-xi-misses-the-mark-on-vietnam-visit/

movie lucy liu owen wilson jackie chan lucyliuedit
Chinese…Chinese…Chinese

Tăng Đoàn GHPGVNTN báo động giặc đã vào nhà, vận m...
Mr Bean ly hôn sau khi đã dọn nhà
Mệnh Trời?
Khi nào người Việt ngừng hại chính người Việt?
Những thiết kế logo gây tranh cãi nhất
Đập Tam Hợp: thách thức sự tồn vong của nước Tàu
Cảm ơn Tập Cận Bình!
Bla bla bla...
Kế hoạch cướp nước và bán nước hoàn hảo
Police brutally suppress demonstrations against Xi...
Muôn nẻo mưu sinh của người Việt ở New York
Câu hỏi về 'Khủng bố ở Little Saigon'
Toàn văn bài của Tập Cận Bình ở Quốc hội VN
Chủ tịch Tập Cận Bình 'bất nhất’
Tượng đài và tác hại của các cơn cuồng nộ xã hội
Đến lượt Mỹ cảnh báo về nguy cơ xung đột
Vì sao nữ sống lâu hơn nam?
Chủ nghĩa dân tộc: 'chơi dao có ngày đứt tay'
Chúng ta có thể làm được gì cho đất nước?
Góp ý: 'Chúng ta có thể làm gì cho đất nước?'

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.